Hy Lạp không phản đối trừng phạt Nga: 'Chung quy cũng bởi chữ tiền'?

(Baonghean.vn) - Hy Lạp luôn có quan hệ hữu hảo với Nga và sẵn sàng trở thành “cầu nối hữu nghị và hợp tác” giữa Moskva với Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, do những khó khăn tài chính đang tăng lên, Athens không thể phản đối Brussels kéo dài các lệnh trừng phạt chống Nga, theo thông tin từ tờ Le Figaro.

Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Hy Lạp Tsipras. Ảnh: Sputnik.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Hy Lạp Tsipras. Ảnh: Sputnik.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một số hiệp định hợp tác kinh tế với Hy Lạp trong chuyến thăm song phương đầu tiên tới một nước EU trong hơn 1 năm qua. Lần mới đây nhất, ông Putin thăm Hungary hồi tháng 2/2015.

Tháng 6 tới, dự kiến Brussels sẽ quyết định kéo dài lệnh trừng phạt đối với Nga. Đồng thời, Moskva có thể kéo dài cấm vận thực phẩm của nước này tới năm 2017. Biện pháp cuối cùng có thể tác động lớn đến ngành trồng trọt của châu Âu, một bài báo trên tờ báo Pháp Le Figaro nhận định.

Italy và Hungary đã bày tỏ thái độ sẵn lòng kéo dài lệnh trừng phạt. Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier thừa nhận lần này sẽ khó đưa ra quyết định thống nhất về vấn đề này hơn. Ông nói thêm rằng các lệnh trừng phạt có thể được dỡ bỏ dần nếu thỏa thuận Minsk có tiến triển vào cuối tháng 6.

Tổng thống Nga Putin nói: “Về các lệnh trừng phạt, đây không phải vấn đề của chúng tôi. Chúng tôi không áp đặt chúng. Chúng tôi đưa ra các biện pháp đáp trả. Bao giờ các đối tác sẵn sàng dỡ bỏ lệnh trừng phạt chúng tôi cũng sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận”.

Dù Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras có quan hệ tốt với ông Putin, Athens vẫn phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ châu Âu và không thể bỏ phiếu phản đối lập trường chung của EU đối với các lệnh trừng phạt chống Nga, bài báo cho biết.

Tuy nhiên, ông Tsipras chỉ trích “các vòng trừng phạt sai lầm, việc quân sự hóa và giọng điệu thời Chiến tranh Lạnh” trong EU. Ông cũng nói rằng Hy Lạp có thể là “cầu nối hữu nghị và hợp tác” giữa Nga-EU cũng như Nga-NATO.

Để vượt qua tác động tiêu cực của các đòn trừng phạt, Nga đề nghị với Hy Lạp một số dự án chung. Moskva quan tâm đến việc tư hữu hóa công ty đường sắt TrainOSE và muốn mua cổ phần trong các cảng của Hy Lạp.

Dự án đường ống dẫn khí đốt Nga-Hy Lạp có thể chạy qua Bulgaria hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Sputnik.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Nga-Hy Lạp có thể chạy qua Bulgaria hoặc Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Sputnik.

Một điểm chung khác giữa Moskva-Athens là quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ. Phụ tá Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho rằng vấn đề hợp tác quân sự giữa Nga và Hy Lạp cũng rất quan trọng xét nhiệm vụ cấp bách của Athens là kiềm chế Ankara.

Tổng thống Putin nói rằng có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ muốn hòa giải với Nga. Moskva sẵn sàng nối lại hợp tác nhưng muốn có các bước đi cụ thể từ phía Ankara.

Tại cuộc họp báo ở Athens, ông tuyên bố: “Chúng tôi nghe thấy các cáo buộc từ giới chức Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi không nghe thấy lời xin lỗi. Và chúng tôi không thấy sự sẵn sàng bù đắp tổn thất. Chúng tôi nghe thấy các tuyên bố sẵn sàng nối lại quan hệ. Chúng tôi cũng muốn nối lại quan hệ, và đã làm mọi việc trong nhiều thập niên để đưa quan hệ Nga-Thổ tới cấp độ đối tác và hữu nghị chưa từng có. Tình hữu nghị giữa dân tộc Nga và Thổ thực tế đã đạt cấp độ rất cao. Chúng tôi ghi nhận điều đó”.

Putin nhấn mạnh Nga chờ đợi các bước đi cụ thể từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, lưu ý các mối liên hệ đang được duy trì và Ankara hiểu rõ Nga kỳ vọng điều gì.

Dự án chính của Nga-Hy Lạp là đường ống dẫn khí đốt Poseidon. Sau khi Dòng chảy Phương Nam và Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ bị hủy bỏ người ta có ý tưởng lắp đường ống dưới Biển Đen. Đường ống mới có thể chạy qua Bulgaria, tới Hy Lạp và Italy.

Tuy nhiên, có các quan ngại chính đáng rằng đường ống trên sẽ không được xây dựng. Trong 26 năm qua, Hy Lạp đã 3 lần thất bại trong việc trở thành trung tâm năng lượng của Nga. Putin nói: “Chúng tôi sẵn lòng cân nhắc bất cứ dự án đường ống nào, bất kể môi trường chính trị ra sao. Nhưng chúng tôi muốn có những sự bảo đảm sơ bộ”.

Thảo Linh

(Theo Sputnik)

tin mới

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.