Khí thế đất Phù Long

(Baonghean.vn) - Nằm ven bờ sông Lam, xã Long Xá (Hưng Nguyên) là vùng quê giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, được ví là một trong những “vườn ươm hạt giống đỏ”.

                                            Truyền thống hào hùng

Theo tư liệu lịch sử, xưa kia làng Phù Long và Phù Xá có tên gọi chung là Phù Long, thuộc tổng Phù Long (phủ Hưng Nguyên). Qua nhiều lần thay đổi tên gọi, sau Cách mạng Tháng Tám 1945 được chia tách thành 2 xã là Hưng Long và Hưng Xá. Đến năm 2019, hai xã được sáp nhập thành Long Xá. Dù chia tách hay sáp nhập thì vẫn có chung một mạch nguồn lịch sử và điều kiện làm ăn, sinh sống.

Ảnh: Công Kiên
Một góc xã Long Xá (Hưng Nguyên) hôm nay. Ảnh: Công Kiên

Về Long Xá, chúng tôi muốn tìm gặp những bậc lão thành cách mạng nhưng hầu hết đã về với “thế giới người hiền”. May mắn là những người đi sau đã kịp sưu tầm, ghi chép thành nguồn tư liệu để lại cho hậu thế muôn đời. Theo nguồn sử liệu của 2 xã Hưng Long và Hưng Xá cũ (nay là xã Long Xá), đất Phù Long xưa là nơi “ươm mầm” những hạt nhân của phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX  đầu thế kỷ XX.

Ngay từ thời thực dân Pháp đặt chân đến xâm lược Việt Nam, nhiều con em của xã Phù Long đã tham gia phong trào Văn Thân, Cần Vương đánh đuổi kẻ thù. Đến phong trào Đông Du và Duy Tân, vùng quê này cũng có nhiều người hưởng ứng, xuất dương sang Thái Lan cùng Đặng Thúc Hứa xây dựng Trại Cày. Đây cũng là điểm gặp gỡ, liên lạc của các bậc tiền bối như Phạm Hồng Thái, Lê Hồng Phong, Lê Thiết Hùng… trước khi xuất dương hoạt động cách mạng.

Ảnh: Công Kiên
Người dân Long Xá (Hưng Nguyên) đã và đang tận dụng tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Ảnh: Công Kiên

Có thể nói, Phù Long là mảnh đất phì nhiêu để sớm nảy mầm phong trào đấu tranh cách mạng. Khoảng tháng 4/1930, Xứ ủy Trung Kỳ cử đồng chí Tôn Gia Vinh về bắt liên lạc với Lê Xuân Đào - một đảng viên Tân Việt ở làng Phù Xá để thành lập Chi bộ Cộng sản. Từ đó, phong trào đấu tranh cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam càng ăn sâu, bén rễ và phát triển trên miền quê ven sông Lam.

Trong cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh, người dân Phù Long vùng lên mạnh mẽ, ngày 12/9/1930 hàng nghìn người tham gia cuộc biểu tình ở Thái Lão. Bị thực dân Pháp ném bom, 217 người bị chết, riêng làng Phù Xá có tới 31 người. Trong cuộc Tổng khởi nghĩa mùa Thu Tháng Tám, ngày 19/8/1945, dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh, người dân các thôn, xóm rầm rập kéo đến điểm tập trung, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới. Đoàn biểu tình của xã Phù Long hòa vào dòng người đến từ các tổng thuộc phủ Hưng Nguyên, kéo đến chiếm phủ đường, buộc Tri phủ Nguyễn Tiên Đơn đầu hàng vô điều kiện.

                            Nối tiếp những mùa Thu đời sống mới

Trong nắng Thu vàng rực hôm nay, chúng tôi về với làng quê Long Xá. Trù phú làng quê nhà dân khang trang, những con đường ô bàn cờ được rải nhựa và bê tông hóa. Cánh đồng lúa hè - thu hươm vàng hứa hẹn một mùa vụ bội thu. Trên bãi bồi ven sông, đàn trâu, bò nhẩn nha gặm cỏ điểm tô thêm nét thanh bình của một vùng quê trù phú. Theo chân anh Lê Trường Thi - Phó Chủ tịch HĐND xã đi một vòng quanh các thôn, xóm, chúng tôi được mục sở thị những mô hình làm ăn, sản xuất giỏi của người dân xã Long Xá.

Ảnh: Công Kiên
Mô hình phát triển trang trại, chăn nuôi bò vỗ béo của ông Nguyễn Văn Thành ở xóm Thành Sơn, xã Hưng Xá (Hưng Nguyên). Ảnh: Công Kiên

Nơi vùng bãi ven sông, trang trại bò của ông Nguyễn Văn Thành (xóm Thành Sơn) có diện tích 3 ha, hiện tại đang có hơn 40 con bò, chuồng trại và khu vực trồng cỏ được quy hoạch bài bản. Chỉ mấy năm trước, đây là vùng đất bạc màu, được gia đình ông Thành đấu thầu để nuôi bò vỗ béo và sinh sản.

Nay đã sang năm thứ ba và đã hoàn trả được 85% vốn vay cùng các khoản chi phí xây dựng. “Nếu thuận lợi, vài năm tới gia đình sẽ thu hồi vốn và bắt đầu có nguồn thu nhập. Làm trang trại tuy vất vả, khó nhọc nhưng bù lại có nguồn thu ổn định, khai thác được tiềm năng đất đai của quê nhà” - ông Thành chia sẻ.

Ảnh: Công Kiên
Cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ của anh Hoàng Minh Khánh. Ảnh: Công Kiên

Rời vùng bãi bồi, chúng tôi vào xóm Thành Sơn, ghé cơ sở sản xuất đồ mỹ nghệ của anh Hoàng Minh Khánh. Đang giữa mùa dịch, nguồn nguyên liệu cũng như đầu ra sản phẩm đang gặp khó khăn nên anh Khánh chỉ tổ chức làm theo nhóm 2 - 3 người. Bình thường, anh sử dụng 10 công nhân làm việc thường xuyên với mức thu nhập từ 7 - 10 triệu đồng.

Nhìn các mẫu mã sản phẩm chất đầy xưởng biết được phần nào quy mô và thị trường tiêu thụ và hình dung được hướng đi của một thanh niên đất Phù Long. Cách đó không xa là xưởng may bao bì của anh Nguyễn Văn Khánh (xóm Đại Thọ) với 20 lao động làm việc thường xuyên cùng mức thu nhập ổn định. Hai người đàn ông tên Khánh ấy đã mở ra những hướng đi mới để tận dụng ưu thế nguyên liệu và nguồn nhân lực, cùng làm giàu cho mảnh đất quê hương…

Ảnh: Công Kiên
Xưởng may bao bì của anh Nguyễn Văn Khánh. Ảnh: Công Kiên

Xã Long Xá hiện được chia thành 8 xóm với hơn 9.300 nhân khẩu, nguồn thu nhập chính của bà con vẫn từ trồng trọt và chăn nuôi. Cùng đó là một số nghề truyền thống như nghề làm bún bánh (đã được công nhận làng nghề), nghề mộc, mây - tre - đan và gần đây nhiều hộ làm nghề cơ khí, chế biến lâm sản, kinh doanh các loại hình dịch vụ… Trong 6 tháng đầu năm 2021, dù phải đối mặt với không ít khó khăn do đại dịch Covid-19 nhưng tổng giá trị sản xuất của xã Long Xá vẫn đạt hơn 214 tỷ đồng (đạt hơn 62% kế hoạch năm).

Là vùng quê giàu truyền thống văn hiến, xã Long Xá luôn quan tâm đến việc khuyến học, khuyến tài. Năm học 2020 - 2021, toàn xã có tổng số 1.989 học sinh các cấp học, trong đó 106 em học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản đầy đủ, các trường đều giữ vững danh hiệu chuẩn Quốc gia.

Ảnh: Công Kiên
Cuộc sống của người dân xã Long Xá (Hưng Nguyên) đang trên đà khởi sắc. Ảnh: Công Kiên

Rời đất Phù Long xưa - Long Xá hôm nay, chúng tôi cảm nhận được niềm vui hiện rõ trong từng ánh mắt, nụ cười của những người dân thuần hậu, cần cù.

“Nhờ phát huy được lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng và giao thông thuận lợi, những năm gần đây đời sống mọi mặt ở xã Long Xá đã có nhiều khởi sắc. Hiện tại, cán bộ và nhân dân toàn xã đang cùng phấn đấu đạt thêm nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, trước mắt là nỗ lực đạt tiêu chí nông thôn mới nâng cao để xứng đáng với truyền thống quê hương”.

Ông Lê Xuân Quế - Bí thư Đảng ủy xã Long Xá (Hưng Nguyên)

tin mới

Lao động may Nghệ An

Đẩy mạnh các giải pháp nâng cao tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp

(Baonghean.vn) - Năm 2023, công tác giải quyết việc làm của Nghệ An tiếp tục vượt chỉ tiêu kế hoạch khá cao. Tuy nhiên, việc kết nối cung - cầu về lao động - việc làm giữa doanh nghiệp và người lao động chưa chặt chẽ; mặt bằng trình độ tay nghề người lao động còn thấp...

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

Những trải nghiệm thú vị ở Cửa Lò lúc rạng đông

(Baonghean.vn) - Mua hải sản tươi sống ngay khi thuyền vừa cập bến, ghé tay đẩy thuyền cùng ngư dân, dõi mắt nhìn ngư dân nhanh tay gỡ những con cá, con ghẹ trên mắt lưới; thưởng thức món cá nướng thơm lừng ngay bên bếp than nơi bến cá… là những trải nghiệm thú vị của du khách khi đến với Cửa Lò.

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

Tạo động lực để người trẻ dấn thân và cống hiến

(Baonghean.vn) - Nhân kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Lê Văn Lương - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Bí thư Tỉnh đoàn Nghệ An.

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

'Phép màu' ở Bệnh viện Ung bướu Nghệ An

(Baonghean.vn) - “Trước đây, để tìm đến và hỗ trợ cho những hoàn cảnh khó khăn, chúng tôi thường phải về tận các địa phương, nhất là vùng sâu vùng xa. Nhưng bây giờ, chúng tôi chỉ cần đến Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, ở đó luôn có những bệnh nhân khổ nhất, những con người cần hỗ trợ nhất”.

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

Độc đáo hội thi quăng chài ở miền Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ngày 24/3, tại xã Châu Kim (Quế Phong) đã diễn ra Hội thi quăng chài lần thứ nhất năm 2024. Đây là hoạt động nhằm duy trì và phát triển nghề chài của địa phương cũng như góp phần làm phong phú thêm các hoạt động trong Lễ hội Đền Chín Gian năm 2024.

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

Tháng 3 yêu thương nơi biên giới Na Ngoi

(Baonghean.vn) -  Xây dựng đường giao thông, tổ chức bữa cơm yêu thương, tặng quà cho học sinh khó khăn… là những hoạt động của đoàn viên thanh niên xã Na Ngoi và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, góp phần xây dựng hình ảnh đẹp về màu áo xanh tình nguyện nơi biên cương Tổ quốc.

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

Nghệ An tham dự Hội nghị 'Gặp gỡ Indonesia 2024'

(Baonghean.vn) - Ngày 22/3, tại thành phố Nha Trang, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam và Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị "Gặp gỡ Indonesia năm 2024". Hội nghị là hoạt động hướng tới kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Indonesia.

Vui hội đền Chín Gian

Vui hội đền Chín Gian

(Baonghean.vn) - Đền Chín Gian tọa lạc trên đỉnh Pú Chò Nhàng thuộc bản Khoẳng, xã Châu Kim, huyện Quế Phong, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh thăm, động viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ tại tỉnh Xiêng Khoảng

(Baonghean.vn) - Sáng 21/3, đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm, động viên cán bộ, nhân viên Đội Quy tập mộ liệt sĩ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại tỉnh Xiêng Khoảng, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.