Kẻ cầm đầu Nhà nước Hồi giáo là ai?

Abu Bakr al-Baghdadi, kẻ tự xưng là thủ lĩnh của Nhà nước Hồi giáo (IS) được coi là nguy hiểm hơn kẻ đứng đầu al-Qaede gấp nhiều lần, dù gia đình và cuộc sống hiện tại của hắn vẫn đang là điều bí ẩn với chính các phiến quân cực đoan.
Bức ảnh của al- Baghdadi do Bộ Nội vụ Iraq công bố hồi đầu năm nay. Ảnh: AP.
Bức ảnh của al- Baghdadi do Bộ Nội vụ Iraq công bố hồi đầu năm nay. Ảnh: AP.
Theo Washington Post, Abu Bakr al-Baghdadi sinh năm 1971 trong một gia đình mộ đạo tại Samarra, thành phố miền trung của Iraq. Tên thật của hắn Awwad Ibrahim Ali al-Badri al-Samarrai.
Với nhiều anh em và chú bác trong gia đình là những người thuyết giáo và giảng dạy về ngôn ngữ Ả rập, al-Baghdadi cũng theo đuổi môn học này và có bằng tiến sĩ tại Đại học Hồi giáo ở Baghdad, lý giải cho bí danh của người này có chữ "Tiến sĩ" ở đầu.
Al-Baghdadi cũng có nhiều bằng cấp về nghiên cứu đạo Hồi, lịch sử, là một nhà thơ và làm công việc của một người thuyết giáo Salafism, một dòng cực đoan của Sunni, trong khoảng thời gian 2003 khi Mỹ vào Iraq. Trong những tháng ngày hỗn loạn đó, hắn thành lập một nhóm có vũ trang ở đông Iraq để chống lại quân Mỹ và tuyên bố mình là hậu duệ của Muhammad, người sáng lập nên đạo Hồi. 
Năm 2005, al-Baghdadi bị quân đội Mỹ bắt giữ và giam 4 năm tại trại Bucca ở nam Iraq. Tại đó, hắn gặp gỡ và được các chiến binh chủ chốt của al-Qaeda huấn luyện.
Năm 2009, al-Baghdadi được Mỹ chuyển giao cho nhà chức trách Iraq trong một phần thỏa thuận của chính quyền Bush với người Iraq. Đại tá Ken King, người giám sát trại Bucca, nhớ lại al-Baghdadi nói với những người lính gác Mỹ lúc đó rằng: "Tôi sẽ gặp lại các anh tại New York". Không lâu sau, hắn được Iraq thả và dùng các mối liên hệ trong tù để kiểm soát nhóm phiến quân có liên hệ với al Qaeda ở Iraq.
Năm 2010, al-Baghdadi nhận được sự tín nhiệm và nắm quyền kiểm soát nhóm này sau khi một vài lãnh đạo của al-Qaeda ở Iraq bị giết. Lúc đó, sức mạnh quân sự của phiến quân tại Iraq đang trong thời kỳ suy kém nhất, nhóm này đứng trên bờ vực sụp đổ dù từng là mũi nhọn tấn công.
Không lâu sau, lợi dụng cuộc nội chiến ở Syria, al-Baghdadi đưa quân vào Syria để chiếm lĩnh lãnh thổ và đổi tên thành Nhà nước Hồi giáo tự xưng ở Syria và Iraq. Khi lãnh đạo al Qaeda là Ayman al-Zawahiri không công nhận, al-Baghdadi đánh vào nguồn tài chính chủ yếu của al Qaeda ở vịnh Ba Tư. Sau khi chiếm được các mỏ dầu ở Syria, IS trở thành một lực lượng tàn bạo khét tiếng. Trong những năm tiếp theo, IS có khoảng 12.000 phiến quân, 3.000 trong số này từ các nước phương Tây, lũ lượt kéo đến để chiến đấu, theo Soufan Group, một tổ chức tư vấn cho biết.
Al-Baghdadi được miêu tả một kẻ lập chiến lược sắc sảo, một người gây quỹ hiệu quả và một kẻ sát nhân tàn nhẫn. Mỹ từng treo thưởng 10 triệu USD cho người lấy đầu được được tên này.
Dù nổi danh là một nhà hoạch định chiến thuật của các trận chiến của IS, nhưng al-Baghdadi vẫn là điều bí ẩn với chính các phiến quân mà hắn lãnh đạo. Không ai biết hắn ta ở đâu. Trong những lần gặp tù nhân hắn cũng đều trùm kín mặt. 
Trên al-Monitor, tác giả Mushreq Abbas nhận định sự bí ẩn xung quanh al-Baghdadi, về cá nhân, họ hàng, gia đình và các phong trào, những người thân cận là do hắn muốn tránh những gì xảy ra với những thủ lĩnh trước đó, bị kẻ thù lần theo dấu vết và thủ tiêu.
Với IS, al-Baghdadi loại bỏ ảnh hưởng của al-Qaeda và nắm quyền chỉ huy tối cao. Chỉ trong một năm giết chóc rùng rợn, "danh tiếng" của tên này thậm chí vượt qua cả lãnh đạo al-Qaeda là Ayman al-Zawahiri về sự tàn bạo và "uy tín" trong các phiến quân Hồi giáo.
Sự trỗi dậy của IS dưới sự quản lý của hắn ta không tôn sùng cá nhân hơn ý thức hệ vượt phạm vi quốc gia. Điều này được thể hiện rõ trong sự phản hồi của al-Baghdadi với  al-Zawahiri, bác bỏ sự lãnh đạo của al-Qaeda vào tháng 6 năm ngoái. Hắn nói: "Tôi chọn sự lãnh đạo của Thánh Allah hơn là sự chỉ đạo chống lại nó trong lá thư", khi Zawahiri yêu cầu tên này "trở lại quỹ đạo".
"Sự trỗi dậy của IS từ phong trào của Zawahiri biểu hiện một loại cây lai nguy hiểm dựa trên sự phát triển bằng cách phá hủy bất cứ thứ gì cản đường. Cuối cùng, IS tìm cách lập nên một Nhà nước Hồi giáo từ nơi chúng phát động cuộc chiến tranh cực đoan có phạm vi toàn cầu. Có thể cuộc chiến đó bắt đầu khi IS của al-Baghdadi đang làm lu mờ al-Qaeda của Zawahiri", Theodore Karasik, chuyên gia tại Viện Phân tích Quân sự vùng Vịnh và Cận Đông nhận định.
Nếu như trong hơn 10 năm qua, Zawahiri chỉ hoạt động ở khu vực biên giới Afghanistan - Pakistan và không thực sự làm gì nhiều hơn là phát hành vài tuyên bố và video, thì ngược lại al-Baghdadi hành động nhiều hơn rất nhiều, Richard Barrett, cựu lãnh đạo bộ phận chống khủng bố tại cơ quan tình báo nước ngoài của Anh nói với AFP.
Trong một thời gian ngắn, với mục tiêu là hồi phục lại Nhà nước Hồi giáo, al-Baghdadi huy động được số lượng lớn binh lính, giết chóc không nương tay ở khắp Iraq và Syria. Hiện al-Baghdadi có trong tay ít nhất 10.000 lính trung thành, trụ sở chính đặt tại Raqqa, Syria, đang chiếm lĩnh một vùng đất lớn.
"Người thừa kế thực sự của Bin Laden có thể là lãnh đạo IS Abu Bakr al-Baghdadi", tác giả David Ignatius viết trên Washinton Post. "Hắn hung bạo hơn, hiểm độc hơn và chống người Mỹ nhiều hơn", một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói. Thực tế, al-Baghdadi còn đang giành quân từ các nhánh khác của Zawahiri, gồm cả chi nhánh ở Yemen và al-Shabab đặt tại Somalia.
Hồi tháng 7, trong bài thuyết giáo về đạo Hồi tại Nhà thờ lớn ở Mosul, Iraq, al-Baghdadi nói: "Ta là người lãnh đạo. Tuân theo ta cũng như ta tuân theo Thánh Allah trong các người". Hình mẫu cho công lý của IS là hành quyết chặt đầu, ném đá và đóng đinh kẻ thù đến chết. "Khủng bố là để người theo đạo Hồi được sống như chính mình", hắn nói.
Al-Baghdadi áp đặt luật sharia hà khắc ở khắp lãnh thổ kiểm soát, phá hủy nhà thờ và mộ của người theo dòng Shiite, tàn sát những người trái đạo, cấm âm nhạc, uống rượu và hút thuốc. Người dân phải cầu nguyện 5 lần mỗi ngày. 
"Hiện giờ với tuyên bố về Nhà nước Hồi giáo, hắn tự đặt mình vào vị trí người lãnh đạo toàn cầu của đạo Hồi", Charlie Cooper, một nhà phân tích chống khủng bố người Anh nói.
Theo vnexpress

tin mới

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

NATO – Nga: Cuộc chiến không khoan nhượng ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Ngoại trưởng Ba Lan mới đây cho biết, việc binh lính NATO ở Ukraine là “điều bí mật mà ai cũng biết”. Tuy nhiên, NATO đang gặp nhiều khó khăn trong việc giúp Ukraine trụ vững trước đòn tiến công của Nga. NATO ngày càng cảm nhận rõ hơn về mối đe dọa trực tiếp.

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng.