Khó có thể phi hạt nhân hóa Triều Tiên trong một năm

(Baonghean.vn) - Trong bối cảnh Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đang chuẩn bị chuyến thăm tới Triều Tiên trong tuần này, giới chuyên gia bày tỏ thận trọng và cho rằng kế hoạch của chính quyền Tổng thống Trump xóa bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng trong một năm là phi thực tế và rủi ro.
Một vụ nổ lớn xung quanh khu vực gần lối vào hầm ở bãi thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên. Ảnh: AP
Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Ảnh: AP
Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, ông Pompeo sẽ tới Bình Nhưỡng trong ngày 6/7 tới, đánh dấu chuyến thăm lần thứ ba trong vòng ba tháng tới quốc gia Đông Bắc Á này.

Đây là chuyến thăm lần đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ kể từ cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hôm 12/6 tại Singapore, nơi mà ông Kim Jong-un cam kết “phi hạt nhân hóa hoàn toàn” bán đảo Triều Tiên.

Chưa đầy 3 tuần trước, Ngoại trưởng Pompeo nhấn mạnh, Mỹ mong muốn Triều Tiên có các bước đi giải trừ hạt nhân “đáng kể” trong vòng 2 năm tới, trước khi kết thúc nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Trump vào tháng 1/2021.

Giới chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân xem đây là mục tiêu lạc quan, căn cứ vào quy mô chương trình vũ khí của Triều Tiên, và lịch sử nước này vốn luôn trốn tránh và miễn cưỡng khi cho phép xác minh các thỏa thuận giải trừ hạt nhân.

Tuy nhiên hồi cuối tuần qua, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, ông John Bolton, đã công khai kế hoạch tham vọng một năm phi hạt nhân hóa. Khung thời gian nhanh chóng mà ông Pompeo đề xuất ngược lại hẳn với các chiến lược thận trọng, có phương pháp mà hầu hết giới chuyên gia Triều Tiên khẳng định là cần thiết để tạo ra một thỏa thuận phi hạt nhân hóa lâu dài.Giới chuyên gia cho rằng, bất kỳ thỏa thuận vững chắc nào đều yêu cầu ông Kim Jong-un minh bạch hoàn toàn về chương trình của mình, đúng vào thời điểm các thông tin tình báo nhận định, nhà lãnh đạo Triều Tiên sẽ nỗ lực đánh lừa Mỹ về mức độ vũ khí hoặc cơ sở ngầm của quốc gia Đông Bắc Á này.

Màn hình lớn chiếu hình ảnh cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ-Triều. Ảnh: AFP
Màn hình lớn chiếu hình ảnh cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ-Triều. Ảnh: AFP
Cho tới nay, Bình Nhưỡng và Washington chưa đàm phán về các điều khoản về việc Triều Tiên sẽ từ bỏ vũ khí của mình, do đó Bình Nhưỡng có thể sẽ tìm kiếm tầm ảnh hưởng trong các cuộc thảo luận.

Ông Daryl Kimball, giám đốc điều hành Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí cho rằng: “Phi hạt nhân hóa không phải là một nhiệm vụ đơn giản. Không có tiền lệ cho một quốc gia, vốn công khai thử nghiệm vũ khí hạt nhân và phát triển kho vũ khí và cơ sở hạt nhân thành một nhân tố quan trọng, như Triều Tiên trong việc từ bỏ vũ khí hạt nhân”.

Ông David Albright từ Viện Khoa học và An ninh Quốc tế đề xuất một chiến lược, đó là Mỹ cần thuyết phục ông Kim Jong-un công khai danh sách đầy đủ toàn bộ cơ sở và nguyên liệu trong chương trình hạt nhân của mình, trong đó có urani và plutoni.

Chuyên gia này cũng cho rằng, lãnh đạo Mỹ - Triều cần quyết định liệu có cần di dời vũ khí hạt nhân ra khỏi Triều Tiên để phá hủy chúng hay phá hủy ngay bên trong lãnh thổ nước này.

Theo các học giả thuộc trường Đại học Stanford, kể cả khi Triều Tiên hợp tác, quy mô của việc phá hủy vũ khí hủy diệt hàng loạt, được cho là bao gồm hàng chục cơ sở hạt nhân, sẽ vẫn rất khó khăn.

Các chuyên gia này nhận định phải cần tới lộ trình 10 năm, bởi theo họ, "Triều Tiên sẽ không từ bỏ vũ khí cho tới khi an ninh của nước này được đảm bảo”./.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó.