Iran thẳng thừng cảnh báo Mỹ; Triều Tiên tỏ thiện chí hơn bao giờ hết

Thu Giang (Tổng hợp)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Tổng thống Iran đưa ra cảnh báo ớn lạnh trước nguy cơ thỏa thuận hạt nhân sụp đổ, nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng chìa cành ô liu cho đối tác đối thoại, làn gió mới cho chính trường Cuba,… là những tin tức nổi bật nhất thế giới tuần qua.

Iran sẽ phản ứng nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân

Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh Reuters
Tổng thống Iran Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters
Ngày 21/4, Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định cơ quan nguyên tử của nước này đã sẵn sàng phản ứng “trong và ngoài dự kiến” nếu Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia như Tổng thống Donald Trump đe dọa.

Thỏa thuận nói trên đạt được giữa Iran, Mỹ và 5 cường quốc khác, đưa ra những hạn chế đối với chương trình hạt nhân của Iran để đổi lấy xoa dịu trừng phạt. Trump đã gọi hiệp định này là một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từng được đàm phán. Hồi tháng 1, ông đã gửi tối hậu thư đến Anh, Pháp và Đức, nói rằng họ phải đồng ý sửa đổi những điều Mỹ cho là khiếm khuyết của thỏa thuận, nếu không ông sẽ từ chối nới lỏng trừng phạt của Mỹ như nội dung thỏa thuận.

Iran tuyên bố nước này sẽ tuân thủ thỏa thuận chừng nào mà các bên vẫn còn tôn trọng nó, nhưng sẽ “xé tan” thỏa thuận nếu Washington rút lui. Kênh truyền hình nhà nước Iran dẫn lời Ngoại trưởng nước này Mohammad Javad Zarif phát biểu tại New York: “Iran có một số phương án nếu Mỹ rời khỏi thỏa thuận hạt nhân. Phản ứng của Tehran trước sự rút lui của Mỹ sẽ không hề dễ chịu”.

Tin tốt lành từ Bình Nhưỡng

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một lần kiểm tra đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Getty Image
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong một lần kiểm tra đầu đạn hạt nhân. Ảnh: Getty Image

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố Triều Tiên dừng các cuộc thử nghiệm hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa kể từ ngày 21/4, đồng thời đóng cửa bãi thử hạt nhân ở miền Bắc đất nước.

Ông Kim khẳng định Bình Nhưỡng sẽ tập trung mọi nỗ lực để xây dựng kinh tế, huy động các nguồn lực để nhanh chóng nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời sẽ tiến hành “các cuộc tiếp xúc gần gũi và đối thoại tích cực với các quốc gia láng giềng và cộng đồng quốc tế” nhằm đảm bảo hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hoan nghênh quyết định của nhà lãnh đạo Triều Tiên, đánh giá đây "tiến bộ lớn" và bày tỏ hy vọng vào cuộc gặp thượng đỉnh sắp dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6.

Trung Quốc và Hàn Quốc cũng có phản ứng tương tự khi đánh giá quyết định của Triều Tiên là “một bước tiến có ý nghĩa” trong quá trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Song, tuyên bố của nhà lãnh đạo Triều Tiên tỏ ra chưa đủ sức nặng để dư luận có thể tin rằng Triều Tiên sẽ từ bỏ hoàn toàn tên lửa và vũ khí hạt nhân. Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe nhận định tuyên bố của của ông Kim Jong-un là "tích cực", song cảnh báo phải xem liệu động thái này có dẫn đến “một sự dỡ bỏ hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược” chương trình hạt nhân của Triều Tiên hay không.

Tân Chủ tịch Cuba cam kết tiếp nối di sản

Tân Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Díaz-Canel Bermudez. Ảnh: Internet
Tân Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Díaz-Canel Bermudez. Ảnh: Internet

Với 603 phiếu - 99,86% số phiếu bầu, ông Miguel Díaz-Canel Bermudez đã được bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba, kế nhiệm Chủ tịch Raul Castro lãnh đạo đất nước. Trong bài phát biểu đầu tiên trước Quốc hội, ông Díaz-Canel khẳng định sẽ làm tròn trọng trách mà nhân dân Cuba tin tưởng giao phó, tiếp tục trung thành với di sản của cố Tổng Tư lệnh Fidel Castro và nối tiếp tấm gương của lãnh đạo hiện nay của Cách mạng Cuba, Đại tướng Raul Castro.

Căng thẳng Syria chưa hạ nhiệt

Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters

Sau vụ tấn công Syria hồi tuần trước, Tổng thống Mỹ tiếp tục cảnh báo nước này đã "khóa mục tiêu và nạp đạn" để tấn công một lần nữa nếu Syria tiến hành các cuộc tấn công vũ khí hóa học. Trong khi đó, Tổng thống Syria Bashar al-Assad tố cáo cuộc tấn công tên lửa của phương Tây nhằm vào nước ông là hành động gây hấn. Damascus khẳng định không sử dụng vũ khí hóa học, cho rằng vụ việc này là do quân nổi dậy dàn dựng.

Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Syria hôm 19/4 nói với hãng thông tấn Nga TASS rằng 2 tên lửa hành trình không phát nổ được quân Syria phát hiện sau vụ tấn công của Mỹ đã được giao cho phía Nga.

Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, nếu phương Tây tấn công thêm nữa vào Syria thì sẽ gây hỗn loạn cho các vấn đề thế giới. Mới đây nhất, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố Moskva sẽ sớm đưa ra bằng chứng hệ thống phòng thủ Syria đã đánh chặn được hầu hết tên lửa của liên quân ngày 14/4 vừa qua.

Thổ Nhĩ Kỳ rút vàng dự trữ khỏi Mỹ

Ảnh minh họa: Sputnik
Ảnh minh họa: Sputnik

Tính đến tháng trước, tổng cộng số vàng mà Ngân hàng Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ dự trữ ở Mỹ là 220 tấn, có giá trị lên tới 25,3 tỷ USD.

Ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ này cũng rút hết vàng dự trữ ở nước ngoài về nước. Động thái nhằm đáp ứng lời kêu gọi của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan “xóa bỏ sức ép của tỷ giá hối đoái và sử dụng vàng đối phó với đồng đô-la”.

Giới phân tích cho rằng động thái rút vàng về nước của Thổ Nhĩ Kỳ mang màu sắc chính trị hơn là động cơ kinh tế, rõ ràng đang muốn bắn tín hiệu cho Mỹ. Có thể thông điệp mà Thổ Nhĩ Kỳ muốn bắn sang cho Mỹ là “muốn độc lập hơn”.

Hiện quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ ngày một trở nên căng thẳng vì chính quyền Washington hậu thuẫn lực lượng dân quân người Kurd (YPG) ở Syria – tổ chức có mối liên hệ với Đảng công nhân Kurd (PKK) luôn bị chính quyền Ankara liệt vào danh sách khủng bố. Không chỉ vậy, Nhà Trắng còn đe dọa trừng phạt Ankara nếu như Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết triển khai kế hoạch mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga, khi mới đây Moskva-Ankara tuyên bố đã bàn xong thỏa thuận mua bán S-400.

tin mới

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.