Hội thảo khoa học 'Bác Hồ với Phật giáo'

(Baonghean.vn) - Sáng nay (8/5), tại chùa Diệc, thành phố Vinh, Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) phối hợp với Viện Nghiên cứu tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An tổ chức Hội thảo với chủ đề “Bác Hồ với Phật giáo”.

Tham dự Hội thảo về phía Giáo hội có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An; Hòa thượng Thích Thanh Đạt - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Chủ tịch Khoa học Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội; Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Văn hóa Trung ương, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An…

Thượng tọa Thịch Thọ Lạc phát biểu khai mạc. Ảnh: Hữu Tình

Thượng tọa Thịch Thọ Lạc phát biểu khai mạc. Ảnh: Hữu Tình

Về phía Trung ương có ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.

Về phía tỉnh Nghệ An có ông Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An, cùng các giáo sư, tiến sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả...

Hội thảo không chỉ là một diễn đàn trao đổi khoa học, chia sẻ thông tin, tư liệu, mà còn là dịp để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, là dịp để lan tỏa tinh thần tư tưởng của Người với Phật giáo không chỉ ở ngoài xã hội mà cả trong lực lượng tăng ni, phật tử cả nước.

Phát biểu khai mạc, Thượng tọa Thích Thọ Lạc - Trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Nghệ An cho biết. “Lúc sinh thời, Bác Hồ đã thấy rõ nỗi thống khổ của đồng bào bị áp bức, bóc lột và Người cũng thấy rõ vị trí, vai trò của tôn giáo trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, nhất là với Phật giáo Việt Nam - một tôn giáo luôn gắn bó, đồng hành với quốc gia dân tộc Việt Nam qua nhiều thế kỷ.  

Hội thảo lần này sẽ tập trung  nghiên cứu về nhận thức, quan điểm, tư tưởng, ứng xử của Bác Hồ với tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Theo các tài liệu nghiên cứu cho thấy, Bác Hồ kính yêu đã tiếp thu những tinh hoa của Phật giáo Việt Nam và áp dụng trong đời sống thực tiễn. 

Trong thư gửi Hội Phật tử Việt Nam ngày 30/8/1947, Hồ Chí Minh đã viết: “Từ ngày nước ta trở thành nước Dân chủ Cộng hòa, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng, thì Phật giáo cũng phát triển một cách thuận tiện. Thế là: Nước có độc lập thì đạo Phật mới dễ mở mang”,... và trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bác Hồ đã nhiều lần gửi thư thăm hỏi, động viên tăng ni, phật tử. Người viết “Tăng ni và đồng bào Phật giáo đã góp phần xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập dân chủ và giàu mạnh”.

Ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội Vụ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hữu Tình

Ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội Vụ phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Hữu Tình

Hội thảo tập trung vào 4 nội dung chính: Nguyễn Sinh Sắc với Phật giáo; Những ảnh hưởng của Phật giáo đối với Hồ Chí Minh; Quan điểm, nhận thức và ứng xử của Hồ Chí Minh về Phật giáo; Giá trị, ý nghĩa hiện thời, gợi ý hoàn thiện chính sách đối với tôn giáo từ quan điểm của Hồ Chí Minh về Phật giáo.

Ông Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hữu Tình
Ông Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Hữu Tình

Ban tổ chức đã nhận được  50 bài viết của các chư tôn đức, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trên cả nước, các bài tham luận đề cập đến nhiều chủ đề với nội dung phong phú, nhiều bài viết hết sức công phu, cung cấp thêm nhiều thông tin, tư liệu có giá trị về chủ đề Bác Hồ với Phật giáo.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng hoa chúc mừng Hội thảo. Ảnh: Hữu Tình
Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tặng hoa chúc mừng hội thảo. Ảnh: Hữu Tình

Ngoài ra, tại hội thảo  cũng đã nhận được nhiều ý kiến, trao đổi, thảo luận của các nhà nghiên cứu, các vị cử tọa, nhằm  làm rõ và tôn vinh mối quan hệ của Hồ Chí Minh với Phật giáo, những ảnh hưởng của Phật giáo đối với nhân cách, tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh./.

 

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.