Khám phá 10 sự thật về cơ thể người

Trái tim có thể thay đổi hình dạng khi con người vào không gian, "vân lưỡi" cũng là đặc điểm có một không hai giống vân tay.

1. Vào buổi sáng, lúc mới thức dậy, cột sống của chúng ta dài hơn khoảng một inch (2,54 cm) so với buổi tối. Lý do nằm ở các đĩa đệm bảo vệ cột sống được cấu tạo từ một chất liệu giống như gelatin. Khi đứng ngồi trong suốt cả ngày, trọng lực và các lực khác làm chùn nhẹ cột sống, khiến chúng ta thấp hơn.

2. Không chỉ vân tay, hình dạng tai của bạn cũng là dấu hiệu độc đáo trên cơ thể. Các nhà khoa học Anh đã phát triển một phương pháp có thể nhận dạng con người bằng tai, có tỷ lệ thành công lên đến 99,6%.

Lưỡi cũng có hình dạng và kết cấu độc đáo. Trái ngược với dấu vân tay, "vân lưỡi" không bao giờ thay đổi.

Khám phá 10 sự thật về cơ thể người ảnh 1

Ảnh: Depositphotos

3. Nhiệt độ thức ăn được chứng minh có tác động đến nhận thức của con người về hương vị. Vị chua sẽ mạnh hơn nếu bạn ăn một món nóng hổi, trong khi vị đắng sẽ rõ hơn nếu món ăn khá nguội. Các thụ thể của chúng ta nhạy cảm nhất với nhiệt độ trong khoảng 65-95 độ F. Vì vậy, một tách cà phê quá nóng dường như ít đắng hơn một tách cà phê có nhiệt độ vừa phải.

4. Ngoài bốn vị cơ bản (ngọt, chua, đắng và mặn), người ta còn gọi tên một vị thứ năm là umami (từ tiếng Nhật). Đây là hương vị được tìm thấy trong các món giàu protein, nước dùng thịt và cá, hay thức ăn có chứa bột ngọt. Mỗi người đều có một số thụ thể chịu trách nhiệm về cảm nhận vị umami.

5. Axit dạ dày mạnh đến mức phân hủy được lưỡi lam, tức có khả năng làm hại cả dạ dày. Do vậy, dạ dày tự tái tạo lớp lót bên trong 3-4 ngày một lần để bảo vệ mình. Khi tác dụng phá hủy của niêm mạc dạ dày lấn át tác dụng bảo vệ, con người có nguy cơ bị viêm loét bao tử.

6. Các chuyên gia từ Đại học Flinders ở Australia đã kết luận cơ thể con người có "bộ não thứ hai" nằm ở hệ tiêu hóa. Nó còn có thể được coi là bộ não đầu tiên vì xuất hiện đầu tiên. Kết luận này dựa trên việc hệ tiêu hóa là cơ quan duy nhất có hệ thống thần kinh riêng có thể hoạt động độc lập, tác động trực tiếp lên cơ thể. Chẳng hạn, nó tự động hóa quá trình tiêu hóa.

7. Một số người mắc hội chứng Auto Brewery Syndrome (ABS), tức hội chứng đường ruột lên men. Họ có thể "say" sau khi ăn thực phẩm giàu carbohydrat. Đây là căn bệnh hiếm gặp trong đó loại nấm men Saccharomyces cerevisiae làm lên men thức ăn ở dạ dày, sản sinh ra ethanol, một thành phần của bia, rượu vang cùng các loại đồ uống có cồn khác.

8. Các nhà khoa học của NASA đã phát hiện ra khi con người ở trong không gian, cơ tim sẽ mất đi và khiến trái tim thay đổi hình dạng. Cụ thể, các bác sĩ tim mạch đã nghiên cứu trái tim của 12 phi hành gia làm việc trên Trạm vũ trụ quốc tế. Các hình ảnh tiết lộ trái tim trở nên gần giống hình cầu hơn trong không gian, và chỉ quay trở lại hình dạng thon dài bình thường sau khi phi hành gia về Trái Đất.

Khám phá 10 sự thật về cơ thể người ảnh 2

Trái tim sẽ thuôn dài hơn khi ở trên Trái Đất (hình bên trái) và thay đổi hình dạng khi con người vào không gian. Ảnh: Depositphotos

9. Cơ thể con người phát sáng trong bóng tối nhưng chúng ta không thể nhìn thấy. Ánh sáng cơ thể phát ra thấp hơn 1.000 lần so với độ nhạy của mắt thường chúng ta.

10. Năm 2010, các nhà khoa học tại Đại học Emory đã phát hiện ra một gen thú vị ở chuột, gọi là Homer Simpson. Nếu xóa đi gen này, chuột có thể thông minh hơn. Thực tế, con người cũng sở hữu gen Homer Simpson, nhưng không ai biết việc loại bỏ nó sẽ gây ra tác động gì. 

tin mới

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Bài tập cho người bệnh viêm phổi

Trường hợp viêm phổi nặng có thể gây khó thở, thở nặng nhọc làm ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày. Thực hiện một số bài tập không giúp điều trị khỏi viêm phổi nhưng có tác dụng tăng cường chức năng hô hấp,

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

Bí quyết thoát mất ngủ do căng thẳng của nữ giám đốc U50

(Baonghean.vn) - “Cứ căng thẳng đầu óc là tối về tôi lại không chợp mắt nổi, đêm chỉ ngủ được 1 - 2 tiếng. Sáng dậy đầu ong ong, người mệt mỏi, dễ cáu gắt, không có năng lượng tư vấn cho khách hàng”, chị Vũ Kim Sa - Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Hà My chia sẻ.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Bài tập cho người bệnh hen

Bài tập cho người bệnh hen

Mục tiêu của điều trị bệnh hen là giúp người bệnh kiểm soát tốt triệu chứng, duy trì khả năng hoạt động bình thường, ngăn ngừa biến chứng… Vậy người bệnh hen nên tập luyện như thế nào?

Cán bộ thú y huyện Diễn Châu tiêm phòng vắc xin cho đàn gia cầm trên địa bàn. Ảnh tư liệu: Phú Hương

Chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình nếu địa phương để dịch bệnh dại và cúm gia cầm lây lan, có người tử vong

(Baonghean.vn) - Địa phương nào chủ quan, để dịch bệnh xảy ra và lây lan, có người tử vong do chó mắc bệnh dại cắn hoặc người chết do nhiễm virut cúm gia cầm khi đàn vật nuôi chưa được tiêm phòng vắc-xin thì chủ tịch UBND cấp huyện bị phê bình trước Chủ tịch UBND tỉnh.

Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật đặt stent Graft cho bệnh nhân bị phình động mạch chủ bụng. Ảnh: Hồ Hà

Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An triển khai thường quy kỹ thuật đặt Stent Graft động mạch chủ

(Baonghean.vn) - Đặt Stent Graft động mạch chủ là kỹ thuật khó, chuyên sâu của chuyên ngành tim mạch. Kỹ thuật này đã được triển khai thường quy tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Ở Nghệ An, hiện mới chỉ có Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện được kỹ thuật này.

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Khám phá tác dụng ít biết của cứu ngải

Đến nay, nhiều người vẫn cho rằng, cứu ngải chỉ có vai trò hỗ trợ cho tác dụng của châm cứu. Thực ra, đây là một phương pháp trị liệu riêng biệt với những giá trị phòng và điều trị bệnh tật hết sức độc đáo.

“Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ”

Chương trình livestream 'Chủ động phòng chống bệnh lý đột quỵ'

(Baonghean.vn) -Bệnh đột quỵ nguy hiểm như thế nào? Làm sao để phòng tránh và nhận biết sớm đột quỵ? Tất cả sẽ được bác sĩ Bệnh viện ĐKTP Vinh giải đáp trong chương trình “20h Bác sỹ đây rồi”. Chương trình được livestream lúc 20h ngày 20/3 trên các nền tảng số của Báo Nghệ An và BVĐK Thành phố Vinh.