Học sinh Việt Nam có cơ hội nhận Bằng chứng nhận từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga

30/11/2015 14:34

140 trên tổng số 322 bài thi được gửi sang Nga để xét tặng Bằng chứng nhận từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Đó là thông tin đáng chú ý tại lễ bế mạc kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố (ITOT) lần thứ 37 vừa qua.

Lễ bế mạc kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố (ITOT) lần thứ 37
Lễ bế mạc kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố (ITOT) lần thứ 37

Được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam, ITOT năm 2015 do Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội) đại diện tổ chức với sự tham gia của gần 600 thí sinh đến từ 11 trường THCS và 13 trường THPT tại 8 tỉnh thành: Hà Nội, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nam Định, Hải Dương, Hải Phòng.

PGS.TS Lê Anh Vinh (Trường ĐH Giáo dục) cho biết: Kỳ thi đã diễn ra vào 2 ngày 11/10 và 25/10 tại Trường THCS Giảng Võ.

Trong ngày thi thứ nhất, các thí sinh phải vượt qua 5 câu hỏi trong vòng 4 tiếng. Ngày thi thứ 2, các bạn có 7 thử thách trong thời gian 5 tiếng.

Đề thi của Kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố được ra bởi Ủy ban của Viện Hàn lâm khoa học Nga có chất lượng chuyên môn cao.

Những bài khó nhất ngày thi thứ 2 của khối THPT được đáng giá tương đương với những bài khó của kì thi Toán quốc tế IMO.

Sau khi Ban giám khảo hoàn thành công tác chấm thi và có sự thống nhất với Ban tổ chức kỳ thi tại Nga, đã đề xuất xét giải cho các thí sinh xuất sắc với tỉ lệ đạt giải không quá 60% và giải nhất/ nhì/ba tương ứng 1/2/3 theo thông lệ quốc tế.

Các thí sinh đat điểm tiêu chuẩn sẽ được dịch bài ra tiếng Anh và gửi sang Viện Hàn lâm Khoa học Nga để xét tặng bằng khen của Viện.

Như vậy, sau gần 2 tháng tổ chức, kỳ thi kết thúc với 189 giải chính thức (khối THCS), trong đó có 33 giải nhất, 63 giải nhì, 93 giải ba.

Khối THPT đạt 133 giải chính thức với 33 giải nhất, 40 giải nhì và 60 giải ba.

Ngoài giải cá nhân, Ban tổ chức cũng có xét giải đồng đội dựa trên điểm trung bình của 10 thí sinh cao điểm nhất mỗi đội.

Ở khối THCS, 3 trường dẫn đầu là Hà Nội - Amsterdam, Cầu Giấy và Giảng Võ. Ở khối THPT, 3 trường dẫn đầu là THPT chuyên Khoa học tự nhiên, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam và chuyên ĐH Sư phạm.

PGS.TS Lê Anh Vinh cũng cho biết: Kỳ thi Toán quốc tế giữa các thành phố được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1980 tại Nga.

Các thức tổ chức của kì thi nhằm giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh cho thí sinh bằng cách cho phép Ban tổ chức địa phương tự tổ chức, chấm và trao giải. Sau đó, các bài làm tốt nhất sẽ được dịch và gửi sang Ban tổ chức tại Nga để xét tặng Bằng chứng nhận Quốc tế.

Năm 1984, kỳ thi giành được nhiều sự chú ý trên toàn thế giới khi trở thành một ủy ban trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Số lượng thí sinh tham gia tiếp tục phát triển nhanh chóng với khoảng 100 nghìn học sinh đến từ 120 thành phố trên 25 nước đã tham gia thường niên, trong đó có 1.500 thí sinh đạt được Bằng chứng nhận của Viện Hàn lâm Khoa học Nga.

Theo GDTD

TIN LIÊN QUAN

Mới nhất
x
Học sinh Việt Nam có cơ hội nhận Bằng chứng nhận từ Viện Hàn lâm Khoa học Nga
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO