Khí thế sẵn sàng 'xung trận' chống Covid ở Bệnh viện dã chiến số 1 Nghệ An

Công Kiên - Cao Nhung

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Dịch Covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp, Bệnh viện dã chiến số 1 đã được thành lập ở huyện Hưng Nguyên (Nghệ An. Hàng chục chiến sỹ áo trắng ở đây đã gác lại niềm riêng sẵn sàng bước vào một cuộc chiến mới.

“Tiếc lắm mái tóc dài! Nhưng cắt để không còn vướng”

Sáng 24/6, sau khi biết mình có tên trong danh sách điều động phục vụ Bệnh viện dã chiến số 1 điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, chị Lưu Thị Thỏa – nhân viên Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên vội nhờ đồng nghiệp cắt giúp mái tóc dài. Bởi, khi bước vào cuộc chiến cam go, những chiến sỹ áo trắng đầu tóc phải gọn gàng để tránh nguy cơ thành nơi trú ẩn của virus nCoV.

Trung tâm Y tế Hưng Nguyên tạm ngừng hoạt động khám, chữa bệnh kể từ 0 giờ, ngày 24/06/2021, để sắp xếp lại công năng các khoa phòng, sửa đổi cơ sở vật chất để phù hợp với công tác phòng chống dịch. Ảnh tư liệu: Thành Cường
Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên tạm ngừng hoạt động khám, chữa bệnh kể từ 0 giờ, ngày 24/06/2021, để sắp xếp lại công năng các khoa phòng, sửa đổi cơ sở vật chất để phù hợp với công tác phòng chống dịch. Ảnh tư liệu: Thành Cường

Theo lời chị Thỏa, mái tóc ấy được mẹ và bà nội chăm chút từ khi còn tấm bé, rồi theo chị qua những năm tháng học trò. Lớn lên, vào nghề Y, rồi lấy chồng, sinh con, cuộc sống có những lúc bận bịu nhưng người phụ nữ ấy vẫn giữ mái tóc dài. Vì nó đã gắn bó với quãng đời thơ trẻ, với kỷ niệm ấu thơ và người thân, ruột thịt. Chưa bao giờ chị nghĩ đến một ngày nào đó sẽ cắt mái tóc dài…

Nhưng dịch bệnh đang hoành hành, theo mệnh lệnh trái tim, chị Lưu Thị Thỏa và nhiều đồng nghiệp trở thành chiến sỹ nơi tuyến đầu chống dịch, trực tiếp điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Đây không phải là lúc nghĩ cho riêng mình, mà tất cả vì nhiệm vụ chiến đấu với đại dịch, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân và sự bình yên của quê hương xứ Nghệ.

Ứng phó với tình hình đại dịch bùng phát, việc bổ sung thêm bệnh viện dã chiến chuyên sàng lọc và điều trị người bị nhiễm Covid-19 là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Ảnh tư liệu: Thành Cường
Ứng phó với tình hình đại dịch bùng phát, việc bổ sung thêm bệnh viện dã chiến chuyên sàng lọc và điều trị người bị nhiễm Covid-19 là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Ảnh tư liệu: Thành Cường

“Phải cắt bỏ mái tóc dài mình tiếc lắm, bởi đã kỳ công chăm sóc từ hồi mới lên 10, gắn với bao kỷ niệm thời con gái. Nhưng đã bước vào cuộc chiến có nghĩa là gác bỏ tất cả vấn đề riêng tư để chiến thắng, góp phần mang lại niềm vui, sự bình yên và hạnh phúc cho quê hương” – chị Thỏa chia sẻ.

Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Chị Lưu Thị Thỏa được đồng nghiệp cắt gọn mái tóc dài trước khi bước vào làm nhiệm vụ tại Bệnh viên dã chiến số 1. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Nữ cán bộ y tế Hưng Nguyên hy sinh mái tóc chuẩn bị tham gia bệnh viện dã chiến. Ảnh: TTYTHN
Nữ cán bộ y tế Hưng Nguyên hy sinh mái tóc chuẩn bị tham gia Bệnh viện dã chiến. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên

Cũng sở hữu mái tóc dài mượt mà, chị Nguyễn Thị Hiền quyết định “xuống tóc” trước khi bước vào "cuộc chiến". Theo lời chị, mái tóc ấy một thời từng làm say lòng bao chàng trai mỗi khi gặp gỡ và để thương để nhớ cho những người thích vẻ đẹp dịu dàng của mẫu người phụ nữ truyền thống...

"Sẽ trở về khi chiến thắng dịch"

Ở Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên, những người có mái tóc dài đều “xuống tóc” như chị Thỏa và chị Hiền. Đến đây, chúng tôi lại liên tưởng đến những cô gái TNXP kiên cường, quả cảm, băng qua mưa bom bão đạn thời chống Mỹ. Sự anh dũng, tinh thần xả thân của thế hệ TNXP năm ấy đã góp phần viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc. Và lần này, chắc chắn các chị, các anh sẽ lập nên chiến công và ơn nghĩa sẽ được nhân dân ghi lòng tạc dạ.

Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên dừng hoạt động, được tỉnh trưng dụng làm Bệnh viện dã chiến số 1 điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19, hơn 70 cán bộ của Trung tâm được điều động làm nhiệm vụ này. Những người này buộc phải cách ly đến khi nhiệm vụ hoàn thành, nghĩa là xa gia đình và chưa xác định cụ thể ngày trở về.

Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Hơn 70 cán bộ, nhân viên TTYT huyện Hưng Nguyên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 1. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên

Trong hơn 70 y, bác sỹ ấy, có những người hoàn cảnh khá đặc biệt nhưng vẫn quyết định gác niềm riêng, cùng đồng chí, đồng nghiệp và đồng đội lên tuyến đầu chống dịch. Như trường hợp chị Nguyễn Hải Thanh - chồng đang trong quá trình điều trị bệnh, thuộc diện ưu tiên những vẫn động viên chồng tự chăm sóc sức khỏe để chị lên đường. Hay như bác sỹ Lê Hữu Nam vừa phẫu thuật ruột thừa được 1 tuần, chưa kịp nghỉ ngơi lại sức cũng đăng ký làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến.

Chị Cao Thị Hà năm sau sẽ nghỉ hưu, nghĩa là còn một năm công tác vẫn đăng ký tham gia tuyến đầu với hy vọng đưa toàn bộ kinh nghiệm tích lũy được để cứu chữa bệnh nhân. “Mấy chục năm công tác, tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày mình sẽ làm nhiệm vụ ở bệnh viện dã chiến. Nhưng đang lúc cấp bách, không có thì giờ để suy nghĩ nhiều, còn một ngày cũng ra sức phục vụ nhân dân, góp phần đẩy lùi dịch bệnh, mang lại bình yên cho quê hương” – chị Hà bộc bạch.

Các chị Hồ Mai Hương và Hồ Thị Hà đều có chồng là bộ đội, hai người đàn ông ấy đều đã lên tuyến đầu trực chiến. Tình thế nguy nan, đến lượt hai người vợ gia nhập tuyến đầu, gửi con nhờ ông bà nội ngoại trông nom. “Đi đâu em cũng sẵn sàng, chỉ nhớ và thương con còn nhỏ. Nhưng chống dịch là nhiệm vụ cấp bách, nên đành phải gác lại những nhớ thương trong lòng” – chị Hương trải lòng.

Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên
Các y, bác sỹ TTYT huyện Hưng Nguyên đã soạn sửa hành lý, tư trang sẵn sàng bước vào cuộc chiến với đại dịch Covid-19. Ảnh: TTYT huyện Hưng Nguyên

Nhiều cán bộ, nhân viên tham gia phục vụ Bệnh viện dã chiến đều có con nhỏ, phải nhờ ông bà chăm sóc để lên đường làm nhiệm vụ. Có những người hôm qua đã tổ chức sinh nhật sớm cho con, vì xác định cuộc chiến đấu với đại dịch có thể sẽ còn lâu và rất lâu, ngày sinh nhật con sẽ chưa về kịp. Sáng 29/6/2021, Bệnh viện dã chiến số 1 đi vào hoạt động. Tất cả, họ đã sẵn sàng cho cuộc chiến mới phòng chống dịch bệnh…

Ai cũng có một gia đình để yêu thương và trở về sau những mệt mỏi, nhọc nhằn. Nhưng trong cuộc chiến với đại dịch Covid-19, lực lượng tuyến đầu, trong đó có các y, bác sỹ làm nhiệm vụ tại Bệnh viện dã chiến số 1 chưa xác định ngày trở về. Trước khi vào trận chiến, họ có lời nhắn gửi: “Chúng tôi lên tuyến đầu chống dịch vì sự bình yên của muôn nhà, mong mọi người hãy đồng lòng thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch để sớm chiến thắng, chúng tôi sớm được trở về”.

tin mới

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

Có hẹn với Môn Sơn - Lục Dạ

(Baonghean.vn) - Lễ hội Môn Sơn - Lục Dạ là một trong những lễ hội độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân tộc Thái ở huyện Con Cuông. Bên cạnh cảnh đẹp thiên nhiên, Môn Sơn còn níu chân du khách bởi bản sắc văn hóa độc đáo của người dân nơi đây.

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

Tháng Tư về trên sắc hoa cúc biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Cứ mỗi độ tháng 4 về, những bông cúc biển lại tỏa sắc rực rỡ. Vẻ đẹp riêng của loại hoa được xem là biểu tượng du lịch Cửa Lò khiến cho các thiếu nữ không thể bỏ lỡ với mong muốn lưu lại những tấm hình làm kỷ niệm.

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

Khai mạc lớp bồi dưỡng văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, tại thành phố Hạ Long, Hội đồng Lý luận phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương phối hợp với tỉnh Quảng Ninh khai mạc lớp bồi dưỡng “Văn học, nghệ thuật đối với sự phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam: Vai trò của sáng tạo, lý luận, phê bình và quảng bá”.

Bệnh tan máu bẩm sinh

Sàng lọc, phòng ngừa bệnh tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là bệnh di truyền và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của người bệnh và cả chất lượng dân số. Tại Nghệ An, dù đã được tuyên truyền thường xuyên nhưng số người mắc bệnh vẫn còn khá cao, nhất là ở các huyện miền núi.