Kế hoạch cắt giảm nhập cư hợp pháp vào Mỹ của Trump

Dự luật RAISE được Trump ủng hộ có thể giảm một nửa số người nhập cư hợp pháp tới Mỹ trong 10 năm tới.

ke-hoach-cat-giam-nhap-cu-hop-phap-vao-my-cua-trump

Tổng thống Mỹ Trump. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Trump hồi đầu tuần ủng hộ dự luật RAISE nhằm giảm 50% số người nhập cư hợp pháp vào Mỹ trong 10 năm, cho rằng hệ thống nhập cư hiện hữu đã lỗi thời và gây ảnh hưởng đến người lao động Mỹ.

Tuy nhiên giới quan sát cho rằng dự luật này sẽ khó có thể nhanh chóng được thông qua và sẽ vấp phải sự phản đối của các thành viên đảng Dân chủ và Cộng hòa ở quốc hội vì những nội dung vẫn còn gây tranh cãi, theo BBC.

Cắt giảm một nửa thẻ xanh

Thẻ xanh là tên gọi thường dùng của Thẻ Thường trú, cho phép người nước ngoài trên 18 tuổi sống và làm việc hợp pháp tại Mỹ. Mỹ cấp thẻ xanh cho hơn một triệu người mỗi năm.

Theo dự luật RAISE, số đối tượng nhận được thẻ xanh sẽ bị giảm một nửa, với 500.000 thẻ xanh sẽ được cấp mỗi năm.

Thay đổi tiêu chí đánh giá cấp thẻ xanh

Mỹ cấp 140.000 thẻ xanh mỗi năm cho các đối tượng đáp ứng tiêu chí về việc làm. Người nước ngoài ưu tú trong lĩnh vực khoa học và thể thao, những nhà quản lý công ty đa quốc gia hoặc những nhà nghiên cứu nổi bật là các đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xét duyệt cấp thẻ xanh.

Cách đánh giá này sẽ thay đổi thành hệ thống dựa theo thang điểm để xem xét các yếu tố bao gồm trình độ học vấn, tuổi tác và mức lương tương lai, tương tự như hệ thống được sử dụng ở Canada và Australia.

Ông Trump cho biết hệ thống sẽ ưu tiên cho những người nói tiếng Anh, có thể lo liệu tài chính cho bản thân cùng gia đình và có những kỹ năng đóng góp được cho nền kinh tế Mỹ.

Chẳng hạn tiến sĩ tốt nghiệp tại Mỹ sẽ được 13 điểm, trong khi người có bằng tốt nghiệp trung học chỉ được một điểm. Người trẻ tuổi được đánh giá theo thang từ 2 đến 10 điểm, còn người trên 50 tuổi sẽ không có điểm.

Người có công việc được trả lương cao gấp ba lần mức lương trung bình tại bang mà họ sống được nhận 13 điểm, người đầu tư 1,8 triệu USD vào kinh doanh ở Mỹ được 12 điểm. Người đoạt giải Nobel được thưởng 25 điểm, trong khi người được trao huy chương Olympic được 15 điểm.

Khả năng tiếng Anh sẽ được đánh giá bởi một bài kiểm tra. Các ứng viên phải đạt ít nhất 30 điểm để được xem xét cấp thẻ xanh.

Không trợ cấp người nhập cư mới

Trong 5 năm, người được cấp thẻ xanh mới sẽ không được hưởng các trợ cấp dành cho người nghèo và thu nhập thấp gồm: phiếu thực phẩm, lợi tức an sinh bổ sung, bảo hiểm y tế cho người nghèo, trợ cấp tạm thời cho những gia đình túng quẫn và bảo hiểm y tế cho trẻ em của bang.

Hạn chế người nhập cư diện gia đình

Những người có thành viên gia đình sinh sống hợp pháp ở Mỹ đang được ưu tiên nhận thẻ xanh, nhưng dự luật RAISE sẽ bỏ ưu tiên này với con cái trưởng thành của người nhập cư hợp pháp. Bạn đời hay con dưới 18 tuổi của họ vẫn sẽ được hưởng ưu tiên.

Nếu một người định cư tại Mỹ có cha mẹ ốm đau, cha mẹ người đó được phép vào Mỹ với thị thực 5 năm có thể gia hạn, miễn là người định cư hứa sẽ chịu trách nhiệm về mặt tài chính cho họ.

Xóa bỏ chương trình thị thực đa dạng

Chương trình thị thực nhập cư đa dạng được bắt đầu hơn hai thập kỷ trước theo yêu cầu của quốc hội Mỹ. Chương trình này lựa chọn ngẫu nhiên các đối tượng được cấp thẻ xanh từ công dân từ các quốc gia có tỷ lệ nhập cư vào Mỹ thấp trong vòng 5 năm trước đó. 

Mỗi năm có hàng triệu người nộp đơn vào chương trình cấp thị thực kiểu "xổ số" này và 50.000 người được chọn. Để đủ điều kiện nộp đơn, người tham gia phải học xong trung học và có việc làm. Tuy nhiên, dự luật RAISE muốn loại bỏ hoàn toàn chương trình này.

Giảm số người tị nạn

Trước khi rời nhiệm sở, cựu tổng thống Barack Obama cam kết ông sẽ nhận 110.000 người tị nạn một năm, nhưng dự luật RAISE muốn con số đó chỉ còn 50.000 người.

RAISE nhận được sự ủng hộ từ các nhóm hoạt động muốn hạn chế nhập cư. Nó cũng có thể hấp dẫn với các cử tri trung thành có quan điểm chống nhập cư của đảng Cộng hòa.

"Đây là một lời hứa lớn của Tổng thống Trump đối với người Mỹ", cố vấn cấp cao Nhà Trắng Stephen Miller nói và nhấn mạnh dự luật nhằm "bảo vệ người lao động, người đóng thuế và nền kinh tế Mỹ".

Trong khi đó, dự luật cũng nhận được nhiều ý kiến chỉ trích. Chủ tịch Ủy ban quốc gia của đảng Dân chủ Tom Perez nói rằng "Trump muốn phá vỡ cộng đồng và trừng phạt các gia đình nhập cư, những người đóng góp to lớn cho nền kinh tế của chúng ta".

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.