Keo đến kỳ thu hoạch vẫn không thể khai thác vì vướng rừng đặc dụng

(Baonghean.vn) - Mặc dù đã được giao đất để trồng rừng sản xuất từ cách đây gần 15 năm, thế nhưng đến nay rừng keo của 34 hộ dân tại xóm 9, xã Nam Thanh (Nam Đàn) vẫn không được khai thác do bị vướng vào diện tích rừng đặc dụng.

Rừng đến kỳ thu hoạch nhưng không thể khai thác

Khu vực rừng sản xuất đã đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được phép khai thác là của 34 hộ dân xóm 9, xã Nam Thanh thuộc khu vực Đá Hàn - Khe Su, nằm trên dãy núi Đại Huệ. Năm 2007 người dân địa phương đã được UBND xã Nam Thanh giao đất trên thực địa để trồng rừng sản xuất. Kể từ đó đến nay họ liên tục trồng keo, đã thu hoạch chu kỳ thứ nhất, đến chu kỳ thứ 2 này thì không được khai thác.

Ông Bùi Hữu Hiếu - xóm trưởng xóm 9 (Nam Thanh) cho biết: Khu vực rừng trồng của người dân xóm 9 trước đây được Nhà nước giao để trồng rừng, phát triển kinh tế. 34 hộ dân được giao đất trồng rừng thì mỗi hộ có diện tích khoảng 3 ha. Sau khi nhận dất, người dân đã trồng rừng theo đúng quy định. Năm 2014 - 2015, đã khai thác lứa keo đầu tiên, nay đã đến kỳ thu hoạch lứa keo thứ 2, người dân trong xóm đã nhiều lần kiến nghị được khai thác nhưng đến nay vẫn chưa được cho phép. 

Riêng gia đình ông Hiếu được giao hơn 3 ha đất, bỏ vốn đầu tư trồng rừng nhiều năm nay, hiện nay cây trồng cũng đã được 6-7 tuổi, đến kỳ thu hoạch nhưng chưa được khai thác khiến cho bao nhiêu vốn liếng đang bị mắc kẹt trên rừng.

Do bị quy hoạch vào rừng đặc dụng nên dù đã đến kỳ khai thác nhưng cây keo của người dân xóm 9, Nam Thanh (Nam Đàn) vẫn không được thu hoạch. Ảnh: Tiến Đông
Do bị quy hoạch vào rừng đặc dụng nên dù đã đến kỳ khai thác nhưng cây keo của người dân xóm 9, Nam Thanh (Nam Đàn) vẫn không được thu hoạch. Ảnh: Tiến Đông

Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào năm 2007, thực hiện chủ trương giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp theo Nghị định 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ, UBND huyện Nam Đàn đã thành lập Ban chỉ đạo giao đất lâm nghiệp, riêng tại xã Nam Thanh, chính quyền địa phương đã tiến hành giao đất cho 376 hộ gia đình với tổng diện tích 448 ha, trong đó có 34 hộ với diện tích hơn 40 ha tại vùng Đá Hàn - Khe Su, xóm 10B (nay là xóm 9).

Sau khi được giao đất, các hộ dân đã tiến hành canh tác, trồng rừng và đã trải qua 1 chu kỳ trồng cây, hiện nay đã bước vào chu kỳ khai thác thứ 2 nhưng không được phép tiến hành vì phần diện tích các hộ được giao này đang nằm trong khu vực BQL rừng đặc dụng Nam Đàn quản lý. 

Hiện nay rừng sản xuất của người dân đã được quy hoạch vào rừng đặc dụng do BQL rừng đặc dụng Nam Đàn quản lý. Ảnh: Tiến Đông
Hiện nay rừng sản xuất của người dân đã được quy hoạch vào rừng đặc dụng do BQL rừng đặc dụng Nam Đàn quản lý. Ảnh: Tiến Đông

Ông Nguyễn Chí Hướng - cán bộ địa chính xã Nam Thanh cho biết: Trước đây diện tích đất rừng mà người dân xóm 9 đang sản xuất chưa thuộc quy hoạch rừng đặc dụng, mãi đến năm 2014 theo quy hoạch 3 loại rừng được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 thì phần diện tích đất này mới được đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng và được giao cho BQL rừng đặc dụng Nam Đàn quản lý với 35,88 ha. Sau khi kiểm tra, đo đạc lại thì còn một số diện tích nằm ngoài quy hoạch rừng đặc dụng, hiện xã đang làm các thủ tục bóc tách phần này để cho người dân có thể khai thác. 

Sớm có giải pháp xử lý

Việc quy hoạch rừng đặc dụng vào diện tích rừng đã sản xuất của người dân xóm 9, xã Nam Thanh đã được người dân kiến nghị cách đây nhiều năm. Trong đó, vào năm 2018, UBND huyện Nam Đàn đã tổ chức nhiều cuộc họp để xử lý việc xác định ranh giới đất rừng đối với 34 hộ dân tại xóm 9, Nam Thanh. Sau khi đo vẽ, xác minh ranh giới (có 31 hộ đo, 2 hộ đã giao đất cho quốc phòng, 1 hộ không giao), đã xác định được diện tích đất chồng lấn là 41,13 ha, trong đó có 35,88 ha thuộc diện tích Nhà nước giao cho Lâm trường Đại Huệ trước đây, nay là BQL rừng đặc dụng Nam Đàn quản lý nhưng chưa được cấp Giấy CNQSDĐ; 2,42 ha vừa thuộc đất BQL rừng đặc dụng Nam Đàn quản lý vừa thuộc UBND xã Nam Thanh quản lý và 2,83 ha đất do UBND xã Nam Thanh quản lý. 

Khu vực Đá Đen nằm trên dãy Đại Huệ được người dân phủ xanh bằng rừng keo trong nhiều năm nay. Ảnh: Tiến Đông
Khu vực Đá Đen nằm trên dãy Đại Huệ được người dân phủ xanh bằng rừng keo trong nhiều năm nay. Ảnh: Tiến Đông

Ông Võ Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND xã Nam Thanh cho biết, đến thời điểm này, xã đã phối hợp với các phòng, ban liên quan của UBND huyện Nam Đàn và lực lượng Kiểm lâm, BQL rừng đặc dụng Nam Đàn, tiến hành đo đạc, bóc tách được các diện tích không liên quan, có thể giao cho người dân sử dụng, khai thác. Riêng diện tích rừng mà người dân đã trồng cây nhưng nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng, xã cũng đã làm tờ trình xin phép cho người dân được khai thác số keo đã đến kỳ thu hoạch, nhưng do chưa xác định rõ đối tượng chủ rừng cũng như tình trạng quy hoạch cụ thể đối với từng lô rừng đăng ký khai thác. Đồng thời chưa giải quyết dứt điểm tình trạng chồng lấn đất lâm nghiệp trên địa bàn, từ đó xác lập tư cách chủ rừng cụ thể đối với từng hộ gia đình trồng rừng trên địa bàn nên Sở NN&PTNT chưa đồng ý cho phép khai thác.

Hiện nay, những vướng mắc liên quan đến quy hoạch rừng đặc dụng với rừng sản xuất của người dân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, chính vì thế mà người dân vẫn chưa được khai thác keo dù đã đến chu kỳ thu hoạch. Ảnh: Tiến Đông
Hiện nay, những vướng mắc liên quan đến quy hoạch rừng đặc dụng với rừng sản xuất của người dân vẫn chưa được giải quyết dứt điểm, chính vì thế mà người dân vẫn chưa được khai thác keo dù đã đến chu kỳ thu hoạch. Ảnh: Tiến Đông
Ông Hồ Sỹ Hải - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn cho biết, những kiến nghị của người dân xã Nam Thanh đã được huyện xem xét, xử lý. Ngày 30/9/2021, huyện đã có Báo cáo về kết quả rà soát, điều chỉnh bổ sung cơ cấu 3 loại rừng để tích hợp vào quy hoạch tỉnh và quy hoạch lâm nghiệp cấp Quốc gia giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn huyện Nam Đàn. Theo đó, huyện đã đề nghị điều chỉnh 1.198,51 ha diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong địa bàn toàn huyện, trong đó điều chỉnh 424,09 ha rừng đặc dụng sang rừng sản xuất; điều chỉnh từ rừng sản xuất ra ngoài quy hoạch 67,29 ha; chuyển chủ rừng quản lý 633,36 ha và đưa vào 3 loại rừng 73,77 ha. “Hiện nay huyện đang chờ các cơ quan chức năng cho phép rồi sẽ tiến hành các bước tiếp theo” -ông Hải cho biết thêm. 

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.