Khép lại 'Kỷ nguyên Mugabe', tương lai nào cho Zimbabwe?

(Baonghean) - Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã từ chức, chấm dứt gần 4 thập kỷ cầm quyền cũng như tháo ngòi cuộc khủng hoảng chính trị lên đến đỉnh điểm suốt tuần qua. Một chương mới sẽ mở ra cho Zimbabwe nhưng tương lai phía trước vẫn là điều khó đoán định.

Ý dân đã thắng

Ngày 21/11 đã trở thành dấu mốc lịch sử ở Zimbabwe khi Tổng thống Robert Mugabe đệ đơn từ chức - chấm dứt 37 năm cầm quyền. Với người dân đất nước châu Phi này, họ đã chờ đợi ngày này từ rất lâu bởi Tổng thống Robert Mugabe bị cáo buộc là người đã biến Zimbabwe từ một quốc gia giàu có thành một đất nước nghèo nàn và bất ổn.

“Thành phố hát” là những gì có thể miêu tả ở Thủ đô Harare sau khi tin Tổng thống từ chức được thông báo. Không khí “như một ngày chiến thắng” về việc ông Mugabe tuyên bố từ chức cũng đã nhanh chóng lan tỏa ra khắp nơi trên đất nước Zimbabwe. Người dân coi đây là một bước ngoặt lịch sử, mở ra những thay đổi cho đất nước Zimbabwe. 

Người dân Zimbabwe ăn mừng khi ông Mugabe từ chức Tổng thống. 	Ảnh: KSDK
Người dân Zimbabwe ăn mừng khi ông Mugabe từ chức Tổng thống. Ảnh: KSDK

Trước đó, ông Mugabe kiên quyết từ chối ra đi mặc cho sức ép từ phía quân đội, các đảng phái và nhân dân trong nước. Và vào phút chót, khi các nghị sĩ bắt đầu họp để phế truất, vị tổng thống 93 tuổi đã tuyên bố từ chức. Như vậy, ông Mugabe đã có một quyết định rõ ràng và là sự lựa chọn phù hợp với ý chí, nguyện vọng của người dân Zimbabwe sau 1 tuần bất ổn chính trị.  Đảng cầm quyền ZANU-PF ngay sau đó đã thông báo cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống trong vòng 48 giờ tới thay thế cho ông Mugabe. Ông Mnangagwa sẽ lãnh đạo nội các cũ của ông Mugabe cho đến cuộc tổng tuyển cử tiếp theo tổ chức vào tháng 9/2018. 

Như vậy, một cuộc chuyển giao êm thấm đã diễn ra, trái với những lần “sao đổi ngôi” trên chính trường châu Phi thường nhuốm màu bạo lực. Hiện chưa có thông tin chi tiết từ các tướng lĩnh hay các quan chức chính phủ về kế hoạch tiếp theo đối với Tổng thống Mugabe và gia đình ông sau khi ông từ chức. Tuy nhiên, ông Mugabe được cho là sẽ tiếp tục đàm phán để đạt được các điều kiện nhất định sau khi ông chấp thuận từ bỏ ghế tổng thống sau 37 năm cầm quyền.

“Di sản Mugabe”

Ông Mugabe từng nổi tiếng là nhà đấu tranh chống lại chính quyền của thực dân da trắng và bị tù 10 năm, nhưng sau đó, khi nắm quyền đã trở thành nhà lãnh đạo độc tài. Năm 1980, dưới phong trào đấu tranh của Robert Mugabe, Zimbabwe giành được độc lập, thoát khỏi chế độ cai trị thuộc địa của người da trắng. Ông Mugabe cũng trở thành nhà lãnh đạo của quốc gia độc lập Zimbabwe từ đó.

Tầm ảnh hưởng của ông Mugabe thời gian này khá lớn khi ông được nhiều người dân coi như Nelson Mandela của Zimbabwe - một anh hùng giải phóng dân tộc. Những năm 1980, Tổng thống Mugabe được cộng đồng quốc tế ghi nhận nhờ những cố gắng trong công cuộc cải thiện giáo dục, y tế trong nước. 

Thế nhưng kể từ thập niên 1990 đến nay, uy tín của Mubage ngày một đi xuống.  Từ người “giải phóng” ông bị cáo buộc là “kẻ áp bức” và để lại “di sản” là một đất nước Zimbabwe kệt quệ về kinh tế, bất ổn về chính trị. Giai đoạn 2007-2008, lạm phát ở Zimbabwe lên tới mức không tưởng khiến ngân hàng trung ương nước này phải in những tờ đôla Zimbabwe 100.000 tỷ để người tiêu dùng không phải mang theo cả bao tải tiền mặt khi đi mua sắm.

Ở thời kỳ siêu lạm phát, đồng 100 tỷ đôla Zimbabwe chỉ mua được 3 quả trứng gà. Đến nay, tình hình dường như chưa mấy cải thiện khi tỷ lệ thất nghiệp ở Zimbabwe vẫn ở mức 90%, nền công nghiệp phát triển ì ạch. Hệ thống giáo dục, lĩnh vực vốn là niềm tự hào của Zimbabwe, đang bị đe dọa trong khi nhiều lĩnh vực trọng yếu khác của đất nước cũng đang trong tình trạng “thoi thóp”. 

Robert Mugabe (áo trắng) trở thành nhà lãnh đạo đất nước Zimbabwe độc lập vào tháng 4 năm 1980. Ảnh: Getty
Robert Mugabe (áo trắng) trở thành nhà lãnh đạo đất nước Zimbabwe độc lập vào tháng 4 năm 1980. Ảnh: Getty

Về chính trị, nội bộ đất nước Zimbabwe hiện nay đang bị chia rẽ, chủ yếu từ hai thế hệ, một là đội ngũ những cựu binh từng tham gia cuộc đấu tranh cách mạng giành giải phóng cho đất nước, cùng thời ông Mugabe và hai là thế hệ trẻ. Ý thức hệ và cách tiếp cận thời cuộc khiến nền chính trị của Zimbabwe cũng bị phân rẽ. 

Tương lai nào? 

Trên thực tế thì suốt 1 thập kỷ qua, tình hình Zimbabwe vẫn liên tục căng thẳng do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và những bất ổn chính trị. Vì thế, dù số phận chính trị của ông Mugabe đã được định đoạt thì phía trước vẫn là vô vàn bất ổn đang chực chờ Zimbabwe mà trước mắt là cuộc chuyển giao quyền lực thời “hậu Mugabe”. 

Hiện, cánh cửa dinh Tổng thống Zimbabwe đang rộng đón ông Emmerson Mnangagwa, Phó Tổng thống bị ông Mugabe cách chức 13 ngày trước. Là một nhân vật nổi bật kể từ khi Zimbabwe tuyên bố độc lập vào năm 1980, ông Mnangagwa trở thành Phó tổng thống vào năm 2014 và được biết đến rộng rãi với biệt danh “Cá sấu”.

Nhiều thập kỷ qua, ông giữ vai trò là trợ thủ đắc lực của Tổng thống Mugabe và nổi danh là một người cơ trí, tàn nhẫn và rất giỏi trong việc thao túng các đòn bẩy quyền lực. Đối với người dân Zimbabwe, họ sợ hãi hơn là yêu thích ông Mnangagwa, mặc dù trong những năm gần đây, cựu phó tổng thống liên tục thể hiện hình ảnh một nhà lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm có thể đem lại ổn định cho Zimbabwe. Tuy nhiên, những lời hứa đưa Zimbabwe trở lại nền dân chủ và thịnh vượng của ông Mnangagwa lại khiến nhiều chuyên gia tỏ ra nghi ngờ.

Ông Emmerson Mnangagwa sẽ trở thành Tổng thống lâm thời sau khi ông Mugabe từ chức. Ảnh: BBC.
Ông Emmerson Mnangagwa sẽ trở thành Tổng thống lâm thời sau khi ông Mugabe từ chức. Ảnh: BBC.

Ông Tom McDonald, cựu đại sứ Mỹ tại Zimbabwe nhận định: “Mnangagwa là người thực tế hơn Robert Mugabe nhưng ông ấy cũng là một nhà độc tài”. Trong khi đó, Tod Moss, một chuyên gia về châu Phi tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu, cũng thẳng thắn nhìn nhận: “Ông Mnangagwa là một phần của quá khứ đau buồn chứ không phải tương lai của Zimbabwe”.

Dù chỉ lãnh đạo chính phủ lâm thời, song bộ máy của Mnangagwa sẽ phải đối mặt với không ít thách thức, mà trước hết là phải xây dựng một chính phủ đoàn kết, quy tụ đại diện của tất cả các đảng phái, lực lượng vũ trang, lực lượng lao động và cả các nhóm tôn giáo. Ngoài ra, chính phủ lâm thời cũng phải chuẩn bị cho các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống sắp tới diễn ra bình đẳng và công bằng. 

Nói cách khác, trong tình cảnh kinh tế kiệt quệ, mâu thuẫn chính trị, xung đột và bạo lực sẽ chỉ đẩy nền kinh tế Zimbabwe lún sâu hơn vào suy thoái không lối thoát. Giải pháp duy nhất hiện nay là các bên liên quan phải kiềm chế, vượt qua các bất đồng chính trị, tránh các hành động có thể làm cho tình hình Zimbabwe phức tạp thêm.

Thanh Huyền

tin mới

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

Báo Mỹ: Ukraine không có vũ khí để chống 'bom thần kỳ' của Nga

(Baonghean.vn) - Theo Forbes, bom lượn KAB đã trở thành "vũ khí thần kỳ" thực sự của Nga. Trong khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine phàn nàn rằng, họ không có biện pháp nào đối phó. Có thể máy bay chiến đấu F-16 sẽ hỗ trợ Kiev, nhưng phải chờ đợi cho đến khi chúng xuất hiện đủ số lượng.

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

Chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine trở thành cuộc chiến Nga - phương Tây

(Baonghean.vn) - “Chúng ta đang ở trong tình trạng chiến tranh” - lời khẳng định này của thư ký báo chí Tổng thống Nga, Dmitry Peskov gần như được hiểu là một sự thay đổi cơ bản trong cách tiếp cận của Điện Kremlin, không phải chỉ đánh giá xung đột ở Ukraine, mà cả tình hình ở Nga nói chung.

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

Quân đội Pháp có thực sự hành quân đến Ukraine?

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh xung đột hiện nay, nếu 2.000 binh lính Pháp được cử đến Ukraine, sẽ chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Hơn nữa, nếu thực sự phương Tây nỗ lực muốn xoay chuyển tình hình, thì họ liệu có tuyên bố công khai và tích cực về việc gửi quân tới Ukraine như vậy?

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

Tướng Cương: IS có thể là 'công cụ' gây ra vụ khủng bố đẫm máu ở Nga

(Baonghean.vn) - Vụ khủng bố đẫm máu tại nhà hát Crocus City Hall vùng ngoại ô Moskva tối 22/3 trở thành tâm điểm của dư luận thế giới. Liên quan vụ việc, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nêu quan điểm trong cuộc trả lời phỏng vấn Báo Nghệ An.

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

Bản tin quốc tế: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở ngoại ô Moskva đều là người nước ngoài

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế hôm nay có những thông tin sau: Tất cả nghi phạm thực hiện vụ khủng bố ở Nga đều là người nước ngoài; Ukraine tập kích loạt tên lửa vào Crimea; Mỹ thông qua dự luật 1,2 nghìn tỷ USD ngăn chính phủ đóng cửa; Tổng Thư ký LHQ kêu gọi ngừng bắn tại Gaza.

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

Cựu cố vấn Lầu Năm Góc cho rằng tình báo phương Tây có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Nga

(Baonghean.vn) - Cựu cố vấn Lầu Năm Góc, Đại tá đã nghỉ hưu Douglas McGregor cho rằng, các cơ quan tình báo phương Tây - CIA và MI6, có thể liên quan đến vụ tấn công khủng bố tại khu phức hợp Crocus ở ngoại ô Moskva, và những kẻ tấn công liên quan đến các phần tử chiến đấu ở phía Ukraine.

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

Mỹ và Nga thức tỉnh châu Âu về quốc phòng

(Baonghean.vn) - Châu Âu như được thức tỉnh, sau một thời gian lơ là đầu tư phát triển quốc phòng, và bị phụ thuộc sâu sắc vào Mỹ. EU cố gắng chuẩn bị cho một tương lai, trong đó Tổng thống Putin, và rất có thể là ông Donald Trump sẽ đóng vai trò quan trọng. 

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

WHO kêu gọi Israel mở thêm cửa khẩu vào Gaza

(Baonghean.vn) - Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định, viện trợ đường bộ thông qua các cửa khẩu là biện pháp tốt nhất để có thể ngăn chặn nguy cơ xảy ra nạn đói tại Gaza.