Hưng Yên: Các trường không may đồng phục và mua giấy vở cho học sinh

Không tổ chức may đồng phục, không đứng ra mua giấy vở cho học sinh, hạn chế việc sử dụng sách tham khảo là ý kiến chỉ đạo khá quyết liệt của ngành giáo dục đào tạo Hưng Yên trước khi bước vào năm học mới. Điều này đang nhận được sự đồng tình của đông đảo dư luận.
Ảnh minh họa: TTXVN
Ảnh minh họa: TTXVN
Tại buổi triển khai nhiệm vụ năm học mới 2014-2015 mới đây, ông Nguyễn Văn Tám, Giám đốc Sở Giáo dục đào tạo Hưng Yên thẳng thắn yêu cầu các nhà trường không được làm thay phụ huynh học sinh những việc không cần thiết, nhằm tránh gây bức xúc trong nhân dân.
Ông Nguyễn Văn Tám nhấn mạnh với việc may đồng phục, các nhà trường hãy để gia đình các em tự may, nhà có điều kiện thì may vải đẹp, gia đình khó khăn thì may vải bình thường, miễn sao các em bảo đảm được màu sắc, kiểu dáng hình thức trang trọng phù hợp với lứa tuổi học sinh là được. Các trường tuyệt đối không được để em nào vì không có đồng phục mà không dám đi học. 
Với giấy vở cũng vậy, tùy theo nhu cầu nên để phụ huynh tự mua chứ các nhà trường không được đứng ra, miễn sao các em có vở viết đảm bảo không bị xấu, không nên gây áp lực và dị nghị không hay trong dư luận.
Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo Hưng Yên cũng cho rằng việc sử dụng đồng phục sao cho hiệu quả, thiết thực, tránh sự lãng phí, tốn kém, trở thành "gánh nặng" cho các gia đình trước mỗi năm học mới rất cần thiết được các nhà trường lưu tâm.
Theo nhiều giáo viên và phụ huynh ở Hưng Yên, các năm học trước dù không có cơ quan quản lý nào đưa ra quy định về việc học sinh phải dùng loại quần áo này, giấy vở kia nhưng ở nhiều trường, phụ huynh rất mệt mỏi khi phải chạy theo những yêu cầu riêng. Nhất là chuyện may đồng phục, nhiều trường học năm nào cũng bắt buộc học sinh phải thực hiện. 
Anh Trần Văn B có con học ở trường Trung học phổ thông Chuyên Hưng Yên cho biết suốt 3 năm học từ lớp 10 đến lớp 12 năm nào nhà trường cũng yêu cầu may đồng phục, mỗi năm 2-3 bộ nên không sử dụng hết. Đến nay, khi học xong cháu vẫn còn nhiều bộ mới nguyên chưa mặc đến nên rất lãng phí. Theo anh B, trong 3 năm học chỉ nên may 2 bộ là đủ hoặc tùy theo nhu cầu chứ không nên ép buộc, sẽ tạo áp lực đối với những gia đình học sinh nghèo.
Không chỉ quần áo đồng phục, các năm học trước nhiều trường học ở Hưng Yên còn phát hành cả vở "đồng phục" do trường phối hợp với các cơ sở sản xuất in, bìa sách có in ảnh và tên của trường. Nhiều gia đình đã chuẩn bị đầy đủ giấy vở cho con em từ trước khi vào năm học, nhưng sau ngày khai giảng, giáo viên lại yêu cầu phải mua vở theo mẫu của nhà trường mới "chuẩn"! Lúc đó, bố mẹ lại đôn đáo lo thêm tiền để nộp cho con có vở mới, trong khi vở đã mua thì đành bỏ đấy. Và để đỡ mất công do "không mua được vở đúng với yêu cầu của nhà trường," phụ huynh đành nộp tiền mua "đồng phục" vở.
Theo một số giáo viên ở các huyện Tiên Lữ, Yên Mỹ, Khoái Châu, thành phố Hưng Yên, việc nhà trường mua đồng phục vở cho học sinh đã làm cho không ít phụ huynh bức xúc cho rằng nhà trường và đơn vị cung ứng cùng trục lợi. 
Chị Nguyễn Thị Mai và nhiều phụ huynh học sinh ở thành phố Hưng Yên cho rằng việc tuân thủ các chuẩn mực trong giáo dục là đúng nhưng phải có giới hạn, phải để cho phụ huynh và học sinh một khoảng tự do nhất định trong việc lựa chọn quần áo, đồ dùng học tập. Các nhà trường chỉ nên tư vấn cho phụ huynh chứ không nên ép buộc họ phải thực hiện là cách làm phản giáo dục.
Do có sự chỉ đạo quyết liệt của Sở Giáo dục nên năm học 2014-2015 này, tại nhiều trường học trên địa bàn Hưng Yên đã giảm hẳn tình trạng nhà trường tổ chức may đồng phục và mua giấp vở cho học sinh. Bên cạnh đó, vấn đề dạy thêm học thêm, các khoản thu ngoài học phí cũng được lãnh đạo Sở quan tâm quán triệt, yêu cầu các trường nghiêm túc thực hiện, nơi nào sai phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
Theo Vietnam+

tin mới

Sáp nhập

Sáp nhập trường lớp ở huyện Thanh Chương: Trao cơ hội học tập tốt nhất cho học trò

(Baonghean.vn) - Sáp nhập trường lớp là xu hướng tất yếu nhằm tập trung đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dạy và học của các trường. Đây cũng là mục tiêu huyện Thanh Chương đang kiên trì thực hiện, với mong muốn đem đến môi trường giáo dục tốt nhất cho các học trò.

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.