Huổi Nguyên, bao giờ xanh lại?

(Baonghean) - Phải hơn 3 năm rồi, chúng tôi mới có dịp chạy xe dọc theo Quốc lộ 48C đoạn từ khe Bố - xã Tam Quang đến ngã 3 Xiềng Líp- xã Yên Hòa (Tương Dương). Lần trước, đã phải giật mình khi chứng kiến những dấu hiệu tan hoang của hệ thống sông suối ở nơi đây. Và lần này, không tránh khỏi thất vọng khi nhận thấy “về cơ bản, hệ thống khe suối ở vùng này đã được xới tung”, do sự hoành hành của nạn “vàng tặc”. Rồi tự đặt cho mình câu hỏi, khi nguồn nước nhuốm màu đỏ quạch, liệu người dân còn có cuộc sống bình yên như tên gọi người xưa gửi gắm (Yên Thắng, Yên Hòa, Yên Na, Yên Tĩnh)?

Khoảng 10 năm trước, khi tuyến đường này chưa được thi công, chúng tôi đã có dịp men theo dòng sông Huổi Nguyên (còn gọi là Hội Nguyên) trong xanh uốn lượn giữa non ngàn. Theo công trình Địa chí huyện Tương Dương của PGS Ninh Viết Giao, dòng Huổi Nguyên phát nguyên từ dãy Pù Huống chảy qua địa bàn xã Nga My, về đến bản Coọc (xã Yên Hòa) tiếp nhận thêm nguồn nước của khe Chà Hạ (từ xã Yên Tĩnh xuống) và khe Nậm Ngân (từ Nga My sang) để hợp thành sông Huổi Nguyên. Từ đây, sông Huổi Nguyên chảy theo ranh giới giữa 2 xã Yên Na và Yên Thắng, rồi hợp lưu với sông Lam ở bản Đình Tiến (xã Tam Đình).

Dòng Huổi Nguyên và hệ thống khe suối ở vùng “4 Yên” một thời đã từng là nguồn sống của cư dân người Thái nơi đây. Bởi lẽ, trước đây, dưới sông suối cá tôm nhiều vô kể, người dân sinh sống dọc bờ tha hồ cất vó, thả lưới, giăng câu hay đặt xòn... Và sông suối ở nơi đây sẽ giữ mãi được sắc màu trong xanh nếu trong lòng đất không chứa trữ lượng vàng sa khoáng dồi dào. Ngày xưa, có người từng nói sông Huổi Nguyên là “rốn” vàng sa khoáng. Và nghề đãi vàng ở đây đã có từ xa xưa. Công cụ đào đãi vàng lúc bấy giờ chủ yếu là cuốc, xuổng và cái sàng được làm bằng gỗ, có hình nón. Nghề đãi vàng đã mang lại cho người dân nơi đây một nguồn thu đáng kể mỗi khi mưa nắng thất thường, mất mùa nương rẫy. Và cách đãi vàng theo kiểu thủ công ấy gần như ít có sự tác động, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái cũng như dòng chảy của hệ thống sông suối.

Khai thác vàng thủ công bên dòng Huổi Nguyên.

Dừng chân ở bản Trung Thắng (xã Yên Thắng), chúng tôi men theo lối mòn dẫn xuống mép sông Huổi Nguyên. Dù đã có được thông tin vùng đất này đang bị hoành hành bởi nạn “vàng tặc”, nhưng chúng tôi vẫn không thể nào ngờ tới cảnh ngổn ngang, bề bộn và nham nhở đang bày ra trước mắt. Đó là hậu quả của những lần cày đi xới lại của máy xúc, máy ủi cỡ lớn làm xáo trộn lòng sông, 2 bên bờ cũng trở nên lở lói như một cơ thể chứa đầy thương tật. Toàn bộ nguồn nước nhuốm một màu vàng đục, giữa dòng nước nổi đầy váng dầu.

Tại đây, chúng tôi gặp một phụ nữ Thái chừng hơn 40 tuổi, đang đãi vàng theo phương pháp thủ công. Chị dùng chiếc xà beng nhỏ đào đất đá dọc bờ, hốt vào rổ rồi đưa ra mép sông dùng sàng đãi vàng. Chứng kiến chị làm đi làm lại khoảng 10 lần như thế, sau mỗi lần lại lắc đầu chán nản, chúng tôi mạnh dạn làm quen. Chị cho biết cách đãi giờ đây không có hiệu quả nữa, nhưng vì rảnh rỗi, nương rẫy đã phát, tỉa xong nên ra đây thử vận may. Từ sáng tới giờ vẫn chưa đãi được mụn vàng nào. Nguyên nhân chính là do thời gian qua, các công ty khai thác khoáng sản ở khắp nơi rầm rập kéo máy móc về cày xới. Thấy vậy, người dân địa phương cũng góp tiền mua máy nổ, máy bơm để khai thác, góp phần làm cho bờ sông, lòng suối thêm lở lói. Tệ hại hơn, các loại dầu thải từ máy móc, hóa chất dùng để xử lý quặng được thải trực tiếp ra dòng nước, cá tôm gần như đã bị diệt chủng.

Rời trung tâm xã Yên Thắng, chúng tôi tiếp tục ngược lên ngã 3 Xiềng Líp (Yên Hòa), ghé thăm ông Vi Khăm Mun, một trí thức người Thái từng được nhận khá nhiều giải thưởng cho các công trình sưu tầm, khảo cứu về văn hóa dân tộc mình. Trong bữa cơm trưa, khi đã uống cạn vài ba chén rượu, ông Mun mới chịu chia sẻ một ít nỗi lòng mình. Ông buồn vì vùng quê này khe suối chằng chịt nhưng mấy năm nay các bản làng đều thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Nạn “vàng tặc” đã làm cho khe suối ô nhiễm, đến con cá cũng không sống nổi, chưa nói đến con người.

Rồi máy móc đào xới, lật tung đến tận đầu nguồn khe suối, làm cho hệ thống đường ống dẫn nước hư hỏng, đứt đoạn, nước sạch không về được đến bể, làm cho bà con lao đao vì thiếu nước. Có những thời điểm, bà con phải ra cạnh mép sông, mép suối đào một cái hố nhỏ để nước thẩm thấu vào rồi lấy về dùng. Nhưng dù đun sôi cỡ nào, cũng đọng rất nhiều cặn bẩn, để nguội thì nổi đầy váng, vẫn phải dùng. Rồi chuyện từ khi các “phu vàng” khắp nơi, tứ xứ ồ ạt đổ về đây, mang theo bao nhiêu là thứ tệ nạn xã hội, đe dọa cuộc sống bình yên của bản làng. Đặc biệt, từ đó đến nay, số lượng trai làng, gái bản dính vào tệ hút chích ngày một nhiều. Bà con nhiều lúc đã bỏ quên cả nương rẫy, chạy theo việc đào đãi vàng. Vàng thì ngày một hiếm, nương rẫy bị bỏ hoang, không ít gia đình đã lâm vào cảnh thiếu đói...

Dòng Huổi Nguyên tan hoang vì nạn “vàng tặc”.

Mặt trời đã nằm sau dãy Pù Phen, ông Vi Khăm Mun dẫn chúng tôi men theo khe Chà Hạ, qua  bản Hào (xã Yên Hòa), bản Na Pu, Na Khốm, Xốp Pu (xã Yên Na). Đi đến đâu cũng thấy cảnh khe suối ngổn ngang, bề bộn vì cơ man nào là đất đá, cát sỏi bị xới lên thành những đống khổng lồ. Ông Mun buồn bã chỉ tay: “Dọc khe Chà Hạ trước đây là những thửa ruộng màu mỡ, cho năng suất khá cao nhưng giờ đây đã thành bãi đào vàng. Không biết khi “cơn lốc vàng” đi qua, người dân nơi đây sẽ sinh sống như thế nào?”. Rồi ông lại dẫn chúng tôi men theo dòng Huổi Nguyên, xuống bản Xốp Khấu (xã Yên Thắng). Nhìn xuống dòng nước ngầu đục, ông Mun lại trầm tư: “Ngày trước, nơi đây là bãi tắm của bản. Chiều chiều, từ rẫy về, các sơn nữ thường ra sông tắm gội và nói cười vui vẻ. Bây giờ, mới lội xuống nước về đã thấy mẩn ngứa nổi khắp người. Không biết sông Huổi Nguyên bao giờ mới xanh trở lại?”. Và theo ông, những năm gần đây tần số xuất hiện các trận lũ quét ngày càng nhiều, cường độ ngày càng mạnh khiến bản làng khiếp sợ chính là do nạn khai thác vàng làm tan hoang, biến đổi dòng chảy của sông suối.

Rời vùng đất này, chúng tôi mang theo cả nỗi băn khoăn, day dứt của ông Vi Khăm Mun và người dân các bản làng. Hy vọng, một ngày không xa dòng Huổi Nguyên, khe Líp, Chà Hạ, Nậm Ngân... sẽ trong xanh trở lại, để người dân nơi đây sớm trở lại cảnh sống yên bình.

Bài, ảnh: CÔNG KIÊN

tin mới

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

Phụ nữ Thái ở Kỳ Sơn xoay xở giữ nghề truyền thống

(Baonghean.vn) - Nghề dệt thổ cẩm ở bản Buộc (xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn) có từ trăm năm nay. Và ngày nay, phụ nữ Thái ở bản Buộc hàng ngày vẫn cần mẫn bên khung cửi, tìm cách thay đổi mẫu mã, làm ra các sản phẩm mới để thích ứng với thị trường, giữ nghề truyền thống…

Độc đáo chợ phiên Nga My

Độc đáo chợ phiên Nga My

(Baonghean.vn) -Chợ phiên Nga My  (Tương Dương) là một điểm đến hấp dẫn đối với đông đảo du khách trong và ngoài vùng. Bởi đây không chỉ là nơi mua bán, trao đổi hàng hóa mà còn là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa của đồng bào.

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

Những 'cây cao bóng cả' giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Được ví như những người “truyền lửa” thắp sáng những giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số, hiện những người cao tuổi ở miền Tây xứ Nghệ vẫn ngày đêm trao truyền những giá trị văn hoá của dân tộc mình với mong ước bảo tồn, gìn giữ cho muôn đời sau.

Ông Lang Vi Tịnh kể chuyện xưa của dòng họ cho cháu gái của mình. Ảnh Thành Chung

Chuyện về một dòng họ nổi tiếng ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở  miền núi tỉnh Nghệ An, dòng họ Lang Vi được xem là "danh gia vọng tộc" với 3 đời liền có thành viên giữ chức Tri phủ phủ Tương Dương. Sau Cách mạng Tháng Tám đến nay, dòng họ Lang Vi cũng đã và đang có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ và hộ nghèo ở Quế Phong

(Baonghean.vn) - Chiều 30/7, trong chương trình công tác tại Nghệ An, Thượng tướng Trần Quang Phương - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã đến thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Thông Thụ, huyện Quế Phong và hộ nghèo tại xã Thông Thụ, huyện Quế Phong.

Điểm tái định cư

Người dân vùng lũ Kỳ Sơn thấp thỏm chờ tái định cư

(Baonghean.vn) - Cơn lũ quét lịch sử vào tháng 10/2022 đã khiến hàng trăm hộ dân Kỳ Sơn bị mất nhà cửa. Sau gần 1 năm chờ đợi, người dân vùng lũ vẫn chưa có nơi ở mới, nhiều hộ buộc phải dựng nhà tạm để sống trong khi mùa mưa lũ lại sắp cận kề.

Lê rừng

Xã vùng cao Kỳ Sơn vào mùa thu hoạch lê rừng

(Baonghean.vn) - Những ngày này, nhiều hộ dân ở xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) đang vào mùa thu hái mắc coọc (lê rừng). Đây là một loại cây ăn quả đặc trưng của đồng bào người Mông nên rất được người mua ưa chuộng.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dự Lễ khánh thành cầu dân sinh ở bản biên giới

(Baonghean.vn) - Sáng 14/7, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Phó Bí thư Tỉnh ủy tới dự Lễ khánh thành cầu dân sinh bản Phà Mựt và khởi công cầu dân sinh bản Nhôn Mai, xã Nhôn Mai, huyện Tương Dương. Đây là các công trình do lực lượng Bộ đội Biên phòng Nghệ An kêu gọi, xây dựng hỗ trợ người dân vùng biên.

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

Niềm vui của 35 hộ đồng bào Đan Lai ở Con Cuông

(Baonghean.vn) - Giữa những ngày nắng gắt, 35 hộ đồng bào Đan Lai ở bản Bá Hạ, xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông bất ngờ đón niềm vui khi được nhận quà tặng từ đoàn công tác chính quyền các cấp và tấm lòng hảo tâm của Nhóm thiện nguyện Niềm tin.

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

Nghề 'bế' gừng thuê ở Na Ngoi

(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

Hội Nguyên – điểm du lịch mới ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) -  Được đưa vào khai thác từ năm 2022, điểm du lịch Hội Nguyên ở xã Yên Thắng, huyện Tương Dương có sức hút đối với nhiều người. Về đây, du khách được hòa mình vào sông nước, núi rừng và có được những giờ phút thư giãn, trải nghiệm thú vị.
Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

Hơ-Mông (H’mông), Mông, Mèo: Đọc, viết sao cho đúng?

(Baonghean.vn) -  Là tộc người đã định cư ở Việt Nam hơn 400 năm, với số dân gần 1,4 triệu người, đông thứ 8 trong các dân tộc ở Việt Nam, nhưng tộc danh của người Mông vẫn chưa được công chúng hiểu và đọc , viết cho đúng. Ở Việt Nam, người Mông thường được gọi là “Hơ-Mông” hoặc “Mèo” ; còn trên các văn bản viết, người ta có khi viết “H’mông”, HMông, có khi lại viết Mông, Mèo. Như vậy, đâu mới là cái tên đúng nhất về dân tộc này và vì sao lại có những cách gọi , đọc, viết khác nhau như vậy? Bài viết dưới đây của một người Mông giải thích rõ về điều này.
Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

Mùa nước đổ dưới chân Puxailaileng

(Baonghean.vn) - Thời điểm này đang vào mùa nước đổ ở Puxailaileng. Bà con bước vào vụ sản xuất mới trên những thửa ruộng bậc thang. Cuộc sống, sinh hoạt và cảnh sắc dưới “nóc nhà” miền Tây xứ Nghệ hiện lên như tranh vẽ, làm xao xuyến bất cứ ai khi ghé thăm.
ff

'Trốn nắng' ở vùng sinh thái Con Cuông

(Baonghean.vn) - Dòng sông Giăng xanh mát, thác nước Khe Kèm như mát xa vào thân người tắm ở giữa vùng rừng Con Cuông (Nghệ An) là những điểm đến lý thú để du khách "trốn nắng" hiệu quả trong mùa Hè. Đến đây du khách còn được thưởng thức nhiều món ăn đặc sắc do đồng bào chế biến và hòa mình vào tiếng khèn, khắc luống cùng điệu múa sạp sôi động.
Động lực mới phát triển miền Tây

Động lực mới phát triển miền Tây Nghệ An

(Baonghean) - Động lực mới với chính quyền và người dân nơi miền Tây Nghệ An khi Quốc hội phê duyệt Nghị quyết về “Đề án tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030” và Chính phủ cũng đã ban hành nghị quyết triển khai thực hiện.
Món rêu đá ngày Tết

Hấp dẫn, thơm ngon món mọc rêu đáy sông gói lá chuối ngày Tết

(Baonghean) - Từ nhiều đời nay, rêu đá ở dưới đáy các sông, suối trên thượng nguồn sông Lam được người dân miền núi xứ Nghệ xem như một loại thực phẩm phục vụ đời sống hằng ngày. Đặc biệt đối với đồng bào người Thái, rêu đá còn được dùng để chế biến ra nhiều món ăn truyền thống, ngon và đặc sắc trong dịp lễ, Tết.