Khởi sắc Tri Lễ
(Baonghean.vn) Lên Tri Lễ vào thời điểm này khi lúa mùa đang vàng rực những cánh đồng bản San, bản Yên Sơn... một cuộc sống ấm no đang hiện hữu.
Niềm vui được mùa đanghiện rõ trên từng khuôn mặt người dân. Bữa ăn trưa nơi phố chợ chúng tôi được thưởng thức món cá nuôi ở hồ thủy lợi Kẽm Ải. Dự án nuôi cá lồng trên hồ do hội Cựu chiến binh xã đảm nhận, có 29 hộ là thành viên của hội tham gia, đã nuôi được 36 lồng, hiện đang có 20 hộđăng ký. Dự kiến sau khi phát triển đủ số lượng, từ tổ sản xuất sẽ thành lập hợp tác xã. Để có người lo đầu vào đầu ra...
Cây chanh leo ở Tri lễ cho hiệu quả kinh tế cao
Theo ông Vi Văn Thông, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, tổ trưởng tổ nuôi cá lồng thì cá nuôi ở hồ Kẽm Ải rất chóng lớn, vì có nguồn phù du từ khe suối đổ về. Cá ởđây được nuôi theo hình thức bán công nghiệp. Có máy chế biến thức ăn. Lần đầu tiên người dân tiếp xúc với hình thức chăn nuôi mới, bước đầu còn bỡ ngỡ nhưng nay đã quen. Thả giống mới hơn 4 tháng mà nay đã gần 1 kg/con, bà con rất phấn khởi. Từ nuôi cá lồng thành công ở Kẽm Ải, một hướng làm ăn mới đã được mở ra. Xã đang chỉđạo những bản có mặt nước sông suối triển khai mô hình nuôi cá lồng.
Niềm vui nhưđược nhân lên bởi xã thí điểm thực hiện dự án trồng chanh leo thành công. Cuối năm 2010, xã tiếp nhận dự án từ Chương trình 30a với nguồn vốn khuyến nông - khuyến ngư. 21 hộ thuộc 3 dân tộc Mông, Khơ mú, Thái ở bản Tà Pàn, Minh Châu, Yên Sơn và Bản San được chọn làm thí điểm với tổng diện tích 2 ha. Sau 1 năm đã cho kết quả, vượt sự mong đợi của bà con.
Hộ anh Vi Thanh Xuân, bản Yên Sơn trồng 70 gốc, đến nay đã thu hoạch được 1,1 tấn quả, thu về hơn 13 triệu đồng. (Cũng diện tích đó, trước đây trồng quế 16 năm bán được 16 triệu đồng). Hộ anh Ngân Văn Thơ, bản San, trồng 65 gốc, do chăm bón tốt nên đã thu được 2,3 tấn quả, bán được hơn 23 triệu đồng. Cây chanh leo đang trở thành vấn đề "thời sự" ở nơi biên ải có đường biên giới chung với nước bạn Lào. Chanh leo đang là cây "cứu cánh" để bà con thoát nghèo. Bằng các nguồn vốn khác nhau, năm 2011, Tri Lễđã trồng mới được thêm 4 ha. Đầu ra đã có Nhà máy Chế biến dứa côđặc cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm nên bà con rất yên tâm sản xuất. Trongtương lai gần, Tri Lễ sẽ trở thành "thủ phủ" của chanh leo, 800 ha chanh leo sẽđảm bảo ổn định nguyên liệu cho nhà máy chế biến. Với giá bán như hiện nay, năm đầu tiên mỗi ha cho thu nhập 320 triệu, thì sau khi hoàn thành dự án, chỉ riêng chanh leo mỗi năm nông dân Tri Lễ thu về khoảng 256 tỷđồng.
Theo ông Lê Xuân Thu, ngoài cá lồng, chanh leo năm nay Tri Lễ có một điều phấn khởi khác đó là diện tích lúa nước đã tăng nhanh. Tổng diện tích cả năm đã đạt 538 ha, năng suất bình quân đạt 43 tạ/ha. Lần đầu tiên ở bản Mông Mường Lống đã làm được 0,5 ha ruộng nước cấy 2 vụ cho năng suất cao. Kinh tế phát triển không chỉ giúp bà con xóa đói giảm nghèo, mà còn giúp cho họổn định cuộc sống. Tình trạng di dịch cư trái phép của một bộ phận nay đã chấm dứt. Khu kinh tế mới Minh Châu nhiều hộđã "mang bàn thờ xuống".
Theo tục lễ của người Mông, bàn thờ Tổ tiên ởđâu là họởđó. 55/120 hộở khu D1, D2 đã ổn định cuộc sống. Theo Sòng Bá Cha, Trưởng bản D1 thì năm nay bà con đã khai hoang được 4,2 ha ruộng nước. Mới vụđầu đất chưa thục nên năng suất chưa cao, nhưng bà con đã chủđộng cái ăn hàng ngày, giúp cho họổn định cuộc sống.
Lên Tri Lễ lần này, được chứng kiến những sựđổi thay diệu kỳ, chúng tôi tin rằng với cách làm này, trong một tương lai gần, Tri Lễ sẽ trở thành một điểm sáng của Quế Phong.
Anh Tuấn