Huyện Con Cuông xây dựng 2 kịch bản dạy – học cho năm học 2021-2022

(Baonghean.vn) - Việc huyện Con Cuông xây dựng 2 kịch bản dạy – học cho năm học 2021 – 2022 nhằm áp dụng nhanh, kịp thời, phù hợp với diễn biến dịch Covid 19 trên địa bàn.

Ngày 1/9, UBND huyện Con Cuông ban hành Kế hoạch số 122/KH-UBND triển khai nhiệm vụ dạy và học ứng phó với dịch Covid- 19 năm học 2021 – 2022.

Trong đó nêu: Dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Con Cuông cơ bản đang được kiểm soát, từ ngày 20/8/2021 đến nay không có trường họp F0 nào xuất hiện; ngoài thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, người dân chấp hành nghiêm khuyến cáo "5K", thực hiện nghiêm cách ly, giãn cách xã hội. UBND huyện đang nỗ lực tìm kiếm nguồn vắc-xin để tiêm cho người dân; toàn huyện đã có 4.440 người được tiêm, trong đó trên 20% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đã được tiêm vắc-xin mũi 1; các công dân đi làm ăn xa trở về địa phương đang được cách ly, kiểm soát chặt chẽ, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Kế hoạch số 122/KH-UBND triển khai nhiệm vụ dạy và học ứng phó với dịch Covid 19 năm học 2021 – 2022 của UBND huyện Con Cuông. Ảnh: Nhật Lân
Kế hoạch số 122/KH-UBND triển khai nhiệm vụ dạy và học ứng phó với dịch Covid-19 năm học 2021 – 2022 của UBND huyện Con Cuông. Ảnh: Nhật Lân

Thời gian vừa qua, huyện Con Cuông đã tổ chức khảo sát thực trạng có thể tiến hành dạy học trong điều kiện dịch Covid - 19. Qua đó xác định, tỷ lệ người học có thiết bị để học trực tuyến cao hơn năm 2020; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tích cực học tập để nâng cao trình độ công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu giảng dạy trực tuyến. Ngành GD&ĐT đã tích cực phối hợp, chủ động triển khai các biện pháp để phòng, chống dịch Covid-19; tuyên truyền, hướng dẫn học sinh, phụ huynh nâng cao nhận thức về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh trường lớp, tiêu độc, khử trùng, lắp đặt thêm hệ thống vòi rửa tay; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức dạy học trực tuyến; hướng dẫn học sinh tự học ở nhà qua mạng Intener, đài PT-TH.

Tuy nhiên, hạ tầng viễn thông trên địa bàn huyện Con Cuông chưa đảm bảo, nhiều bản vùng lõm vẫn chưa phủ sóng điện thoại, chưa có Internet (Khe Bu, Khe Nà, Khe Nóng (Châu Khê); Kẻ tắt, Pá Hạ (Thạch Ngàn); Khe Thịn (Lục Dạ); Khe Búng, Co Phạt (Môn Sơn).

Nhận thức, trình độ khả năng quản lý, hướng dẫn học sinh tự học trực tuyến ở nhà của một bộ phận phụ huynh còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ học sinh không có thiết bị (điện thoại thông minh, máy tính...) để có thể tham gia trực tuyến là  50,8% (ở cấp THCS), 35,6% (ở cấp tiểu học) và hơn 30% (ở cấp THPT). Đặc biệt, trong đó có trường học sinh không thể học trực tuyến lên đến 75% (Tiểu học 2 Châu Khê);  71,27% (THCS Bán trú Thạch Ngàn).

Cán bộ Đồn Biên phòng Môn Sơn tham gia giảng dạy cho trẻ em địa bàn vùng sâu xã Môn Sơn. Ảnh: Nguyễn Hoài Thu
Cán bộ Đồn Biên phòng Môn Sơn tham gia giảng dạy cho trẻ em địa bàn vùng sâu xã Môn Sơn. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường, huyện Con Cuông xây dựng 2 kịch bản dạy - học để đảm bảo công tác tổ chức dạy và học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19 tốt nhất.

Kịch bản 1: Huyện Con Cuông có ca lây nhiễm trong cộng đồng, toàn huyện (hoặc có một số địa phương trong huyện) thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tất cả các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tuyến (trừ mầm non), học trên truyền hình, học theo các video do ngành Giáo dục cung cấp (trừ những vùng không có intenet, không có sóng 3G, 4G – Những vùng này nhà trường tổ chức giao bài qua Tổ Covid-19 cộng đồng; những giáo viên thực hiện nhiệm vụ này phải được tiêm vắc-xin ít nhất 1 mũi).

Kịch bản 2: Toàn huyện không có ca lây nhiễm cộng đồng sau 14 ngày kể từ khi phát hiện ca cộng đồng gần nhất, thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Kế hoạch tổ chức dạy học cho kịch bản này như sau:

Đối với giáo dục mầm non: Không tổ chức dạy học, chưa tập trung trẻ đến trường cho đến khi có chỉ đạo, hướng dẫn của Sở GD&ĐT.

Đối với cấp tiểu học: Tất cả các cơ sở giáo dục tận dụng thời gian này, tổ chức dạy học trực tiếp bằng cách tổ chức lớp học có số học sinh thấp hơn 20 em/lớp; tổ chức học nhiều ca trong ngày; học cả thứ Bảy và Chủ nhật. Yêu cầu chuẩn bị tốt cơ sở vật chất trường lớp, tiến hành phun tiêu độc, khử trùng trường, lớp, đảm bảo vệ sinh môi trường; bố trí để cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh rửa tay sát khuẩn trước khi vào trường và vào lớp học; thực hiện nghiêm ngặt khuyến cáo "5K"; đo thân nhiệt trước khi vào lớp; thực hiện đưa, đón học sinh đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch; phấn đấu giáo viên lên lớp được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin.

Thực hiện phân bổ, giảm tải chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT và của Sở GD&ĐT (nếu có).

Sinh viên tình nguyện khám sức khỏe cho trẻ em bản Mọi, xã Lục Dạ. Ảnh: Nguyễn Hoài Thu
Sinh viên tình nguyện khám sức khỏe cho trẻ em bản Mọi, xã Lục Dạ. Ảnh tư liệu: Hoài Thu

Với các trường PTDTBT tiểu học: Tổ chức học tập trung, trực tiếp nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19. Cụ thể, sàng lọc ngay tại nhà trước khi nhập học (phụ huynh và học sinh phải khai báo y tế); học sinh ăn, ở, ngủ trong phòng theo nhóm cùng với nhóm học trên lớp; các nhóm không tiếp xúc với nhau trong vòng tối thiểu 14 ngày; thực hiện quản lý chặt chẽ, không cho học sinh ra khỏi khuôn viên trường, hạn chế tối đa giáo viên, nhân viên về nhà trong thời gian giảng dạy và công tác tại trường (trường hợp có lý do đặc biệt phải về nhà thì khi trở lại trường phải có giấy xét nghiệm test nhanh Covid-19 còn hiệu lực và phải tự túc kinh phí); thực hiện giãn cách ngay trong trường, chia các ca học hợp lý; thực hiện phân bổ, giảm tải chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT(nếu có).

Với các trường TH thị trấn, TH Bồng Khê: Chưa tổ chức ăn bán trú.

Đối với cấp học THCS:

- Với các trường Bán trú THCS Thạch Ngàn, Nội trú THCS Con Cuông: Tổ chức học tập trung, trực tiếp nhưng phải đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch Covid - 19. Cụ thể: Sàng lọc ngày tại nhà trước khi nhập học như: Phụ huynh và học sinh phải khai báo y tế; Học sinh ăn, ở, ngủ trong phòng theo nhóm cùng với nhóm học trên lớp; các nhóm không tiếp xúc với nhau trong vòng tối thiểu 14 ngày.

Thực hiện quản lý chặt chẽ, không cho học sinh ra khỏi khuôn viên trường, hạn chế tối đa giáo viên, nhân viên về nhà trong thời gian giảng dạy và công tác tại trường (trường hợp có lý do đặc biệt phải về nhà thì khi trở lại trường phải có giấy xét nghiệm test nhanh Covid-19 còn hiệu lực và phải tự túc kinh phí); thực hiện giãn cách ngay trong trường, chia các ca học hợp lý. Thực hiện phân bổ, giảm tải chương trình theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT (nếu có).

- Với các trường THCS còn lại (chủ yếu là vùng thuận lợi): Sẽ tiến hành chủ yếu dạy học trực tuyến (trừ những đối tượng không thể tham gia học trực tuyến- các đối tượng này nhà trường tổ chức dạy trực tiếp, trường hợp đặc biệt phân công giáo viên hướng dẫn các em học trên truyền hình, kết hợp giao bài.

Trẻ em dân tộc Đan lai ở bản Pủng (vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát), xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Ảnh: Nhật Lân
Trẻ em dân tộc Đan Lai ở bản Pủng (vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát), xã Môn Sơn, huyện Con Cuông. Ảnh tư liệu: Nhật Lân

Đối với cấp THPT: Sẽ tiến hành dạy học trực tuyến (Trường THPT xây dựng kế hoạch riêng).

Để công tác dạy và học của năm học 2021-2022 đạt được kết quả tốt nhất, tại Kế hoạch số 122/KH-UBND, UBND huyện Con Cuông đề ra các nhiệm vụ cụ thể để Phòng GD&ĐT, các phòng, ban liên quan; chính quyền các xã, thị trấn, các đoàn thể, tổ chức hội… tập trung thực hiện.

Ông Lương Đình Việt – Phó Chủ tịch UBND huyện Con Cuông trao đổi: “Việc xây dựng 2 kịch bản dạy – học cho năm học 2021 – 2022 nhằm để áp dụng nhanh, kịp thời, phù hợp với diễn biến dịch Covid -19 trên địa bàn. Với tình hình như hiện nay, huyện sẽ áp dụng kịch bản 2 để triển khai thực hiện công tác dạy – học năm học 2021 – 2022”.

tin mới

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An thẩm tra phương án phân bổ gần 2.200 biên chế giáo viên

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở 2.187 biên chế giáo viên được Trung ương bổ sung cho Nghệ An, UBND tỉnh đã xây dựng dự thảo nghị quyết trình HĐND tỉnh thẩm tra trước khi trình HĐND tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 19, khoá XVIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026, dự kiến tổ chức vào ngày 25/4/2024.

Trường nghề

Trường nghề loay hoay trước 'bài toán' giáo viên hợp đồng

(Baonghean.vn)- Nghệ An đang rà soát lại nhân viên hợp đồng ở các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập nhằm triển khai thực hiện Nghị định số 111 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.

Lớp 12

90 ngày 'đếm ngược' của sỹ tử lớp 12

(Baonghean.vn) - “90 ngày quyết tâm đạt kết quả cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024” là phong trào thi đua đang được các trường học trong toàn tỉnh triển khai, với mục tiêu cùng với ngành Giáo dục tỉnh nhà tăng ít nhất 4 bậc về thứ hạng trong mùa thi năm nay.

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

Các giáo viên cần 'dũng cảm' khi lựa chọn sách giáo khoa

(Baonghean.vn) - Việc giao quyền tự chủ cho các nhà trường chọn sách giáo khoa, đòi hỏi các giáo viên cần phải có trách nhiệm, tận tâm trong quá trình thẩm định để đảm bảo có thể chọn được những bộ sách đúng, trúng đối tượng, phục vụ hiệu quả công tác dạy và học.

Du học sinh

Cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định du học

(Baonghean.vn) - Du học nay đã không còn là lựa chọn của những học sinh có năng lực, có điều kiện. Thay vào đó, hiện nay, nhiều học sinh đã lựa chọn du học bởi đây là con đường gần nhất để các em vừa vẫn đảm bảo việc học nhưng sớm có cơ hội có nghề, tìm kiếm việc làm.

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

Mượn nhà tập thể của trường để ở, nhiều giáo viên không chịu trả lại

(Baonghean.vn) - Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An cho các giáo viên ở miễn phí trong khu tập thể, dù trong hợp đồng nêu rõ, khi nào nhà trường có nhu cầu, các hộ sẽ phải trả lại, nhưng đến khi trường cần mặt bằng để xây ký túc xá cho học sinh, những người này lại từ chối bàn giao.

Lớp 10

Thi lớp 10 ở thành phố Vinh: Cửa hẹp vào công lập

(Baonghean.vn) - Tăng chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập là mong muốn của đông đảo phụ huynh, học sinh thành phố Vinh. Điều đó càng cấp thiết hơn khi năm nay, số lượng học sinh thi vào lớp 10 trên địa bàn tăng đột biến với hơn 800 em.