Học sinh người Mông thêu bộ trang phục đón Tết trong 3 tháng

08/12/2017 08:48

(Baonghean.vn) - Thêu váy, áo, thắt lưng dường như là một công việc quen thuộc không chỉ của các bà, các mẹ, các chị lớn tuổi mà còn là công việc của học sinh nữ người Mông mỗi khi sắp sửa đón Tết. Vì sự cầu kỳ của chiếc váy áo truyền thống, nhiều học sinh phải thêu trong cả mấy tháng trời.

1.Dịp này đến các khu trọ nơi có các em học sinh người dân tộc Mông ở chúng ta rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh các em say sưa với từng đường kim mũi chỉ, để tạo những mộ trang phục của dân tộc mình bằng những đôi tay khóe léo. Ảnh: Đình Tuân
Dịp này, đến các khu trọ nơi có các em học sinh người Mông ở các huyện miền núi, rất dễ bắt gặp hình ảnh các em say sưa với từng đường kim mũi chỉ, để tạo những bộ trang phục của dân tộc mình bằng những đôi tay khóe léo. Ảnh: Đình Tuân

1.Em Lầu Y Giải, ở bản Tổng Khư, xã Na Ngôi  (Kỳ Sơn), thay vì học ở Kỳ Sơn em lại đăng ký học ở Trường THPT DTNT Tương Dương 1 vì gần nhà hơn so với lên học ở Kỳ Sơn, em cho biết “ năm học lớp 7 khi đó em mới 12 tuổi em đã biết thêu, không chỉ có em mà gần như các bạn của em đều biết thêu vạ tự thuê đồ cho mình. Ảnh: Đình Tuân
Em Lầu Y Giải, ở bản Tổng Khư, xã Na Ngôi (Kỳ Sơn),học ở Trường THPT DTNT Tương Dương 1. Em Lầu Y Giải cho biết “Năm 12 tuổi em đã biết thêu. Không chỉ có em mà gần như các bạn của em đều biết thêu và tự thêu đồ cho mình. Ảnh: Đình Tuân
3.    Mỗi bộ đồ họ bán 3 đến 4 triệu, nhà em nghèo em không có tiền để mua. Nên tranh thủ buổi trưa hoặc các buổi chiều không đi trường em đều tranh thủ thuê để tết có đồ mới để mặc. Em Lầu Y Dủ, học sinh lớp 10K Trường THPT DTNT Tương Dương 1 cho biết. Trong ảnh Dủ đang thêu thắt lưng. Ảnh: Đình Tuân
Hiện nay, trên thị trường có những bộ váy áo cho phụ nữ Mông với giá từ 3 đến 4 triệu đồng/bộ. Vì vậy, các học sinh nữ tự tay thêu váy áo khi có thời gian rảnh rỗi để Tết có đồ mới mặc. Em Lầu Y Dủ, học sinh lớp 10K Trường THPT DTNT Tương Dương 1 cho biết. Ảnh: Đình Tuân

4.Tất cả mọi chi tiết từ những hoa văn nhỏ nhất đều được thêu chỉ tay hoàn toàn. Các hoa văn có thể là hoa văn hình học, hao đào, hoa mận, các loại cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp quen thuộc… tùy theo óc tưởng tượng và độ khéo léo của người thêu. Màu sắc chủ đạo là màu hồng, xanh, đen, vàng, tím và đỏ. Từng đường kim mũi chỉ, kích thước trên toàn bộ hoa văn trong mảnh vải được tính toán cẩn thận, vì chỉ cần nhầm một mũi là phải gỡ ra làm lại.
Tất cả mọi chi tiết từ những hoa văn nhỏ nhất đều được thêu chỉ tay hoàn toàn. Các hoa văn có thể là hoa văn hình học, hoa đào, hoa mận, các loại cây trồng, vật nuôi và sản phẩm nông nghiệp quen thuộc… Tùy theo óc tưởng tượng và độ khéo léo của người thêu. Màu sắc chủ đạo là màu hồng, xanh, đen, vàng, tím và đỏ. Từng đường kim mũi chỉ, kích thước trên toàn bộ hoa văn trong mảnh vải được tính toán cẩn thận, vì chỉ cần nhầm một mũi là phải gỡ ra làm lại. Ảnh: Đình Tuân

5.Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn may, thêu từng chi tiết của trang phục nên hiện nay, dù có một số công đoạn được may (thay vì khâu tay như trước) thì để làm một bộ trang phục nữ của người Mông cũng mất khá nhiều thời gian. Riêng may phần thô thì một bộ trang phục cũng mất nhiều thời gian, còn phần thêu thì hàng tuần. Trong ảnh là chiếc áo mà Lâu Y Giải vừa thêu xong. Ảnh: Đình Tuân
Chính bởi sự tỉ mỉ trong từng công đoạn nên để làm một bộ trang phục nữ của người Mông cũng mất khá nhiều thời gian. Sau phần thô thì phần thêu cũng mất hàng tuần, hàng tháng. Trong ảnh là chiếc áo mà Lầu Y Giải vừa thêu xong. Ảnh: Đình Tuân

6.Từ xa xưa, bộ trang phục truyền thống này luôn được lưu giữ trong cộng đồng và được người Mông sử dụng trong các dịp lễ hội. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là một trong những chi tiết quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Trang phục truyền thống không chỉ mang đậm bản sắc văn hóa, mà còn chứa đựng những giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử của từng tộc người.. Một nét độc đáo trong phong tục của người Mông là phụ nữ phải tự tay đan khăn, thêu thùa tạo thành chiếc váy cho riêng mình trong các dịp lễ Tết hay đi lấy chồng. Ảnh: Đình Tuân
Từ xưa, bộ trang phục truyền thống này luôn được lưu giữ trong cộng đồng và được người Mông sử dụng trong các dịp lễ tế. Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là một trong những cái quan trọng đầu tiên để nhận biết và phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác. Một nét độc đáo trong phong tục của người Mông là phụ nữ phải tự tay đan khăn, thêu váy áo cho riêng mình trong các dịp lễ Tết hay trước khi lấy chồng. Ảnh: Đình Tuân

Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất

x
Học sinh người Mông thêu bộ trang phục đón Tết trong 3 tháng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO