Kẻ thù mới của Mỹ là bạn mới của Nga?

(Baonghean.vn) - Theo RT, phát biểu của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng châu Âu không thể dựa vào Mỹ về vấn đề an ninh, cùng những tín hiệu về sự ấm lên với Nga, cho thấy vết rạn nứt trong các quan hệ EU-Washington - một mối quan hệ hiện đang dần đổ vỡ trong bối cảnh sức ép nhằm chấm dứt các chính sách trừng phạt.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Hội nghị G7 ở Canada hồi tháng 6. Ảnh: Reuters
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Hội nghị G7 ở Canada hồi tháng 6. Ảnh: Reuters

“Châu Âu không thể tiếp tục dựa vào Mỹ để có được an ninh cho mình”, Tổng thống Pháp trong một bài diễn văn về chính sách đối ngoại gần đây tại Paris khẳng định.

Các quan hệ giữa Mỹ và Pháp từng cho thấy một khởi đầu đầy hứa hẹn trong năm nay. Những sự tương tác “động chạm” giữa Donald Trump và Macron trong hội nghị thượng đỉnh hồi tháng 4, khi 2 vị nguyên thủ cùng trồng cây trên bãi cỏ ở Nhà Trắng. Từ những cảnh tượng ấy, người ta chẳng bao giờ đoán được rằng chỉ vỏn vẹn 1 tháng sau đó, 2 đồng minh này sẽ quay lưng với nhau.

Vết rạn đầu tiên trong các quan hệ xảy ra sau khi Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân lịch sử với Iran. Lúc ấy, ngay khi hay tin Trump rút khỏi thỏa thuận, Bộ trưởng Kinh tế Pháp đã hối thúc châu Âu ngừng hành xử như “những kẻ chư hầu của Mỹ” và tiếp tục giao thương với Tehran bất chấp điều mà “cảnh sát kinh tế toàn cầu” ấp ủ trong tương lai.

Các khoản thuế nhập khẩu của Trump đánh vào thép và nhôm hồi tháng 9 đã khơi mào làn sóng phản đối trên toàn cầu và hành động trả đũa từ phía Liên minh châu Âu (EU). Macron đã gọi các biện pháp này là “bất hợp pháp” và cảnh báo “chủ nghĩa quốc gia về kinh tế dẫn tới chiến tranh”, nói thêm rằng đây chính xác là “điều đã xảy ra vào những năm 1930”.

“Việc tái định dạng các quan hệ xuyên Đại Tây Dương dưới thời Tổng thống Trump đã đi rất xa”, Yury Rubinsky - người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Pháp thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga nhận định, nói thêm rằng chính Washington khơi mào sự thay đổi như vậy.

Nhà báo độc lập Luc Rivet có cách diễn đạt khác: “Câu chuyện tình giữa châu Âu và Mỹ đã chấm dứt trong sự tranh cãi ầm ĩ”.

Bạn và thù

Xe tăng diễu hành trên đại lộ Champs Elysee, Paris nhân dịp Quốc khánh Pháp. Ảnh: AFP
Xe tăng diễu hành trên đại lộ Champs Elysee, Paris nhân dịp Quốc khánh Pháp. Ảnh: AFP
Rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, từ bỏ hiệp ước Paris, và áp thuế nhôm và thép - giọng điệu cứng rắn của Nhà Trắng dường như đang đẩy EU ngày càng xa Washington. Trên thực tế, Trump đã “dựng sân khấu” cho vết rạn giữa Mỹ với khối nước này trong chiến dịch tranh cử tổng thống, khi ông gọi liên minh này là một “hố địa ngục” và một “mớ hỗn độn”. Sau đó, khi đắc cử, Trump lưu ý rằng Mỹ có “rất nhiều kẻ thù”, bao gồm cả EU.

Đó là lý do vì sao trong bài diễn văn về an ninh EU, nhà lãnh đạo Pháptuyên bố ông muốn khởi động một cuộc đánh giá về an ninh liên quan đến tất cả đối tác của châu Âu, kể cả Nga. Nhiều ngày sau đó, trong một buổi họp báo nhân chuyến thăm Helsinki, Macron quả quyết rằng “việc có một quan hệ chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ cũng như với Nga đem lại sự ổn định, điều trong dài hạn sẽ đem lại thêm sức mạnh và sự gắn kết” là có ích cho EU.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tin rằng lập trường của Macron không phải hình thành trong một sớm một chiều. “Đường hướng hành động của Mỹ trên đấu trường quốc tế khiến ai cũng phải suy nghĩ”, ông nói.

Không một quốc gia nào với “chút ít tự trọng” có thể khoan nhượng khi các chính sách của họ bị ép buộc, nhà ngoại giao cấp cao của Nga lưu ý.

Yury Rubinsky - người đứng đầu Trung tâm nghiên cứu Pháp thuộc Viện hàn lâm Khoa học Nga khẳng định, khi Macron đề cập đến Nga, phần lớn ông đang nhắc đến cuộc khủng hoảng tại Syria và nhất là việc tái xây dựng đất nước chịu thiệt hại bởi chiến tranh này sau khi cuộc xung đột qua đi. Ông đặt câu hỏi: “Toàn bộ người di cư sẽ về đâu khi cuộc chiến kết thúc? Ai sẽ chi trả cho việc tái xây dựng đất nước này?”

Còn Rivet cho rằng, Macron, nhân vật trung tả tham vọng 40 tuổi, người hiện đang “rất muốn tìm kiếm một vai trò quốc tế quan trọng tại EU”, đã thất bại khi thực hiện nhiều trong số các tham vọng của mình. Tuy nhiên, nhà báo Rivet nhận định nhà lãnh đạo này có thể “dẫn đầu con đường hòa giải”. Thêm vào đó, Áo và Hungary, cũng như các đảng hoài nghi châu Âu chẳng hạn Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AfD) và đảng Tập hợp Quốc gia của Pháp đang kêu gọi các quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và hối thúc hủy bỏ trừng phạt.

Minh họa: Global Look Press
Minh họa: Global Look Press
Châu Âu đang bắt đầu hiểu rằng trừng phạt chống Nga không có hiệu quả, trong khi nền kinh tế của họ phải gánh chịu. “Các cuộc vận động trong giới doanh nghiệp và nông nghiệp châu Âu trong thời gian dài đã nỗ lực thuyết phục các chính khách châu Âu dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt chung, chủ yếu gây tổn hại cho kinh doanh nông sản của châu Âu”, Rivet nói.

Tuy nhiên, Rivet cũng thừa nhận, châu Âu hầu như không thể làm gì để đối đầu Washington. “Khả thi nhất, EU sẽ chỉ đàm phán để bảo vệ các công ty và sản phẩm của họ bán và giao thương với Mỹ, khỏi các đòn trừng phạt khác của Mỹ”, ông nói. Phát biểu về thỏa thuận hạt nhân Iran, Rivet cho rằng châu Âu “hoàn toàn không có gì” và “không thể làm gì để cứu” thỏa thuận này.

“Không công ty châu Âu nào dám chống lại chính phủ Mỹ về các đòn trừng phạt Iran. Châu Âu sẽ không thực sự đối đầu Mỹ về vấn đề Iran. Các nước châu Âu chắc chắn sẽ bại trận”, ông khẳng định.

Nhưng có thể châu Âu có khả năng xem xét kỹ lưỡng láng giềng phía Đông của họ hơn, thay vì quốc gia ở bên kia Đại Tây Dương. “Châu Âu hoàn toàn tê liệt khi họ phải ứng phó với Mỹ, ngoại trừ, tại sao không chứ, mở trở lại cánh cửa cộng tác với Nga”, Rivet phát biểu.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Chuyên gia lý giải vì sao Pháp không đủ khả năng tiến hành chiến tranh khốc liệt ở Ukraine

Nước Pháp, bất chấp những tuyên bố hung hăng của Tổng thống Emmanuel Macron, không có đủ tiềm lực để tham gia vào cuộc chiến khốc liệt ở Ukraina; thậm chí nước này có thể chỉ có đủ đạn dược trong 2-3 ngày, theo Cyril de Lattre - chuyên gia hàng không, cựu phi công Pháp nói với Sputnik.