Hồi hộp chờ báo cáo Nga can thiệp bầu cử Anh

(Baonghean.vn) - “Nga đã làm gì trong cuộc bầu cử ở Anh hồi năm ngoái?” - dư luận Anh đang chờ đợi có được câu trả lời chính xác trong tuần này khi Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội tuyên bố sẽ công bố bản báo cáo trước khi Quốc hội bắt đầu kỳ nghỉ hè.

Sự can thiệp có hệ thống?

Với những chi tiết được dự đoán là có liên quan đến Thủ tướng Boris Johnson, nhiều người lo ngại bản báo cáo có thể tạo nên sóng gió trên chính trường Anh giống như những gì đã từng xảy ra với chính trường Mỹ sau nghi vấn Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016.

Bất chấp phía Nga luôn bác bỏ, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Anh Dominic Raab cho rằng gần như chắc chắn “các nhân tố Nga” đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Anh hồi tháng 12 năm ngoái bằng cách khuếch tán trên mạng một số tài liệu bị rò rỉ của chính phủ. Ông Dominic Raab cho biết Ủy ban Tình báo và An ninh cũng đang tiến hành một cuộc điều tra về việc Nga đã thu thập những tài liệu này bằng cách nào. Dù rất thận trọng khi không đề cập tới khả năng Nga tiến hành các cuộc tấn công mạng, nhưng ông Dominic Raab cũng cho rằng tài liệu có thể bị rò rỉ thông qua tài khoản email cá nhân của một cố vấn đặc biệt của chính phủ.

Những chi tiết của sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Anh là một phần nội dung trong bản báo cáo sẽ được Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội công bố trong tuần này. Nhưng giới phân tích dự đoán, bản báo cáo sẽ còn nhiều nội dung quan trọng khác về sự can thiệp của Nga với nền chính trị Anh, bởi bản báo cáo là kết quả của cuộc điều tra kéo dài suốt 18 tháng của Ủy ban Tình báo và An ninh xuất phát từ vụ việc cựu nhân viên tình báo Nga Skripal bị đầu độc tại Salisbury, Anh hồi năm 2018.

Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố chắc chắn các “nhân tố Nga” đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Anh. Ảnh: Getty
Ngoại trưởng Anh Dominic Raab tuyên bố chắc chắn các “nhân tố Nga” đã tìm cách can thiệp vào cuộc bầu cử Anh. Ảnh: Getty

Những tài liệu rò rỉ đầu tiên đã được cựu lãnh đạo Công đảng Jeremy Corbyn sử dụng trong chiến dịch tranh cử hồi năm ngoái – những tài liệu mà ông Corbyn tuyên bố là thu thập được một cách hợp pháp. Tài liệu này được cho là dày tới 451 trang, chứa đựng những nội dung nhạy cảm liên quan đến quá trình đàm phán Hiệp định thương mại tự do Anh – Mỹ, đáng chú ý nhất là những thỏa thuận của đảng Bảo thủ liên quan đến việc mở cửa dịch vụ y tế quốc gia (NHS) cho các doanh nghiệp Mỹ. Sau đó, thông tin về các tài liệu này đã được khuếch tán nhanh chóng trên nền tảng truyền thông xã hội Reddit và thu hút rất nhiều bình luận trái chiều – những thông tin có thể tác động đến lá phiếu của cử tri Anh trong cuộc bầu cử vào tháng 12.

Theo các chuyên gia của Graphika - tập đoàn chuyên tư vấn về truyền thông xã hội, những phân tích về yếu tố ngữ pháp và chính tả cho thấy các tài liệu lan truyền trên mạng có nguồn gốc từ Nga, phù hợp với một kỹ thuật có tên là Infektion từng được Facebook tiết lộ để chỉ các hoạt động thông tin trên mạng của Nga. Cộng với những khẳng định của các quan chức trong chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson, những các buộc về sự can thiệp bầu cử Anh trở nên có sức nặng hơn.

Về nguyên tắc, Ủy ban Tình báo và An ninh của Quốc hội Anh sẽ không được tiết lộ bất cứ thông tin nào của bản báo cáo trước khi được chính phủ thông qua và công bố một cách chính thức để tránh lộ ra ngoài những thông tin nhạy cảm. Tuy nhiên, dư luận Anh đang lan truyền những đồn đoán về nội dung bản báo báo này, trong đó cho rằng sự can thiệp của Nga vào nền chính trị Anh mang tính hệ thống. Đó không chỉ bao gồm cuộc bầu cử năm 2019 mà còn cả những sự kiện quan trọng khác như cuộc bầu cử hồi năm 2017, và xa hơn nữa là cuộc trưng cầu dân ý lịch sử về Brexit hồi năm 2016.

Có 3 nội dung quan trọng được cho là sẽ xuất hiện trong bản báo cáo: Thứ nhất, đó là những thảo luận liên quan đến vấn đề mở cửa dịch vụ chăm sóc sức khỏe quốc gia (NHS) giữa Anh và Mỹ - điều mà chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson luôn luôn phủ nhận; Thứ hai là những thông tin chi tiết về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 nhằm đưa ra những cảnh báo cho chính phủ Anh; Thứ ba là các nhân tố Nga đằng sau các sự kiện chính trị quan trọng của nước Anh.

Thủ tướng Boris Johnson được cho là đã cố gắng ngăn cản việc công bố bản báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh Quốc hội. Ảnh: Getty
Thủ tướng Boris Johnson được cho là đã cố gắng ngăn cản việc công bố bản báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh Quốc hội. Ảnh: Getty

Bài học từ nước Mỹ

Không chỉ hồi hộp chờ đợi nội dung bản báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh, dư luận Anh còn đặt ra rất nhiều vấn đề xung quanh thời điểm bản báo cào này được công bố. Về mặt khách quan, sự chậm trễ được cho là có liên quan đến quá trình hoạt động của Ủy ban Tình báo và An ninh Quốc hội. Ông Dominic Grieve, cựu Chủ tịch của ủy ban này cho biết bản báo cáo từng được gửi tới Thủ tướng Anh Boris Johnson vào ngày 17/10 năm ngoái. Theo quy trình bình thường, chính phủ sẽ có 10 ngày để xem xét và ra quyết định công bố bản báo cáo.

Tuy nhiên, Quốc hội Anh đã bị giải tán vào đầu tháng 11 năm ngoái để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử sớm, và Ủy ban Tình báo và An ninh cũng bị giải tán theo. Mãi tới tuần trước, ủy ban này mới được thành lập trở lại. Thủ tướng Anh Boris Johnson từng đề cử nhân vật thân cận là nghị sĩ Chris Grayling làm Chủ tịch, song 9 thành viên trong ủy ban đã từ chối đề cử nhân sự của Thủ tướng để lựa chọn nghị sĩ Julian Lewis – một trong số các thành viên từng bị đảng Bảo thủ khai trừ hồi năm ngoái vì những bất đồng trong kê hoạch Brexit. Chỉ một ngày sau khi được thành lập, Ủy ban Tình báo và An ninh với vị Chủ tịch “trái ý” của ông Boris Johnson đã tuyên bố sẽ công bố bản báo cáo về hành động can thiệp của Nga vào các cuộc bầu cử Anh.

Nhưng điều làm cho thời điểm công bố bản báo cáo đặc biệt này được quan tâm như vậy không phải ở chỗ Ủy ban Tình báo và An ninh bị giải thể. Hiện có khá nhiều ý kiến chỉ trích nhằm vào Thủ tướng Boris Johnson, cho rằng ông đã cố gắng ngăn cản việc công bố bản báo cáo do những nội về ảnh hưởng của Nga trong nền chính trị Anh có thể ảnh hưởng tới uy tín của chính phủ, đặc biệt là gây thiệt hại cho uy tín của đảng Bảo thủ trước thời điểm diễn ra tổng tuyển cử tháng 12/2020.

Công đảng cũng từng cáo buộc chính phủ “ém” bản báo có do lo ngại những chất vấn xoay quanh các thảo luận với Mỹ về Hiệp định tự do thương mại Anh – Mỹ cũng như mối liên hệ giữa Nga với chiến dịch Brexit do ông Boris Johnson dẫn dắt. Đặc biệt, một thông tin được cho là rất nhạy cảm liên quan đến các nhà tài trợ có liên quan đến Nga cho đảng Bảo thủ trong các cuộc bầu cử gần đây.

Những thông tin về mối quan hệ với Nga có thể tác động tiêu cực tới uy tín của ông Boris Johnson và chính phủ. Ảnh: Daily Express
Những thông tin về mối quan hệ với Nga có thể tác động tiêu cực tới uy tín của ông Boris Johnson và chính phủ. Ảnh: Daily Express

Giới phân tích cho rằng, dù chưa rõ nội dung của bản báo cáo chính xác là gì, nhưng nhiều khả năng việc công bố bản báo cáo trong tuần này sẽ tạo ra sóng gió trên chính trường Anh, giống như bóng mây đã từng bao phủ suốt nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Donald Trump với nhiều cuộc điều tra khác nhau. Tất nhiên, xét về mức độ, bản báo cáo sẽ không tác động tới Thủ tướng Boris Johnson như những gì mà ông Donald Trump từng gánh chịu, do yếu tố đảng phái trên chính trường Anh không gay gắt như chính trường Mỹ, và ông Boris Johnson cũng không phải đối mặt với một kỳ bầu cử quan trọng như ông Donald Trump.

Dù vậy, ông Boris Johnson chắc chắn không muốn sóng gió ập đến vào lúc này, trong bối cảnh ông đang rất cần có sự đoàn kết để dẫn dắt tiến trình Brexit của nước Anh một cách suôn sẻ vào cuối năm nay – dấu ấn quan trọng nhất kể từ khi đảm nhận cương vị Thủ tướng của nước Anh.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.