Kết luận rà soát hồ sơ Giáo sư của Bộ trưởng Tiến

Theo Tú Tú (www.baogiaothong.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Nhiều người đặt ra câu hỏi liệu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có đủ tiêu chuẩn đạt chức danh Giáo sư?
Kết luận rà soát hồ sơ Giáo sư của Bộ trưởng Tiến ảnh 1
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Ngay sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn năm 2017, dư luận đặt câu hỏi liệu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến có đủ tiêu chuẩn khi bà dành thời gian cho quản lý thì không thể tham gia giảng dạy?

Trước câu hỏi trên, GS Phạm Gia Khánh, Chủ tịch Hội đồng Chức danh Giáo sư ngành Y tế, cho biết, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là 1 trong 19 người thuộc diện rà soát hồ sơ công nhận chức danh giáo sư. Đó là những người bị khiếu nại, là những giảng viên kiêm nhiệm các đơn vị quản lý, bộ trưởng, thứ trưởng… .

Theo ông Phạm Gia Khánh, các tiêu chí bà Tiến đạt được là: đào tạo 3 tiến sĩ, 4 thạc sĩ lấy bằng và đang đào tạo 3 nghiên cứu sinh, tham gia giảng dạy tại ĐH Y dược TP.HCM, kiêm chủ nhiệm 2 bộ môn, giảng dạy tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia. Bà Tiến cũng có 2 cuốn chuyên khảo, 3 giáo trình, 3 sách tham khảo và 2 sách hướng dẫn; có 91 bài báo khoa học, 14 bài đăng trong tạp chí quốc tế ISI, tổng điểm quy đổi cao (34,38). Đồng thời, bà Tiến chủ trì 2 đề tài cấp Nhà nước, số đề tài cấp bộ đã nghiệm thu là 6, cùng 15 đề tài cấp cơ sở.

Ngoài ra, bà Tiến tham gia thỉnh giảng 2 nhiệm kỳ của ĐH Oxford (Anh) và được ĐH Oxford trao chức danh giáo sư thỉnh giảng lần thứ nhất nhiệm kỳ 3 năm vào năm 2010. Và lần thứ 2 vào tháng 3/2017, trong giai đoạn từ 2016-2021. Về nghiên cứu khoa học, Bộ trưởng Tiến được trao huân chương Bắc đẩu bội tinh của Pháp.  Ngoài ra, bà Tiến còn được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân.

Ông Khánh khẳng định, những tiêu chí này thừa đủ để công nhận chức danh Giáo sư của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Cùng với bà Tiến, 18 người được đề nghị ra soát cũng đều đủ tiêu chuẩn công nhận chức danh Giáo sư.

Câu chuyện rà soát giáo sư, phó giáo sư đang nhận được sự quan tâm của dư luận sau khi Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công bố danh sách ứng viên đạt tiêu chuẩn năm 2017 với số lượng tăng đột biến. Dư luận lo ngại chất lượng giáo sư, phó giáo sư không đảm bảo, với "chuyến tàu vét" trước khi quy định 174 hết hiệu lực.

Trước đó, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT đã bày tỏ quan điểm, quan chức nói chung, bộ trưởng nói riêng, không nên làm giáo sư và phó giáo sư. Chức danh này chỉ nên dành cho những người giảng dạy tại các cơ sở đại học.  Xu hướng trên thế giới không có chuyện quan chức, bộ trưởng là giáo sư, bởi công việc chính của họ làm hành chính, chính sách. “Khi quan chức gắn liền giáo sư, dù có thanh minh thế nào cũng thể hiện tính háo danh”, ông Khuyến nói.

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

Giải pháp ‘vàng’ phát hiện ung thư đường tiêu hóa

(Baonghean.vn) - Hiện nay, các bệnh lý tiêu hóa ngày càng phổ biến vì những thói quen ăn uống, sinh hoạt không hợp lý và căng thẳng tâm lý gây nên. Phương pháp nội soi dạ dày và đại tràng thường được bác sĩ chỉ định để chẩn đoán các bệnh lý này. Vậy có nên nội soi dạ dày và đại tràng cùng lúc?

Loãng xương

Chế độ ăn cho người bệnh loãng xương

Chế độ ăn đúng giúp phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương hiệu quả. Do đó, việc đảm bảo dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh cơ xương khớp nói chung và người mắc bệnh loãng xương nói riêng là rất quan trọng.