Học sinh Việt Nam vượt Mỹ về Toán và Khoa học

Trong lần đầu tiên tham gia chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), học sinh Việt Nam đạt điểm trung bình môn Toán và Khoa học cao hơn so với học sinh Mỹ và vương quốc Anh.
Ngoài ra, theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được công bố ngày 3/12, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh Việt Nam đứng thứ 8 thế giới.
Chương trình đánh giá được thực hiện với 510.000 học sinh độ tuổi 15 trong năm 2012 ở 65 nước trên thế giới.
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được công bố ngày 3/12, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh Việt Nam đứng thứ 8 thế giới.
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) được công bố ngày 3/12, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh Việt Nam đứng thứ 8 thế giới.
Các trường châu Á thống trị các vị trí đầu của bảng xếp hạng. Báo cáo cho thấy học sinh Thượng Hải (Trung Quốc) đứng đầu ở cả 3 nội dung đánh giá về toán học, nghiên cứu khoa học và khả năng đọc. Được biết, đến nay Trung Quốc không tham gia chương trình PISA như là một quốc gia, nhưng được đại diện bởi các thành phố có hiệu suất cao như Thượng Hải và Hong Kong
Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản được xếp hạng cao nhất về tất cả các nội dung.
Andreas Schleicher ở Tổ chức OECD, phụ trách chương trình đánh giá PISA, đã nhấn mạnh Việt Nam là "ngôi sao thành tích". Quốc gia Đông Nam Á này đã bước vào top 10 về khoa học và vượt trội so với nhiều hệ thống giáo dục phương Tây trong đó có Mỹ.
Vương quốc Anh đang tụt lại phía sau các đối thủ toàn cầu trong chương trình đánh giá này, không lọt vào top 20 trong Toán học, Đọc hiểu và Khoa học.
Các nước xếp hạng thấp nhất trong bảng xếp hạng quốc tế này là Peru và Indonesia. OECD cho biết khoảng cách giữa đầu và cuối của xếp hạng này tương đương với sáu năm học tập.
Khởi xướng từ năm 2000, chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đã trở thành xếp hạng có ảnh hưởng nhất về giáo dục quốc tế, dựa trên các bài kiểm tra được thực hiện bởi hơn 500.000 học sinh trong độ tuổi 15. PISA được đánh giá qua 3 môn: Đọc hiểu, Toán và Khoa học. 
Về môn Toán, học sinh Thượng Hải dẫn đầu PISA năm 2012 với điểm trung bình 613 điểm, thứ nhì là Singapore (573 điểm), thứ ba là Hong Kong (561 điểm). Học sinh Việt Nam xếp thứ 17 với 511 điểm. Học sinh Mỹ xếp thứ 36 với 481 điểm so với mức điểm trung bình của OECD là 494 điểm. Điểm trung bình của học sinh vương quốc Anh xếp thứ 26.
Về khả năng Đọc hiểu, học sinh Thượng Hải tiếp tục dẫn đầu PISA 2012 với điểm trung bình 570 điểm, thứ nhì là Hong Kong (545 điểm), thứ ba là Singapore với 542. Học sinh Việt Nam xếp thứ 19 với 508 điểm trong khi học sinh Mỹ đạt 498 điểm (mức trung bình của OECD là 496 điểm). Điểm trung bình của học sinh vương quốc Anh xếp thứ 23.
Về Khoa học, học sinh Thượng Hải vẫn dẫn đầu với 580 điểm, học sinh Hong Kong xếp thứ 2 (555 điểm), thứ ba là học sinh Singapore (551 điểm). Học sinh Việt Nam xếp thứ 8 với 528 điểm, học sinh vương quốc Anh xếp thứ 21. Học sinh Mỹ đạt 497 điểm so với mức điểm trung bình của OECD là 501 điểm.
Tổng thư ký của OECD, Angel Gurria, nhận định: "Đây là lúc cấp bách hơn bao giờ hết rằng những người trẻ tuổi cần tìm hiểu những kỹ năng cần thiết để thành công. Trong nền kinh tế toàn cầu, khả năng cạnh tranh và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai sẽ phụ thuộc vào những gì mọi người có thể làm với những gì họ biết. Giới trẻ là tương lai, do đó, mỗi quốc gia phải làm tất cả mọi thứ có thể để cải thiện hệ thống giáo dục và triển vọng của các thế hệ tương lai".
Theo Dân trí

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.