'Khoác áo hợp pháp' cho tài sản tham nhũng?

Theo Lan Uyên (danviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Việc đánh thuế 45% đối với tài sản, thu nhập kê khai không trung thực của cán bộ công chức liệu có phải sẽ khoác cho tài sản tham nhũng một cái dấu “hợp pháp”?

TS. Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã có cuộc trao đổi xung quanh quy định truy thu 45% tài sản, thu nhập kê khai không trung thực của cán bộ công chức vừa được bổ sung tại dự thảo Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi).

Chính phủ vừa đề xuất đưa quy định truy thu thuế thu nhập cá nhân ở mức 45% đối với tài sản, thu nhập không rõ nguồn gốc, kê khai không trung thực vào dự án Luật Phòng, chống tham nhũng sửa đổi. Dư luận đang rất băn khoăn về căn cứ để đưa ra đề xuất nói trên. Ông có thể chia sẻ quan điểm cá nhân về điều này?

- Có thể thấy, một trong những hạn chế lớn nhất của Luật phòng chống tham nhũng hiện nay chính là chúng ta chưa có công cụ đủ mạnh để kiểm soát tài sản của cán bộ, công chức. Thời gian qua, dư luận xôn xao về những khối tài sản lớn của quan chức và nghi ngờ nó có nguồn gốc từ tham nhũng. Tuy nhiên, để chứng minh nguồn gốc khối tài sản này là không dễ dàng, bởi các quy định hiện hành chưa tạo khả năng kiểm soát tốt hành vi không trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ công chức.

TS. Lê Thanh Vân - Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội (Ảnh: LU)

Theo báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội tại Kỳ họp thứ Tư cuối năm 2017 vừa qua, thì việc thu hồi tài sản tham nhũng vô cùng khó khăn, do đối tượng tham nhũng đã chi tiêu, tẩu tán tài sản, biến hóa tài sản tham nhũng thành các tài sản thuộc sở hữu của người thân, quen.

Trong khi đó, pháp luật chưa có cơ chế thu hồi khả thi, nói cách khác là còn “vướng ngang, vướng dọc”. Không tính đến khối tài sản chưa được phát hiện, thì đối với tài sản đã phát hiện cũng mới thu được một phần.

Hiện con đường duy nhất để thu hồi tài sản tham nhũng là thông qua bản án hình sự, sau khi đã chứng minh được hành vi tham nhũng và tài sản của người bị kết án được xác định là có nguồn gốc từ hành vi đó. Trong rất nhiều vụ việc cán bộ công chức bị tố có “tài sản khủng” thì việc chứng minh qua hình thức này gần như không khả thi. Đó là nguyên nhân khiến việc thu hồi tài sản tham nhũng trong thời gian qua gần như không đáng kể.

Có thể xuất phát từ quan điểm “phải có quy định nào đó để thu hồi được càng nhiều càng tốt” nên đề xuất đánh thuế 45% đối với tài sản chưa rõ nguồn gốc, hoặc việc giải trình về tài sản, thu nhập tăng thêm không hợp lý đã được đưa ra trong dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi lần này.

Nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại rằng, với quy định này, việc chống tham nhũng sẽ “nửa vời” khi Luật đã mặc nhiên thừa nhận “tài sản kê khai không trung thực” - tài sản bất minh là hợp pháp, chỉ bị truy thu thuế?

- Tôi cho rằng việc kê khai không đầy đủ, không trung thực không có nghĩa tài sản đó là bất hợp pháp. Việc thu thuế không có nghĩa là “đóng dấu” hay hợp pháp hóa tài sản đã che dấu.

Xét về bản chất, việc kê khai không trung thực có thể có hai khả năng: Khả năng thứ nhất, là người kê khai muốn che dấu thu nhập, tài sản để không làm gia tăng trong hồ sơ của mình, nhằm né tránh sự soi xét khi có cơ hội thăng tiến; hoặc cũng có thể thu nhập, tài sản ấy chưa hoàn tất thủ tục pháp lý, hay chưa đóng thuế. Khả năng thứ hai là che dấu thu nhập, tài sản ấy vì tham nhũng hoặc do vi phạm pháp luật mà chưa bị phát hiện.

Nếu việc đánh thuế chính là hợp thức hóa cho hành vi vi phạm hay tham nhũng, cho dù mức thuế gấp đôi như đề xuất thì kẻ vi phạm hoặc tham nhũng vẫn có lợi.

Vì vậy, ở tình huống này là phải tịch thu và xử lý đương sự theo pháp luật. Những ai tiếp tay cho hành vi hợp thức hóa thu nhập, tài sản ấy (như đứng tên hộ, ký giả hợp đồng vay mượn...) đều bị coi là đồng phạm.

Rõ ràng, nếu có đủ căn cứ xác định bản chất của việc kê khai như trên, với khả năng thứ nhất thì việc truy thu thuế (chứ không nên đánh thuế như đề xuất 45%) là hoàn toàn đúng và có thể xử lý kỷ luật hành chính vì hành vi thiếu trung thực.

Khả năng thứ hai, việc đánh thuế chính là hợp thức hóa cho hành vi vi phạm hay tham nhũng, cho dù mức thuế gấp đôi như đề xuất thì kẻ vi phạm hoặc tham nhũng vẫn có lợi.

Vì vậy, ở tình huống này là phải tịch thu và xử lý đương sự theo pháp luật. Những ai tiếp tay cho hành vi hợp thức hóa thu nhập, tài sản ấy (như đứng tên hộ, ký giả hợp đồng vay mượn...) đều bị coi là đồng phạm.

Như vậy quy định truy thu thuế 45% với tài sản, thu nhập bất minh là chưa thấu tình đạt lý, không thực sự hữu hiệu trong việc ngăn chặn sự gian dối trong kê khai tài sản cán bộ, công chức, thưa ông?

- Việc đánh thuế có thể được coi là một biện pháp khả thi và cũng có thể coi đây là một sắc thuế “đặc biệt”. Chúng ta hãy cứ tạm coi đó là khoản thu nhập người ta giấu mà về nguyên tắc là phải kê khai thu nhập, nộp thuế nay phát hiện ra thì phải truy thu.

Biệt phủ xây dựng không phép của Ông Phạm Sỹ Quý, giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái (Ảnh: N.Minh)

Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn về mức thuế suất 45% đánh trên tài sản, bởi chưa biết họ dựa trên cơ sở nào để đưa ra mức thuế đó. Nếu là thuế suất thì phải có mặt bằng chung, theo luật thuế. Nếu là thuế suất đặc biệt thì phải chỉ rõ cơ sở nào, văn bản nào điều chỉnh. Còn nếu xử phạt thì phải có căn cứ pháp lý rõ ràng.

Bên cạnh đó cũng cần đặt ra vấn đề: liệu có sự đồng nhất giữa tài sản có được hợp pháp với tài sản tham nhũng hoặc tài sản có được do tham nhũng hay không? Phải chăng tài sản không kê khai, chưa kê khai, không giải trình được đều bị coi là thu nhập bất hợp pháp? Cơ quan nào xác định yếu tố pháp lý của tài sản, do tòa án hay cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng? Và phương pháp nào để xác định đúng bản chất?

- Liệu có thể tịch thu tài sản không giải trình được để nộp vào ngân sách hay không? Ai, cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm đi kiện đòi tài sản tham nhũng cho Nhà nước và sử dụng cơ chế nào để xử lý tài sản, thu hồi tài sản? Còn đánh thuế tài sản và mức thuế đó đã phù hợp với bối cảnh phòng chống tham nhũng hay chưa, đều là những vấn đề cần một sự giải thích toàn diện, khoa học và thuyết phục.

Như ông nói, lỗ hổng lớn nhất của Luật Phòng chống tham nhũng hiện nay vẫn là chưa có được công cụ đủ mạnh để kiểm soát tài sản của cán bộ công chức, nhất là thu hồi được tài sản của những người tham nhũng. Dưới góc độ của một người làm Luật, ông thấy cần phải bổ sung quy định nào để khắc phục được hạn chế này?

- Đương nhiên chúng ta không nên quá kỳ vọng Luật Phòng chống tham nhũng sẽ giải quyết được mọi thứ, vì đây chỉ là luật khung. Bên cạnh đó còn nhiều luật rất quan trọng khác như luật thuế, đề án không sử dụng tiền mặt, các đạo luật liên quan đến cơ chế phát hiện và xử lý như thanh tra, kiểm toán, điều tra, rồi các cơ chế phát huy vai trò giám sát của người dân, cơ quan báo chí và xã hội... Do đó, việc đánh thuế 45% đối với tài sản, thu nhập không kê khai hoặc giải trình không hợp lý cũng chỉ là một biện pháp phòng ngừa, răn đe mà thôi, còn cái gốc của nó là chúng ta phải quản lý được nguồn thu nhập.

Tôi cho rằng, căn bản nhất phải có quy định rõ hơn về kê khai tài sản. Năm ngoái, Bộ Chính trị đã ban hành quy định kiểm tra giám sát việc kê khai tài sản đối với khoảng 1.000 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Đây là một quy định rất quan trọng, đảm bảo tính công khai minh bạch, là cơ sở để cho dân có thể giám sát được tài sản quan chức.

Mặt khác, không thể không nói đến vai trò của truyền thông và mạng xã hội. Những vụ việc kê khai thu nhập, tài sản bị phát hiện trong thời gian qua chủ yếu được thực hiện ở kênh thông tin này.

Thực tế, để kiểm tra thì một phần dựa trên kê khai của đối tượng chịu sự kiểm tra, nhưng quan trọng hơn là phải dựa vào nhân dân, báo chí để làm rõ.

Có những khối tài sản chuyển dịch sang con cái, bố mẹ, anh em mà không làm rõ nguồn gốc thì làm sao mà xử lý được. Bố làm quan chức, con mới đi học nước ngoài về thời gian ngắn đã sở hữu biệt thự tiền tỉ, xe sang... thì những tài sản ấy ở đâu ra?

- Nếu không có các biện pháp buộc giải trình nguồn gốc tài sản và xử lý tài sản không giải trình rõ được nguồn gốc thì đúng là còn băn khoăn về hiệu quả của việc giám sát, kiểm soát tài sản.

Chính vì vậy, chúng ta vừa trông đợi Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật vừa trông đợi vào tính hiệu quả của các biện pháp mạnh của Đảng.

Tôi ủng hộ việc Đảng ta áp dụng các biện pháp đặc biệt, mạnh tay trừng trị nghiêm khắc quan tham. Trước hết, cần tập trung làm rõ một số vụ việc, một số nhân vật mà dư luận, nhân dân đặt nghi vấn.

Xin cảm ơn ông!

tin mới

 Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/4

(Baonghean.vn) - Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 tỉnh Nghệ An dẫn đầu khu vực Bắc Trung Bộ; Hơn 130 học sinh ở Trường Tiểu học Ngọc Sơn (Thanh Chương) đã đi học trở lại; Thanh tra tỉnh Nghệ An kết luận vụ nhiều giáo viên được nhà trường cho mượn đất nhưng không chịu trả…

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

Lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga) gặp mặt, trao 100 kỷ niệm chương tặng người Nghệ từng công tác tại quê hương V.I.Lê-nin

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch Chính phủ tỉnh Ulyanovsk, Liên bang Nga, Kabanov Oleg Vladimirovich đánh giá cao vai trò, đóng góp quan trọng của hoạt động đối ngoại nhân dân, qua đó tin tưởng mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai tỉnh sẽ tiếp tục được tăng cường.

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

Phấn đấu thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ nút giao Diễn Cát đến nút giao Quốc lộ 46B vào dịp 30/4

(Baonghean.vn) - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đề nghị Ban QLDA 6, doanh nghiệp đầu tư cùng các nhà thầu tập trung cao độ để thông xe đoạn tuyến 30km từ nút giao QL7 tại xã Diễn Cát, huyện Diễn Châu đến nút giao QL46B tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên vào dịp 30/4.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/4

(Baonghean.vn) - Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin tại thành phố Vinh; Đại sứ Liên bang Nga tại Việt Nam và lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tiếp và làm việc với lãnh đạo tỉnh Ulyanovsk (Liên bang Nga)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/4

(Baonghean.vn) - Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị xã; Giá chè búp tươi Nghệ An tăng cao nhất nhiều năm; Chính thức chặn dòng, tích nước hồ chứa nước Khe Lại - Vực Mấu… là những thông tin nổi bật ngày 15/4.

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An làm việc với lãnh đạo các huyện, thành, thị

(Baonghean.vn) - Ngày 15/4, Thường trực Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An tổ chức làm việc với các đồng chí bí thư huyện, thành, thị ủy và chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã về công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025.

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An sẽ được trình tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

(Baonghean.vn) - Tại phiên họp thứ 32, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất đưa nội dung dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/4

(Baonghean.vn) - Nghệ An dự kiến sẽ thu hồi vốn chưa giải ngân của 10 công trình, dự án; Phát động tập luyện môn bơi, phòng, chống đuối nước ở khu vực miền núi; Thị trường vàng Nghệ An chững lại sau chỉ đạo của Thủ tướng… là những nội dung đăng tải trên baonghean.vn trong ngày.

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: 'Triệu tấm lòng yêu thương-Nghìn mái nhà hạnh phúc'

Tại Lễ phát động phong trào thi đua cả nước chung tay "xóa nhà tạm, nhà dột nát" trên phạm vi cả nước diễn ra sáng 13/4, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã kêu gọi sự góp sức của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, tập thể, cá nhân trong nước và ở nước ngoài.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/4

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác tỉnh Nghệ An dâng hương tưởng niệm tại các di tích lịch sử ở Bình Phước; Trình HĐND tỉnh bổ sung 4 dự án đầu tư khu đô thị và dân cư mới tại thành phố Vinh; Nghệ An phấn đấu hoàn thành Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã trong tháng 6/2024...

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

Chân dung những anh hùng người Nghệ qua lời kể của cựu phóng viên chiến trường

(Baonghean.vn) - Là ''thư ký của thời đại’’, nhà báo Nguyễn Thế Viên từng có mặt trong nhiều trận đánh lịch sử. Nhớ về Điện Biên, nhớ về 56 ngày đêm không ngủ, những cái tên như Trần Can, Phan Tư hay Phan Đình Giót vẫn mãi là huyền thoại trong ký ức của cựu phóng viên chiến trường.

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

Lãnh đạo tỉnh Nghệ An làm việc tại Bình Phước bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh

(Baonghean.vn) - Chiều 12/4, tại thành phố Đồng Xoài, Đoàn công tác tỉnh Nghệ An do đồng chí Thái Thanh Quý - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Phước nhằm bàn hợp tác phát triển giữa hai tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 12/4

(Baonghean.vn) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương giao ban với 22 địa phương, đơn vị tại Nghệ An; HĐND tỉnh cho ý kiến về phương án phân bổ nguồn vốn thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; Lãnh đạo huyện Quỳnh Lưu giải thích việc đặt tên xã sau sáp nhập...