Không kích Syria, Trump để lộ điểm yếu trước Triều Tiên

Theo Bình An (vnexpress.net)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Triều Tiên có thể nhìn vào Syria để nhận ra rằng chính quyền Mỹ dễ bị khuất phục và nhượng bộ trước hành động có độ rủi ro cao.
Không kích Syria, Trump để lộ điểm yếu trước Triều Tiên ảnh 1

Cảnh đổ nát tại cơ sở nghiên cứu ở Syria sau khi trúng tên lửa của Mỹ và liên quân. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm qua xác nhận cuộc không kích vào Syria hôm 14/4 "không giải quyết được gì" ngoài việc "bảo vệ danh dự của cộng đồng quốc tế". Giới phân tích cũng cho rằng đòn tấn công kiểu hội đồng này gây tổn hại cho uy tín của Mỹ và Tổng thống Donald Trump khi đối mặt với lãnh đạo Triều Tiên, theo Fox News.

Marc Thiessen, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ (AEI), cho rằng cuộc không kích của ba nước Mỹ, Anh, Pháp nhắm vào Syria cuối tuần trước chỉ là "hành động đủ cơ bắp để không bị chê cười" khi không đánh trúng tiêm kích, sân bay hay bệ phóng nào của quân đội Syria. Không có thông tin về người chết tại hiện trường, chứng tỏ chính quyền Damascus đã có đủ thời gian sơ tán ba mục tiêu được coi là cơ sở tàng trữ, sản xuất vũ khí hóa học.

Thay vì phát huy hiệu quả trừng phạt, đòn đáp trả của Mỹ và đồng minh chỉ càng khiến Syria và Nga, Iran cảm thấy thêm tự tin vào sức mạnh của mình. Các đối thủ khác của Mỹ trên toàn cầu như Triều Tiên cũng có thể cảm nhận thấy thế yếu của Washington do chính Trump tự phơi bày.

Theo Thiessen, Triều Tiên có lẽ là quốc gia theo dõi sát sao nhất những gì Mỹ đang thể hiện ở Syria. Những gì giới lãnh đạo Bình Nhưỡng nhận thấy là dù tung ra những lời đe dọa "đao to búa lớn", Tổng thống Trump cuối cùng lại thực hiện một đòn tấn công rất khiêm tốn và cố gắng tránh xa các mục tiêu có liên quan đến người Nga ở Syria.

Điều này có thể khiến Bình Nhưỡng tin rằng chính quyền Trump rất dễ bị bắt nạt và không thích mạo hiểm. Thay vì phát cảnh báo để lính Nga rời khỏi các căn cứ dễ bị tấn công ở Syria và nói với họ rằng Mỹ sẽ không chịu trách nhiệm với tính mạng của những người không chịu sơ tán, Washington lại lên kế hoạch để tên lửa không bay vào ô phòng không của Moskva ở Syria nhằm tránh nguy cơ đụng độ dù là nhỏ nhất.

Có vẻ như Nhà Trắng đã phải chịu nhún sau khi các quan chức Điện Kremlin phát đi cảnh báo rằng Nga sẵn sàng bắn hạ mọi tên lửa đe dọa đến tính mạng quân nhân của họ ở Syria. Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiểu rất rõ điều này.

Ông Kim có thể sẽ rút ra bài học rằng nếu Trump không dám tấn công sân bay Syria vì lo sợ bị Nga đáp trả, Mỹ chắc chắn sẽ không tung đòn phủ đầu vào cơ sở hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, bởi động thái đó sẽ châm ngòi cho đòn trả đũa bằng pháo binh quy mô lớn trút vào thủ đô Hàn Quốc.

Tướng Jack Keane, cựu phó tham mưu trưởng lục quân Mỹ, cho rằng khi quyết định tung đòn tấn công bằng tên lửa vào Syria, ông Trump đã vô tình phơi bày điểm yếu trước Triều Tiên và gây ảnh hưởng xấu đến nỗ lực ngăn chặn chương trình hạt nhân, tên lửa của Bình Nhưỡng.

Theo Keane, cách duy nhất để Mỹ có thể thuyết phục được Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân là khiến Kim Jong-un tin rằng những lời đe dọa sử dụng vũ lực của Trump là đáng tin cậy. Nhưng cuộc tấn công tên lửa được coi là "gãi ngứa" nhắm vào Syria vừa qua chỉ cho thấy rằng Trump đang dọa nhiều hơn làm và chỉ khiến độ tin cậy của Mỹ bị suy giảm.

Tổng thống dễ bị khuất phục

Không kích Syria, Trump để lộ điểm yếu trước Triều Tiên ảnh 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: CNN.

Chiến dịch tấn công Syria được tung ra chỉ vài ngày sau khi Trump tuyên bố sẽ rút quân khỏi quốc gia Trung Đông này. Giới quan sát nhận định hành động đó thể hiện sự thiếu kiên định của Trump và thiên hướng dễ bị lay chuyển bởi đội ngũ cố vấn thân cận của ông.

"Tổng thống Trump quá nghe theo đội ngũ cố vấn chính sách đối ngoại mà ông từng gọi là 'đầm lầy Washington'", thượng nghị sĩ Rand Paul viết trong một bài bình luận đăng trên CNN nhằm thuyết phục Trump tin vào nhận định của mình và không tiếp tục dính líu sâu hơn vào cuộc khủng hoảng Syria.

"Chúng ta cần xây dựng lại quân đội, chứ không phải lạm dụng nó cho các sứ mệnh bảo vệ thế giới hay tái thiết các quốc gia hậu chiến. Tổng thống Trump biết rõ điều đó khi tranh cử. Ông cũng nhận thức rõ điều ấy cách đây hai tuần, khi tuyên bố muốn rút khỏi Syria. Nhưng ông lại nghe theo lời khuyên tồi từ những người người đã tạo ra mớ hỗn độn này ngay từ đầu", Paul nhận định.

Truyền thông Mỹ cho biết Tổng thống Trump muốn thực hiện đòn đáp trả mạnh mẽ sau khi Syria bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học ở thành phố Douma hôm 7/4 khiến 70 người chết. Tuy nhiên, các nguồn tin cho hay ông Trump sau đó đã phải nhượng bộ trước sức ép từ các cố vấn, trợ lý và chính trị gia cấp cao ở Washington để hạn chế quy mô cuộc không kích.

Nghị sĩ Thomas Massie cho rằng các cố vấn cấp cao của Trump đang tìm cách chống lại bản năng của Tổng thống, theo The Hill. "Tôi cho rằng bản năng của ông ấy đã và vẫn đang đúng, nhưng ông ấy đang bị vây quanh bởi những người đang cố dồn ép ông chống lại bản năng của mình", Massie nói.

Một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất trong việc giới hạn quy mô không kích vào Syria là Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, người từng nhiều lần phản đối việc đề ra các kế hoạch tấn công quân sự vào Triều Tiên theo ý muốn của Trump.

Thiessen cho rằng với sự cố vấn của Mattis, Trump sẽ không có nhiều lựa chọn mạnh tay khi ngồi vào bàn đàm phán với Kim Jong-un trong vài tháng tới, khiến vị thế của Mỹ trong các cuộc thảo luận sẽ bị suy yếu đáng kể. "Nếu bạn chỉ tung ra được đòn đánh đủ để không bị chê cười, bạn đang bộc lộ điểm yếu. Kẻ yếu luôn là kẻ dễ bị khiêu khích", chuyên gia này nhận định.

Không kích Syria, Trump để lộ điểm yếu trước Triều Tiên ảnh 3

Các mũi tấn công của liên quân Mỹ trong đòn không kích Syria hôm 14/4. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.