IS 'vươn vòi' sang Châu Âu

(Baonghean) - Chỉ trong vòng hơn 1 tuần, châu Âu đã liên tục chứng kiến 3 vụ tấn công do những “con sói đơn độc” thực hiện: 1 vụ tại Pháp và 2 vụ tại Đức. Trong khi cảnh sát vẫn chưa tìm ra động cơ trong vụ việc gần nhất là xả súng tại Munich, Đức, thì hai vụ trước đó đều cho thấy có mối liên hệ với Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.

Điều đó khiến dư luận lo ngại rằng, khi bị dồn ép ở lãnh địa quê nhà là Iraq và Syria, IS có thể sẽ đẩy mạnh các cuộc tấn công tại nước ngoài với mục tiêu hấp dẫn nhất là châu Âu.

Nhà hàng McDonald’s tại Munich, Đức – nơi diễn ra vụ tấn công mới nhất tại châu Âu. Ảnh:Getty Images
Nhà hàng McDonald’s tại Munich, Đức - nơi diễn ra vụ tấn công mới nhất tại châu Âu. Ảnh:Getty Images

Thất thế tại Iraq và Syria

Những đợt không kích ngày càng hiệu quả của Nga và liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu, cùng với các cuộc tấn công của quân đội chính phủ Iraq và Syria đang đẩy Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng vào tình thế khốn đốn tại quê nhà: mất lãnh thổ, mất các nguồn thu tài chính, nhiều chỉ huy cấp cao bị tiêu diệt.

Theo số liệu mới nhất hồi đầu tháng 7/2016, IS đã mất khoảng ¼ diện tích lãnh thổ trong vòng 18 tháng qua – từ 35.000 dặm vuông xuống còn 26.000 dặm vuông.

Hàng loạt những thành trì quan trọng của tổ chức khủng bố này đã bị thất thủ trước các đợt tấn công của quân chính phủ Iraq và Syria.

Tại Iraq, IS đã để mất cả Faullujah - một thành trì ở phía tây Baghdad và Ramadi. Trong khi đó tại Syria, với sự hỗ trợ bởi các cuộc không kích của Nga, quân đội Syria đã đẩy IS ra khỏi thành phố cổ Palmyra và các khu vực xung quan.

uân đội Iraq tại ngoại ô Fallujah. Ảnh: Reuters
Quân đội Iraq tại ngoại ô Fallujah. Ảnh: Reuters

Lực lượng đối lập do Mỹ hậu thuẫn cũng chiếm được thị trấn al Shadadi – một trung tâm hậu cần lớn của IS từ hồi tháng 2/2016 và hiện đang tiến hành đánh chiếm khu vực phía bắc Raqqa – thủ phủ tạm thời của IS tại Syria.

Không những mất lãnh thổ - đồng nghĩa với mất đi các mỏ dầu mang lại nguồn thu chủ yếu, IS còn liên tục mất đi các chỉ huy cao cấp dưới các đợt không kích. Từ giữa tháng 6, IS đã thừa nhận thủ lĩnh cấp cao Abu Bakr al-Baghdadi đã bị tiêu diệt trong một cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu.

Đến ngày 23/7, nhân vật chỉ huy số hai của IS cũng đã bị tiêu diệt trong một chiến dịch quân sự tại tỉnh Diyala, thuộc miền Đông Iraq.

Một nhân vật quan trọng khác của IS là Abd al-Rahman Mustafa al-Qaduli - kẻ được coi là “Bộ trưởng Tài chính” kiêm “Bộ trưởng Ngoại giao” cũng đã bị Mỹ tiêu diệt từ hồi tháng 3.

Theo ước tính của Lầu Năm Góc, trong những tháng gần đây, khoảng 10.000 tay súng và 20 thủ lĩnh cấp cao của IS đã bị tiêu diệt - hoặc trong các đợt không kích, hoặc trong các đợt tấn công của chính phủ.

Vươn vòi sang châu Âu

Mất dần kiểm soát đối với các vùng lãnh thổ tại Iraq và Syria, IS sẽ trả thù bằng cách đẩy mạnh các cuộc tấn công tại hải ngoại - đó là điều đã được các chuyên gia an ninh cảnh báo nhiều lần.

Chuyên gia phân tích chống khủng bố Harleen Gambhir tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh của Mỹ nhận định: IS chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều tổn thất, và chúng sẽ tăng cường sử dụng các chiến thuật mới như đánh bom tự sát, để thu hút lực lượng tham chiến. Trong đó, các cuộc tấn công bên ngoài lãnh thổ mà chúng chiếm đóng là điểm mấu chốt trong hệ tư tưởng cực đoan của IS.

Trong khi đó, chuyên gia về Trung Đông Nick Heras cũng cảnh báo châu Âu về việc IS phát triển “chiến lược dự phòng”, trong đó có đẩy mạnh các cuộc tấn công tại châu Âu, ngay cả khi IS sụp đổ tại Iraq và Syria.

Tất nhiên, châu Âu sẽ là mục tiêu được hướng tới nhiều nhất khi nhiều quốc gia ở châu lục này đang cùng sát cánh với Mỹ trong chiến dịch không kích nhằm vào IS. Không những vậy, với đích đến của làn sóng di cư từ Trung Đông và Bắc Phi, cộng với cộng đồng người Hồi giáo đông đảo, châu Âu là mảnh đất màu mỡ để IS phát triển tư tưởng Hồi giáo cực đoan.

Ba vụ tấn công liên tiếp chỉ trong vòng một tuần gần đây, gồm vụ lao xe tải vào đám đông ở Nice, Pháp, vụ tấn công hành khách bằng rìu trên tàu hỏa và xả súng tại Munich, Đức đã cho thấy châu Âu thực sự dễ bị tổn thương như thế nào.

Điều đáng nói là các vụ việc này đều diễn ra khi châu Âu đang ở trong tình trạng cảnh giác cao độ, với các biện pháp an ninh được siết chặt.

Sau vụ tấn công tại Nice, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố tiếp tục gửi quân và vũ khí cho chiến dịch chống IS (Iraqi News)
Sau vụ tấn công tại Nice, Tổng thống Pháp Francois Hollande tuyên bố tiếp tục gửi quân và vũ khí cho chiến dịch chống IS . Ảnh: Iraqi News

Các cơ quan tình báo châu Âu từng đưa ra cảnh báo về việc chiến binh IS trà trộn vào dòng người tị nạn để tiến vào châu Âu. Lực lượng an ninh các nước châu Âu có thể đã có phản ứng phù hợp – từ khâu kiểm soát tại biên giới cho đến theo dõi trong nội địa – giúp họ không để lọt lướt các phần tử nguy hiểm này.

Thế nhưng, họ lại rất khó có thể phát hiện những đối tượng là công dân tại chính nước mình bị cực đoan hóa, mà câu chuyện về tên tài xế lái xe tải vào đám đông tại Nice khiến 84 người thiệt mạng là một ví dụ điển hình.

Hơn nữa, với kiểu tấn công kiểu “con sói đơn độc”, cảnh sát châu Âu sẽ khó tìm được mối liên hệ trực tiếp nào giữa IS và hung thủ để có biện pháp ngăn chặn.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Đức Herrmann từng thừa nhận, ngay cả khi có sự hợp tác tình báo tốt nhất trên thế giới, Đức cũng “không thể vô hiệu hóa mối đe dọa từ kiểu tấn công con sói đơn độc”.

Nhận diện được nguy cơ, nhưng lại không thể có biện pháp ngăn chặn, điều đó khiến châu Âu đang ngày một bất an với những hiểm họa có thể xảy đến bất cứ lúc nào.

Dù vậy, có thể nhận thấy, sau mỗi vụ tấn công, cách phản ứng thường thấy của người dân châu Âu là cầu nguyện cho những nạn nhân, và rồi trở lại với cuộc sống bình thường.

Những quốc gia từng tham gia vào chiến dịch chống IS tại Trung Đông cũng không vì thế mà từ chối nghĩa vụ chung. Đó là thông điệp mà châu Âu muốn gửi tới IS: dù đau thương, dù bất an đến thế nào, châu Âu sẽ không gục ngã trước chủ nghĩa khủng bố.

Thúy Ngọc

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.