Khám phá nét xưa ở Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Về với Cửa Lò, du khách không chỉ bị thu hút bởi bãi biển đẹp, hải sản tươi ngon, hệ thống nhà hàng khách sạn chất lượng… nơi đây còn có nhiều di tích, danh thắng, những không gian tâm linh gần gũi, thiêng liêng.
Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu.

Với quá trình phát triển lâu đời, Cửa Lò là vùng đất có bề dày văn hóa trầm tích. Theo Ban quản lý Di tích Danh thắng tỉnh, trên địa bàn TX Cửa Lò có 35 di tích lịch sử, văn hóa đã được phân cấp quản lý, trong đó có 3 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, gồm: Đền Vạn Lộc, đền Mai Bảng, nhà thờ Họ Hoàng Văn, nhiều di tích đã được xếp hạng cấp tỉnh, như chùa Lô Sơn, chùa Song Ngư, đền Diên Nhất, đền Yên Lương, đền Bàu Lối, đền Làng Hiếu, nhà thờ họ Hoàng Thế, nhà thờ Phùng Phúc Kiều... Trong ảnh: Đền Bàu Lối ở phường Nghi Thu.

Đền Bàu Lối tọa lạc trong khuôn viên có diện tích gần 16 000 m2, được xây dựng từ thời Lê để thờ thần Cao Sơn Cao Các, tam tòa Thánh Mẫu, bản cảnh thành hoàn... Đền có hạ, trung, thượng điện đã được tôn tạo khang trang, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Trong ảnh: Bức bình phong được trang trí phù điêu, hình lưỡng long chầu nguyệt trước hạ điện.

 Đền Bàu Lối tọa lạc trong khuôn viên có diện tích gần 16 000 m2, được xây dựng từ thời Lê để thờ thần Cao Sơn Cao Các, tam tòa Thánh Mẫu, bản cảnh thành hoàn... Đền có hạ, trung, thượng điện đã được tôn tạo khang trang, nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc xưa. Trong ảnh: Bức bình phong được trang trí phù điêu, hình lưỡng long chầu nguyệt trước hạ điện.

Chùa Lô Sơn ở phường Nghi Tân do Tể tướng Nguyễn Văn Miên dựng vào năm Vinh Thịnh (1705 – 1719) đời Vua Lê Dụ Tông còn gọi là Phổ Am Tự. Chùa có quy mô vừa phải, thanh tịnh, linh thiêng, tọa trên một địa thế khá đẹp, tựa lưng vào núi Lô, hướng về phương bắc.

Chùa Lô Sơn ở phường Nghi Tân do Tể tướng Nguyễn Văn Miên dựng vào năm Vinh Thịnh (1705 – 1719) đời Vua Lê Dụ Tông còn gọi là Phổ Am Tự. Chùa có quy mô vừa phải, thanh tịnh, linh thiêng, tọa trên một địa thế khá đẹp, tựa lưng vào núi Lô, hướng về phương bắc.

Trải qua bao thế kỷ, chùa Lô Sơn vẫn giữ được nét cổ kính hòa quyện với thiên nhiên trữ tình tạo cho di tích trở thành một công trình văn hóa độc đáo. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như tượng, bia đá…

  Trải qua bao thế kỷ, chùa Lô Sơn vẫn giữ được nét cổ kính hòa quyện với thiên nhiên trữ tình tạo cho di tích trở thành một công trình văn hóa độc đáo. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như tượng, bia đá… 

Đền Vạn Lộc thuộc phường Nghi Tân được xây dựng vào thời Lê trung hưng, là một công trình kiến trúc cổ kính, quy mô, thờ Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi (1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí. Ông là người có công lớn trong việc hộ quốc an dân, đánh đuổi giặc thù, khai cơ lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc (phường Nghi Tân ngày nay).

Đền Vạn Lộc thuộc phường Nghi Tân được xây dựng vào thời Lê trung hưng, là một công trình kiến trúc cổ kính, quy mô, thờ Thái úy Quận công Nguyễn Sư Hồi (1444 -1506) - con trai trưởng của Thái sư Cương quốc công Nguyễn Xí. Ông là người có công lớn trong việc hộ quốc an dân, đánh đuổi giặc thù, khai cơ lập ấp, lập nên làng Vạn Lộc (phường Nghi Tân ngày nay).

Đền Vạn Lộc có vị trí đẹp, trước mặt đền là dòng sông Cấm êm đềm, sau lưng là núi Lò, bên phải có núi Rồng, bên trái có núi Tượng tạo thế "rồng chầu, hổ phục". Đền đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1991. Những năm gần đây, đền đã được trùng tu tôn tạo khang trang. Tại đền còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ kính, trong đó tấm bia đá 4 mặt độc đáo dựng bên trái đền.

Đền Vạn Lộc có vị trí đẹp, trước mặt đền là dòng sông Cấm êm đềm, sau lưng là núi Lò, bên phải có núi Rồng, bên trái có núi Tượng tạo thế "rồng chầu, hổ phục". Đền đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1991. Những năm gần đây, đền đã  được trùng tu tôn tạo khang trang. Tại đền còn lưu giữ nhiều hiện vật cổ kính, trong đó tấm bia đá 4 mặt  độc đáo dựng bên trái đền.

Đền Mai Bảng thuộc phường Nghi Thủy, cách trung tâm thị xã khoảng chừng 3km về phía Bắc. Đền được xây dựng từ thời Lê, thờ Chiêu Trưng Vương Lê Khôi - người có công lớn dưới triều đại nhà Lê, từng giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu - một Quý phi tài sắc vẹn toàn, được nhân dân suy tôn làm nữ thần biển,...

Đền Mai Bảng thuộc phường Nghi Thủy, cách trung tâm  thị xã khoảng chừng 3km về phía Bắc. Đền được xây dựng từ thời Lê, thờ Chiêu Trưng Vương Lê Khôi - người có công lớn dưới triều đại nhà Lê, từng giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, thờ bà Nguyễn Thị Bích Châu - một Quý phi tài sắc vẹn toàn, được nhân dân suy tôn làm nữ thần biển,...

Hiện đền Mai Bảng còn lưu giữ khoảng 75 hiện vật cổ như sắc phong, biển, kiệu, câu đối, đại tự, long ngai bài vị, hương án, bát bửu.... Đây là những hiện vật quý giá, có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

Hiện đền Mai Bảng còn lưu giữ khoảng 75 hiện vật cổ như sắc phong, biển, kiệu, câu đối, đại tự, long ngai bài vị, hương án, bát bửu.... Đây là những hiện vật quý giá, có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật.

Mỗi di tích, danh thắng của Cửa Lò mang một nét đẹp riêng trong kiến trúc xây dựng, nghi thức thờ cúng nhưng có mối quan hệ mật thiết trong chiều sâu văn hóa, lịch sử, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Trong ảnh: Hậu cung đền Mai Bảng thờ nhiều pho tương Phật, đặc biệt có pho tương cửu long quý hiếm.

Mỗi di tích, danh thắng của Cửa Lò mang một nét đẹp riêng trong kiến trúc xây dựng, nghi thức thờ cúng nhưng có mối quan hệ mật thiết  trong chiều sâu văn hóa, lịch sử, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của nhân dân ta. Trong ảnh: Hậu cung đền Mai Bảng thờ nhiều pho tương Phật, đặc biệt có pho tương cửu long quý hiếm.

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.