Israel khó cản chân Mỹ

(Baonghean) - Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã khép lại chuyến thăm Washington hơn một tuần nhưng những điều bất thường xung quanh sự kiện này vẫn đang làm “nóng” dư luận.
Trả lời phỏng vấn của Báo Nghệ An, PGS, TS, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Bộ Công an đã nêu những đánh giá và nhận định về mối quan hệ giữa Mỹ và Israel trong thời kỳ tới. 
Ngoại trưởng Mỹ Kerry (trái) và Thủ tướng Israel Netanyahu.
Ngoại trưởng Mỹ Kerry (trái) và Thủ tướng Israel Netanyahu.
Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:
Phóng viên: Thưa Thiếu tướng Lê Văn Cương, dư luận quốc tế đang có nhiều ý kiến bình luận về chuyến đi bất ngờ của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sang Mỹ, ông có thể làm rõ vấn đề này?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Trên hành tinh này Mỹ có nhiều quốc gia đồng minh, nhưng xét trên mọi phương diện, cả về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, văn hóa và tôn giáo, thì Israel là đồng minh số 1. Vì thế nếu Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu thăm Mỹ lẽ ra là một chuyện rất bình thường. Thế nhưng chuyến đi của Thủ tướng Benjamin Netanyahu sang Mỹ đầu tháng 3/2015 lại làm cho dư luận thế giới coi là bất bình thường. Nguyên nhân bởi mấy điểm sau:
Thứ nhất, về hình thức chuyến đi, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu sang Mỹ lần này không phải do Tổng thống Obama mời, mà do Chủ tịch Hạ viện Mỹ - ông John Boehner mời. Thứ 2 là Thủ tướng Ixrael sang Hoa Kỳ mà Tổng thống Obama và Nhà trắng không được báo trước. Vì thế có người cho đây là chuyến đi “chui”. Không những thế, ngày 3/3, tại Hạ viện Mỹ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu có bài phát biểu quan trọng, với nội dung chủ yếu là phê phán chương trình thoả thuận hạt nhân P5 + 1 với Iran, trực tiếp phê phán chính sách của ông Obama. Và điều này ông Obama cũng không được biết trước. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng rất khó hiểu, nếu không muốn nói là kỳ quặc, rằng chính quyền không hề biết chuyến thăm của ông Benjamin Netanyahu song “chúng tôi không muốn chính trị hóa vấn đề này”. Bà Susan Rice - cố vấn an ninh Mỹ cho rằng sự kiện này biến mối quan hệ giữa Israel và Mỹ thành mối quan hệ giữa Đảng Cộng hòa (Mỹ) và Đảng Likud (Israel), hai đảng bảo thủ, trong khi quan hệ Mỹ và Israel từ xưa đến nay là quan hệ phi đảng phái. Và trong hai ngày ông Benjamin Netanyahu ở Mỹ, Tổng thống Obama không hề tiếp. Thậm chí khi tiếp xúc báo chí ông Obama còn phê phán ông Benjamin Netanyahu, rằng giải quyết vấn đề hạt nhân ở Iran rất phức tạp... 
Phóng viên: Xin Thiếu tướng cho biết rõ mâu thuẫn giữa Mỹ và Israel xung quanh việc giải quyết vấn đề chương trình hạt nhân bị nghi ngờ của Iran?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Điểm giống nhau giữa Mỹ và Israel là 2 quốc gia này đều thống nhất ở mục tiêu không cho phép Iran sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng 2 nước này lại mâu thuẫn với nhau ở giải pháp thực hiện mục tiêu đó. Israel ủng hộ 1 giải pháp là triệt phá toàn bộ chương trình làm giàu urani của Iran. Israel kiên quyết rằng nếu có thỏa thuận P5+1 thì cũng phải có điều khoản triệt phá toàn bộ chương trình làm giàu urani của Cộng hòa Hồi giáo Iran. Còn Tổng thống Obama cho rằng biện pháp này là bất khả thi, vì trước đó năm 2003 Tổng thống Bush từng đưa ra một yêu sách tương tự như ông Benjamin Netanyahu hiện nay, đó là yêu cầu Iran phải từ bỏ và tự phá dỡ toàn bộ chương trình làm giàu urani của mình. Nhưng năm 2003 Iran mới sở hữu vài chục máy ly tâm mà việc đó đã không làm nổi, còn hiện nay Iran sử dụng 19.000 máy ly tâm thì làm sao xóa bỏ được? Hơn nữa ông Benjamin Netanyahu cũng không đưa ra giải pháp nào để thực hiện. Để triệt phá toàn bộ chương trình làm giàu urani của Iran chỉ có hai cách: Một là Iran tự xóa bỏ, việc này không bao giờ xảy ra. Hai là tấn công quân sự vào các cơ sở làm giàu urani, việc này là vô cùng liều lĩnh vì lúc đó tại Trung đông sẽ bùng phát một cuộc chiến tranh khủng khiếp mà không có hồi kết. 
Trong khi đó P5+1, trong đó có Mỹ, theo đuổi chính sách thông qua con đường chính trị, cam kết ngoại giao, với 2 nội dung chính: Một là phải đóng băng chương trình làm giàu urani. Hai là phải giám sát quốc tế chặt chẽ, đảm bảo rằng Iran không có khả năng làm giàu urani. Hai nội dung đó chính là linh hồn mà thỏa thuận hướng tới. Để đổi lại, Mỹ và phương Tây phải dỡ bỏ các lệnh cấm vận và trừng phạt. 
Ngoài ra, khác biệt sâu xa giữa Hoa Kỳ và Israel còn là việc khác nhau rất xa khi nhận thức về đối tượng Iran. Israel xem Iran là kẻ thù không đội trời chung, là kẻ thù truyền kiếp của Israel. Israel không tin tưởng Iran và xem Iran là kẻ thù. Ngược lại Hoa Kỳ lại không có quan điểm như vậy, đối thủ chủ yếu của Mỹ là Nga và Trung Quốc chứ không phải Iran. Mặc dù giữa Mỹ và Iran 36 năm qua tồn tại trong quan hệ thù địch lẫn nhau, nhưng không bao giờ Mỹ xem Iran và đối thủ trực tiếp và chủ yếu. 
Tôi cho rằng nhận thức này của Obama là hết sức thực tế và đúng đắn. Obama nhận rõ vai trò của Iran ở vùng Trung Đông: Iran đã hỗ trợ vũ khí cho Iraq chống IS, cung cấp vũ khí và trang thiết bị cho Iraq. Iran là đồng minh chủ chốt của Syria trong việc chống quân nổi dậy. Iran giúp quân nổi dậy Siai chiếm quyền lực IMF, Iran cũng giúp quân nổi dậy người Shi’a chống lại chính quyền Sunni ở Ba-ranh. Iran hỗ trợ tài chính và quân sự cho Hamas và Hebola ở Li-bang… Nếu đẩy Iran đến cùng thì chỉ kích thích Iran sử dụng vũ khí hạt nhân. Và Tổng thống Obama cũng biết rõ trong vài năm gần đây Trung Quốc đang ngày càng có quan hệ mật thiết với Iran. Đó chưa kể là quan hệ giữa Nga và Iran là trên bạn bè và dưới đồng minh. Nếu Iran ngã vào vòng tay của Nga và Trung Quốc thì sẽ là thảm họa, sẽ đổ vỡ toàn bộ chiến lược Trung Đông của Hoa Kỳ. 
Phóng viên: Theo ông, mâu thuẫn về chương trình hạt nhân với Iran có làm cho quan hệ giữa Mỹ và Israel rơi vào khủng hoảng trầm trọng?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Mặc dầu có mâu thuẫn xung quanh chương trình thỏa thuận hạt nhân P5+1 và Iran, trực tiếp là mâu thuẫn giữa Hoa Kỳ và Israel, thì không đẩy mối quan hệ này đến đổ vỡ được, vì Mỹ có mối liên hệ chặt chẽ với Israel trên mọi phương diện. Trong hơn 50 năm qua, Mỹ đã hậu thuẫn cho Israel và toàn bộ viện trợ của Mỹ cho Israel bao giờ cũng lớn gấp nhiều lần so với viện trợ của Mỹ so với hàng chục quốc gia đồng minh khác. Mỹ sử dụng Israel như là một quốc gia nằm giữa vòng vây của thế giới Ả rập để phục vụ lợi ích khu vực của Mỹ nên không bao giờ Mỹ từ bỏ Israel. 
Ngược lại Israel cũng rất cần Hoa Kỳ. Trong vòng vây của 160 triệu người Ả Rập, nếu không có Mỹ hậu thuẫn thì Israel khó lòng tồn tại được. Cho nên dù có mâu thuẫn về giải pháp thực hiện hạt nhân thì quan hệ Mỹ và Israel không bao giờ đổ vỡ được.
Phóng viên: Khả năng giữa P5 +1 với Iran ký được thoả thuận mà giới hạn là ngày 30/6, ông có thể dự báo khả năng này diễn ra như thế nào?
Thiếu tướng Lê Văn Cương: Từ nay đến 30/6 thời gian không còn nhiều. P5+1 mà trực tiếp là Mỹ cũng ráo riết muốn nhanh chóng đi đến thỏa thuận. Và phía Iran cũng biết đạt được thỏa thuận là cần thiết để tạo điều kiện cho Iran ổn định và phát triển kinh tế, phát huy ảnh hưởng ở khu vực. Nếu nền kinh tế Iran sụp đổ hoặc rơi vào suy thoái thì vai trò của Iran ở khu vực sẽ rớt nghiêm trọng, nên Iran cũng có nhu cầu bình thường hóa quan hệ và và đạt được thoả thuận với P5+1. 
Mỹ cũng mong muốn sớm có thỏa thuận để nhằm 2 mục đích: Ngăn cản Iran ngả vào vòng tay của Nga và Trung Quốc. Sau khi thỏa thuận hạt nhân rồi, Mỹ cũng cố gắng bình thường hóa quan hệ với Iran. Nếu vậy thì đây là thách thức lớn giữa Nga và Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, Mỹ có điều kiện nhòm ngó, tác động vào Trung Á sân sau của Nga, tác động trực tiếp vào Tây Tạng và Tân Cương của Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc đạt được thỏa thuận còn gặp rất nhiều cản trở. Thứ nhất là trong nội bộ nước Mỹ, hiện nay Đảng Cộng hòa đang kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Đảng Cộng hoà lại đang gây cản trở lớn nhất của Obama trong việc tiến tới thỏa thuận với Iran. Đấy là chưa nói tại khu vực Trung đông, không chỉ Israel phản đối giải pháp thỏa thuận P5+1 với Iran mà những đồng minh thân cận khác của Mỹ như Ả Rập Xê út cũng rất bất bình, đó là chưa kể những quốc gia khác như Quata, Joocdani… Thứ hai là về Cộng hòa Hồi giáo Iran, mặc dù được giáo chủ tinh thần Ayatollah Ali Khamenei ủng hộ, người Iran quyết tâm tiến tới thỏa thuận và bình thường quan hệ, nhưng trong 35 năm quan hệ Mỹ - Iran hận thù, một lực lượng không nhỏ cũng phản đối với Mỹ. Tôi tin rằng, đến 30/6, nếu không đạt được thỏa thuận như hai bên chuẩn bị thì giữa P5+1 và Iran cũng đạt được thỏa thuận khung. Và sẽ có một số vấn đề cụ thể họ còn tiếp tục bàn với nhau. 
Hiện nay còn mắc kẹt hạn đóng băng urani, Mỹ yêu cầu 15 năm trong khi Iran yêu cầu 7 năm, song việc này cũng có thể giải quyết được. Khó nhất hiện nay là Iran không chấp nhận yêu cầu của Mỹ và phương Tây là phải thực hiện việc giám sát quốc tế đối với thoả thuận của Iran một cách chặt chẽ, thậm chí Mỹ và phương Tây còn đòi hỏi phải báo cáo đầy đủ. Ngược lại, Iran đưa yêu cầu cụ thể về lộ trình để cắt đứt các trừng phạt về kinh tế và bao vây cấm vận với Iran, nhưng hiện nay Mỹ cũng chưa đưa ra được nội dung cụ thể của lộ trình này. Mỹ cũng bị đảng Cộng hòa phản ứng gay gắt. Tuy nhiên, tôi tin rằng việc ký thỏa thuận giữa P5+1 với Iran cũng không kéo dài sang năm 2016. Sớm muộn gì Tổng thống Obama cũng thúc đẩy việc ký kết này vì ông Obama biết được đây sẽ là thành quả quan trọng trong quan hệ ngoại giao của Benjamin Netanyahu, điều rất cần để ông Benjamin Netanyahu bước vào cuộc chạy đua bầu cử năm 2016. 
Phóng viên: Xin cảm ơn thiếu tướng Lê Văn Cương!
Chí Linh Sơn
(Thực hiện)

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.