Không có dấu hiệu cuộc gặp thượng đỉnh Nhật - Triều sẽ sớm diễn ra

Lan Hạ (Theo Kyodo)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Mặc dù trong năm nay, Triều Tiên đã tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh với các nước láng giềng Hàn Quốc và Trung Quốc cũng như Mỹ, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không cho thấy dấu hiệu sẽ sớm gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Không có dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sớm gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP
Không có dấu hiệu cho thấy nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ sớm gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: AP
Thay vì không lưu tâm tới việc bắt đầu đối thoại với Nhật Bản, Bình Nhưỡng còn chỉ trích mạnh mẽ đối thủ lâu đời của mình, với ý định thổi bùng tâm lý chủ nghĩa dân tộc trong nước và tăng cường quan hệ với Seoul. 

Một nguồn thạo tin cho rằng, trong bối cảnh quan hệ Nhật-Triều được xem là xuống mức thấp chưa từng có, Tokyo “không nên kỳ vọng một cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo hai nước diễn ra trong tương lai gần”.

Trong khi cải thiện quan hệ với các nước khác như Hàn Quốc và Mỹ, thời gian gần đây Triều Tiên lại gia tăng các tuyên bố chỉ trích đối với chính quyền Thủ tướng Abe, đề nghị Nhật Bản chuộc lỗi vì hành động xâm lược quân sự trong quá khứ và cai trị thực dân trên Bán đảo Triều Tiên.

Ông Stephen Nagy - Phó giáo sư cao cấp nghiên cứu chính trị tại Đại học Công giáo Quốc tế (ICU) ở thủ đô Tokyo (Nhật Bản) nhận xét: “Những bình luận gay gắt nhằm vào Nhật Bản là một chất keo gắn kết người dân Triều Tiên lại với nhau và thể hiện tinh thần dân tộc của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Nhật Bản tượng trưng cho kinh nghiệm lịch sử, giúp hình thành nên một quốc gia Triều Tiên, sự chia cắt Bán đảo Triều Tiên và bất đồng hạt nhân ngày nay”.

Ông Nagy, cũng là chuyên gia từ Quỹ châu ÁThái Bình Dương của Canada, cho biết thêm: “Đây là tất cả những gì tạo nên bản sắc của Triều Tiên ngày nay, bởi chúng đã ăn sâu và bị phóng đại qua nhiều thế hệ của người Triều Tiên. Sẽ rất khó để thay đổi quan điểm này của Bình Nhưỡng đối với Nhật Bản, cho dù hai bên đã tách bạch với nhau”.

Triều Tiên muốn tăng cường quan hệ với Hàn Quốc. Ảnh: Getty
Triều Tiên muốn tăng cường quan hệ với Hàn Quốc. Ảnh: Getty
Trong khi đó, một chuyên gia thuộc Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie-Tsinghua ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), cho rằng Triều Tiên không thể nỗ lực sớm hòa hợp với Nhật Bản, căn cứ vào việc Thủ tướng Abe tiếp tục có quan điểm cứng rắn đối với Bình Nhưỡng.

Chuyên gia này nhận xét: “Trong khi Hàn Quốc, Nga, và Trung Quốc đều có cách tiếp cận linh hoạt hơn khi can dự vấn đề Triều Tiên, thì Nhật Bản đương nhiên trở thành "một quả hạch" để Triều Tiên nghiền nát”.

Chuyên gia Malcolm Cook từ Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, cho rằng, quan hệ Nhật-Triều “có thể không cải thiện chừng nào Nhật Bản duy trì toàn bộ lệnh trừng phạt nhằm vào Triều Tiên”. 

Tokyo và Bình Nhưỡng còn bất đồng về vấn đề công dân Nhật Bản bị đặc vụ Triều Tiên bắt cóc trong quá khứ.

Một nhà ngoại giao một nước châu Âu ở đại sứ quán Bắc Kinh cho biết: “Tôi đang băn khoăn lý do tại sao Nhật Bản không nỗ lực giải quyết vấn đề công dân bị bắt cóc sau khi bình thường hóa quan hệ với Triều Tiên. Nếu chính phủ Nhật Bản không thay đổi chính sách của mình, nước này không thể phá băng tình hình hiện nay”.

tin mới

 Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực nếu Tel Aviv đáp trả

Tướng Cương: Sẽ xảy ra cuộc chiến tổng lực giữa Iran - Israel nếu Tel Aviv đáp trả vụ tấn công 13/4

(Baonghean.vn) - Bình luận về khả năng có một cuộc chiến tổng lực và toàn diện giữa Iran - Israel sau sự kiện 13/4, PGS.TS. Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Bộ Công an cho rằng, cuộc chiến sẽ bùng lên nếu Israel có các hành động đáp trả vào các căn cứ của Iran.

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

Đức tính toán gì khi đưa quân tới biên giới Nga?

(Baonghean.vn) - Lần đầu tiên kể từ năm 1945, Đức đưa vài nghìn binh lính tiến sát tới biên giới Nga. Bộ trưởng Quốc phòng Đức gọi những gì đang diễn ra là “một ngày tuyệt vời đối với Quân đội Đức”. Lữ đoàn Đức này đi đâu, và sẽ gây ra mối đe dọa nghiêm trọng nào đối với lợi ích của Nga?

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

Cựu Giám đốc tình báo đối ngoại Pháp: Nga - Ukraine sẽ đi đến hòa bình nhờ ông Trump

(Baonghean.vn) - Cựu Giám đốc Tổng cục An ninh Đối ngoại Pháp Alain Jouillet cho biết, nếu Nga và Ukraine không thể đạt được thỏa thuận trong những tháng tới, do áp lực từ các thế lực bên ngoài, thì một thỏa thuận ngừng bắn sẽ đạt được sau khi ông Donald Trump trở lại nắm quyền.

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

Cựu chuyên gia Lầu Năm Góc: Phương Tây 'đánh mất' sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao cho Tổng thống Zelensky

(Baonghean.vn) - Cựu chuyên gia phân tích của Lầu Năm Góc, Trung úy Không quân Mỹ đã nghỉ hưu Karen Kwiatkowski cho rằng, phương Tây đã đánh mất sự ủy nhiệm của người dân Ukraine giao phó cho Tổng thống Volodymyr Zelensky trong cuộc bầu cử tổng thống 5 năm trước đó. 

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

Israel chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác ngoài Gaza

(Baonghean.vn) - Israel đang tiếp tục cuộc chiến ở Gaza nhưng cũng đang chuẩn bị cho kịch bản ở các khu vực khác, Thủ tướng Benjamin Netanyahu cho biết ngày 11/4, trong bối cảnh lo ngại rằng Iran đang chuẩn bị tấn công Israel để đáp trả việc sát hại các chỉ huy cấp cao của Iran.

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Ukraine tuyên bố chuẩn bị kế hoạch phá hủy cầu Crimea; Nghị sĩ Ukraine thông qua dự thảo bước đầu về việc gọi nhập ngũ người bị kết án tù; Trung Quốc khẳng định nước này sẽ không để ai bắt nạt trong vấn đề Ukraine...

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

Hoài nghi về ‘chiếc ô hạt nhân’ của Mỹ, châu Âu tăng chi tiêu quân sự: Liệu có muộn?

(Baonghean.vn) - Từng tin tưởng giao an ninh cho Mỹ trong suốt nhiều thập kỷ, châu Âu giờ thức tỉnh rằng, họ không còn có thể hoàn toàn trông cậy vào “chiếc ô hạt nhân”. Câu hỏi liệu một cường quốc hạt nhân có sẵn sàng đánh đổi lợi ích để bảo vệ đồng minh xa xôi, trở thành vấn đề cốt lõi.