Khai hội Hương sắc vùng cao tại Hà Nội năm 2016

Ngày hội có sự tham gia của 10 tỉnh, thành với nhiều hoạt động tái hiện những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc vùng cao phía Bắc.

Tối 21/11, Ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội" năm 2016 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, số 2 Hoa Lư, Hà Nội. Đây là hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), quảng bá, tôn vinh những di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc vùng núi cao phía Bắc.

Ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội” năm nay có 10 tỉnh, thành phố tham gia, với nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn, tái hiện những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc vùng cao phía Bắc.

“Hương sắc vùng cao tại Hà Nội

Phiên chợ vùng cao đã được sắp đặt thu nhỏ hòa sắc cùng trang phục dân tộc, cảnh xuống chợ, bán vải, gùi hàng, bán các loại hàng nông sản. Chương trình nghệ thuật và trình diễn trang phục dân tộc đã được tái hiện qua trích đoạn một số lễ hội như: Lễ cưới của dân tộc Dao Đỏ” tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai; Lễ Cấp sắc của người Sán Dìu, tỉnh Vĩnh Phúc; giao lưu tìm hiểu “Nét đẹp vùng cao” và “Vòng xòe Tây Bắc”…

Đặc biệt, trong không gian ngày hội, ngôi nhà sàn dân tộc Tày, tỉnh Thái Nguyên đã được phục dựng, tái hiện những nét sinh hoạt đời thường và bản sắc của đồng bào các dân tộc.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hải, trưởng bản Thái Hải, xã Thịnh Đức, thành phố Thái Nguyên cho biết, bản Thái Hải mang đậm bản sắc văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào Tày, Thái Nguyên.

“Văn hóa vật thể có ngôi nhà 24 cột của người Tày với kiến trúc đặc trưng riêng của nhà sàn Thái Nguyên cùng tất cả dụng cụ sinh hoạt. Văn hóa phi vật thể được người Tày mang đến ngày hội “Hương sắc vùng cao” là các làn điệu then cổ như then cúng mụ, then hội, then cầu mùa…”, bà Hải cho biết.

Tại ngày hội năm nay, ông Vương Duy Biên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch khẳng định: Ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội" là hoạt động văn hóa nghệ thuật ý nghĩa nhằm hưởng ứng và tôn vinh những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc của cộng đồng các dân tộc vùng núi cao phía Bắc nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam.

Thông qua đó nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về di sản văn hóa, du lịch vùng cao, ý thức trách nhiệm và vai trò của từng cá nhân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị của văn hóa dân tộc.

“Việt Nam có bản sắc văn hóa thống nhất nhưng cũng rất đa dạng của 54 dân tộc anh em. Ngày hội dù chỉ là một bức tranh nhỏ của đồng bào các dân tộc phía Bắc, với khoảng 10 dân tộc nhưng rất phong phú. Ngay tại Hà Nội có không gian của các cộng đồng dân tộc, hoạt động lễ hội cùng các hoạt động văn hóa tinh thần là cơ hội đáng quý dành cho công chúng Thủ đô tìm hiểu về nét đẹp truyền thống văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc”, Thứ trưởng Vương Duy Biên nêu rõ.

Ngày hội “Hương sắc vùng cao tại Hà Nội" năm 2016 sẽ diễn ra đến ngày 23/11. Nhân dịp này, Hội di sản văn hóa Việt Nam, Cục đường thủy nội địa Việt Nam cũng đã phối hợp với Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật “Dòng sông Việt năm 2016”./.

Theo VOV

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

[Infographics] Những điểm nhấn Lễ hội du lịch Cửa Lò 2024

(Baonghean.vn) - Năm 2024, lễ hội du lịch Cửa Lò hướng đến quảng bá các giá trị văn hóa, vẻ đẹp của vùng đất và con người Cửa Lò đến du khách trong nước và quốc tế. Theo đó, Cửa Lò sẽ tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực tạo điểm nhấn chào mừng kỷ niệm 30 năm thành lập Thị xã Cửa Lò.