Không tăng đại trà học phí

Trước lo ngại của học sinh, phụ huynh về tăng học phí theo Nghị định mới, đại diện Bộ GD&ĐT, ông Bùi Hồng Quang, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, có ý kiến về việc này.
Theo ông Bùi Hồng Quang, quan điểm xây dựng học phí đối với giáo dục đại học chia làm 2 nhóm trường. Đối với các cơ sở giáo dục đại học tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị tự chủ): Học phí được xây dựng theo lộ trình tính đủ chi phí đào tạo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ - CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể đến năm 2016, tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp. Đến năm 2018: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý. Đến năm 2020: Tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và chi phí khấu hao tài sản cố định.
Đối với các cơ sở giáo dục đại học chưa tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư (đơn vị chưa tự chủ), mức thu học phí tăng dần hàng năm khoảng 10%, do vậy khả năng bù đắp chi phí đào tạo còn thấp, tính trung bình đến năm học 2019 - 2020 mức học phí mới đáp ứng được một phần chi phí đào tạo, phần còn lại do NSNN cấp phát.
Trong điều kiện hiện nay kinh tế khó khăn, việc làm và thu nhập của người dân còn thấp nên không thể tăng đại trà học phí mà việc xây dựng học phí lần này chưa tính đến tăng đồng loạt để bù đắp chi phí. Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó học phí chỉ là một yếu tố.
Ngoài ra, đối với các trường công lập, học phí chỉ là một nguồn thu của cơ sở giáo dục, trên thực tế những năm trước đây và cho đến hiện nay, về cơ bản nhà nước vẫn đảm bảo hỗ trợ kinh phí hoạt động thường xuyên và chi đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục để đảm bảo hoạt động giáo dục, giảng dạy của các cơ sở giáo dục được diễn ra bình thường, đảm bảo chất lượng.
 Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Cũng theo ông Quang, từ năm học 2015 - 2016, một số trường ĐH sẽ thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ hoạt động (bao gồm cả tự chủ về tài chính) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Nghị quyết 77 của Chính phủ, mức học phí của các trường này tính trung bình gấp khoảng trên 2 lần so với các trường chưa tự chủ. Chính sách học phí mới không tác động lớn đến người học so với trước đây vì các lý do: Học phí mầm non, phổ thông vẫn tăng bình quân hàng năm theo chỉ số giá tiêu dùng, và vẫn do địa phương quy định đảm bảo phù hợp với thu nhập của người dân tại địa phương như trước đây. Học phí đại học chương trình đại trà tại trường chưa tự chủ tăng 10%, tăng chậm hơn giai đoạn 2011 - 2015 (trước đây khoảng 20%/năm).
Các trường tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư, mức trần học phí có cao hơn mức học phí các trường áp dụng hiện nay. Tùy tình hình cụ thể các trường xác định mức học phí phù hợp để một mặt nâng cao chất lượng đào tạo nhưng mặt khác đảm bảo được mức chi trả của người dân. Đến nay đã có 11 trường thực hiện thí điểm cơ chế tự chủ chi thường xuyên và chi đầu tư. Đối với học sinh nghèo, học sinh diện chính sách, vẫn được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập như trước đây…
Theo Tiền Phong

tin mới

Đoá hồng nhung trên đá

Đoá hồng nhung trên đá

(Baonghean.vn) - Ở Trường THPT Đô Lương 2, các giáo viên, học sinh nhiều thế hệ vẫn kể cho nhau nghe về câu chuyện của cô giáo dạy môn Địa lý Nguyễn Thị Kim Nhung bằng sự yêu thương, ngưỡng mộ và tự hào. Như một đoá hoa trên sỏi đá, giữa sóng gió cuộc đời, cô mạnh mẽ sống và trọn vẹn trao đi.

Sức khỏe sinh sản

Cục Dân số tổ chức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản cho học sinh Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sáng 29/11, tại Trường Trung học cơ sở Nghi Thái (Nghi Lộc), Trung tâm Tư vấn và cung ứng dịch vụ, Cục Dân số - Bộ Y tế phối hợp với Chi cục Dân số -Kế hoạch hóa gia đình tỉnh tổ chức Hội nghị truyền thông trực tiếp chăm sóc sức khỏe sinh sản – Kế hoạch hóa gia đình.

Kỳ thi

Phương án thi tốt nghiệp 4 môn sẽ giảm áp lực cho học sinh

(Baonghean.vn) - Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đã triển khai được hơn 2 năm, nhưng việc lựa chọn phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2025 vẫn đang được cân nhắc. Gần đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đưa ra phương án 4 môn thi và nhận được khá nhiều ý kiến đồng tình.

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

Thầy trò vùng cao sống tạm bợ trong nhà bán trú xuống cấp

(Baonghean.vn) - Những dãy nhà bán trú bằng gỗ của giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Nậm Cắn 2 (huyện Kỳ Sơn) được dựng lên hàng chục năm nay bị xuống cấp nghiêm trọng, gây bất an cho thầy và trò. Để dạy học, giáo viên nhà trường buộc phải khắc phục bằng cách chống đỡ tạm bợ.

Gieo chữ ở vùng khó

Gieo chữ ở miền khó

(Baonghean.vn) - Ở những huyện miền núi cao Nghệ An, mỗi bước trưởng thành của học trò luôn in đậm dấu ấn của thầy giáo, cô giáo. Và vì tình yêu với học trò vùng cao, vì tình yêu nghề, nhiều người đã nguyện ở lại, vượt qua mọi khó khăn, từ đó gặt hái được thành quả.

Nhà giáo Nguyễn Minh Tú

Trung tá, nhà giáo Nguyễn Minh Tú: 'Vinh dự là nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu toàn quốc'

(Baonghean.vn) - Thầy giáo Nguyễn Minh Tú - giảng viên Trường Cao đẳng nghề số 4 - Bộ Quốc phòng là 1 trong 20 nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tiêu biểu được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chọn gặp mặt và tiếp kiến Thủ tướng Chính phủ nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

Những người thầy yêu học trò bằng cả trái tim

(Baonghean.vn) - Trong 24 giáo viên của tỉnh Nghệ An được "Quỹ Phát triển tài năng giáo dục” khen thưởng năm nay, có 2 giáo viên là thầy Lê Văn Hậu đến từ huyện Quỳnh Lưu và thầy Nguyễn Nhật Đức đến từ huyện Thanh Chương, để lại trong lòng đồng nghiệp và các em học sinh nhiều dấu ấn đặc biệt.

Xóa mù

Nghệ An xây dựng nhiều chính sách cho công tác xóa mù chữ

(Baonghean.vn) - Tạo cơ hội cho người mù chữ được đi học, được biết chữ là những nỗ lực thầm lặng trong công tác xóa mù chữ ở Việt Nam trong những năm qua. Từ đó cũng đã mở ra nhiều cánh cửa để người dân được tiếp thu kiến thức, nâng cao dân trí và phát triển nghề nghiệp.