(Baonghean.vn) - Khác với bức tranh thiên nhiên hữu tình ở 11 huyện miền núi, các địa phương đồng bằng và miền biển lại nổi bật bởi nhịp sống tấp nập hơn giữa các công trình xây dựng khang trang.
Thành phố Vinh bừng sáng với những ánh đèn lấp lánh và các tòa cao ốc mới mọc lên. Nổi bật ở trung tâm thành phố là Quảng trường Hồ Chí Minh và 2 hồ nước điều hòa. Vinh là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Nghệ An, là 1 trong 3 thành phố lớn nhất Bắc Trung Bộ (cùng với Huế và Thanh Hóa). Thành phố Vinh thuộc vùng Kẻ Vang hoặc tên gọi khác là Kẻ Vịnh ngày xưa. Sau đó, lần lượt đổi thành Kẻ Vinh, Vinh Giang, Vinh Doanh, Vinh Thi. Ngày 20 tháng 10 năm 1898, vua Thành Thái ra đạo dụ thành lập thị xã Vinh cùng với các thị xã Thanh Hóa, Huế, Fai-Fo (Hội An ngày nay), Quy Nhơn và Phan Thiết. Từ năm 1975, Vinh là tỉnh lỵ tỉnh Nghệ Tĩnh, và từ năm 1991, trở lại tỉnh lỵ tỉnh Nghệ An. Ảnh: Sách Nguyễn
Từ trên cao nhìn xuống khu vực huyện Nghi Lộc, có thể nhìn thấy những mảng xanh xen kẽ của các thửa ruộng với khu vực dân cư hay các khu công nghiệp. Quốc lộ 1A chạy dài dọc huyện Nghi Lộc tạo nên bức tranh sầm uất cho vùng đất giàu truyền thống này. Ảnh: Sách Nguyễn
Cửa Lò là thị xã du lịch biển nổi tiếng nhất Nghệ An và là một trong những điểm đến quen thuộc với du khách cả nước. Thị xã Cửa Lò được thành lập ngày 29/8/1994 trên cơ sở tách thị trấn Cửa Lò và 4 xã: Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hòa, Nghi Hải. Ngày nay, đô thị du lịch biển này đang là điểm đến của du khách muôn nơi. Ảnh: Sách Nguyễn
Diễn Châu một trong những huyện có số lượng dân số lớn nhất Nghệ An. Từ trên cao có thể nhìn thấy nhịp sống hiện đại, tấp nập ở trung tâm thị trấn Diễn Châu với những tòa nhà cao tầng, các khu phố quy hoạch gọn gàng, đẹp mắt. Diễn Châu được ví là viên ngọc của du lịch Nghệ An. Trong số 8 cảnh đẹp của "Đông Yên Nhị Châu" thì có 6 cảnh đẹp thuộc về Diễn Châu. Đó là Dạ Sơn linh tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ), Cao Xá long cương (Gò rồng Cao Xá), Bùng Giang thu nguyệt (Trăng thu trên sông Bùng), Bích Hải quy phàm (Cánh buồm về cửa Bích), Thiên uy thiết cảng (Kênh sắt oai trời), Diễn Thành thạch bảo (Thành đá phủ Diễn Châu). Ảnh: Sách Nguyễn
Thị trấn Cầu Giát ấn tượng với ngã tư cầu vượt qua Quốc lộ 1A. Cầu Giát là trung tâm hành chính của huyện Quỳnh Lưu - địa phương đông dân nhất Nghệ An sau thành phố Vinh. Tuy một số xã thuộc miền núi trung du như Quỳnh Châu, Quỳnh Tam, Quỳnh Thắng, nhưng phần lớn các xã của Quỳnh Lưu nằm ở vùng đồng bằng nhỏ hẹp dọc theo biển Đông. Huyện có khu du lịch Biển Quỳnh chạy dài từ xã Quỳnh Lập (nay thuộc thị xã Hoàng Mai) đến xã Tiến Thủy. Ảnh: Sách Nguyễn
Hoàng Mai là vùng đất mạnh về ngành công nghiệp vật liệu nhờ lợi thế đến từ các mỏ đá, mỏ đất sét. Đây cũng là thị xã có nhiều tiềm năng về kinh tế biển với hệ thống bãi biển đẹp, nguồn tài nguyên biển phong phú; người dân cần cù, chịu khó. Thị xã Hoàng Mai được thành lập vào ngày 3/4/2013 theo Nghị quyết 47/NQ-CP của Chính phủ, trên cơ sở điều chỉnh 16.974,88 ha diện tích tự nhiên và 105.105 nhân khẩu của huyện Quỳnh Lưu. Ảnh: Sách Nguyễn
Đô Lương thường được nhắc đến như nơi có nghề làm nồi đất truyền thống ở Trù Sơn. Ngoài ra, huyện còn nổi tiếng bởi các làng nghề truyền thống lâu đời như làng bánh đa kẹo lạc Vĩnh Đức, làng nghề gạch ngói Phượng Kỷ,.. Đô Lương cũng là vùng đất văn hóa, nổi tiếng hiếu học. Ảnh: Sách Nguyễn
Quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh xinh đẹp với những mảng xanh đan xen những mái nhà ngói đỏ truyền thống. Thị trấn Nam Đàn nằm trên đường Quốc lộ 46 Vinh - Đô Lương, cách TP. Vinh 21 km về phía Tây. Không chỉ có làng Sen quê Bác, Nam Đàn còn ghi dấu bởi những thắng cảnh đẹp như núi Đại Huệ, núi Thiên Nhẫn,... Ảnh: Sách Nguyễn
Hưng Nguyên là huyện ngoại vi thành phố Vinh. Sau nhiều lần chia tách, thay đổi địa giới hành chính, đến năm 1998, địa giới huyện Hưng Nguyên được xác lập như hiện nay (do sáp nhập thị trấn Thái Lão và xã Hưng Thái thành thị trấn Hưng Nguyên ngày 15/9/1998). Ngày 17/4/2008, xã Hưng Chính và Hưng Thịnh sáp nhập vào TP. Vinh. Ảnh: Sách Nguyễn
Tượng đài Phan Đăng Lưu nằm ở trung tâm trị trấn Yên Thành. Huyện Yên Thành được thành lập tách ra từ huyện Đông Thành, Phủ Diễn Châu, từ năm Minh Mệnh thứ 18 (1838). Yên Thành là huyện phát triển nông nghiệp từ rất sớm nhờ tác dụng của con sông Đào thời Pháp thuộc. Hiện nay, huyện lúa Yên Thành đang nổi lên là một trong những điểm sáng của công tác thu hút đầu tư. Ảnh: Sách Nguyễn
(Baonghean.vn) -Tháng 8, chúng tôi tìm về những vùng đất, di tích mang dấu ấn lịch sử cách mạng trên địa bàn huyện Diễn Châu; chứng kiến khí thế chào mừng Lễ Quốc khánh 2/9/2023, hiểu thêm về mảnh đất giàu truyền thống yêu nước đang từng ngày thay da đổi thịt này...
(Baonghean.vn) - 78 năm sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Khu Di tích Kim Liên đã trở thành một điểm đến không thể thiếu trên bản đồ du lịch Nghệ An, đặc biệt trong ngày lễ Quốc khánh 2/9.
(Baonghean.vn) - Bánh gai Đông Sơn có từ lâu đời, trở thành đặc sản của người dân Đô Lương, thường được dùng vào các dịp ăn hỏi, lễ, Tết và làm quà biếu. Bắt đầu từ những năm 1980 của thế kỷ trước thì bánh gai Đông Sơn trở thành hàng hoá, được tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài tỉnh…
(Baonghean.vn) - Mảnh đất Quỳ Châu được coi là một trong những cái nôi của văn hóa dân tộc Thái ở Nghệ An. Nơi đây có nhiều loại hình di sản văn hóa giàu bản sắc. Những năm gần đây việc bảo tồn các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể trên vùng đất Tây Bắc Nghệ An được quan tâm chú trọng.
(Baonghean.vn) - Bằng sự cần cù, khéo léo, sáng tạo, những người gắn bó với nghề truyền thống ở huyện miền núi rẻo cao Tương Dương đang tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho gia đình...
(Baonghean.vn) - Nhiều sản phẩm thổ cẩm tinh xảo với sắc màu hấp dẫn, hoa văn đa dạng được chị em phụ nữ bản Na, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn dệt nên bằng đam mê làm "sống lại" nghề truyền thống của đồng bào Thái ở vùng biên Nghệ An.
(Baonghean.vn) - Để tiết kiệm chi phí thuê nhân công, giải quyết bài toán thiếu lao động làm nông, các tổ đổi công được thành lập. Nhà này hỗ trợ nhà kia, xoay vòng vậy cho đến hết mùa, vừa tạo nét đẹp văn hóa trong lao động, vừa thắt chặt tình đoàn kết, tạo động lực thúc đẩy sản xuất…
(Baonghean.vn) - L.T.S: Liệu có phải lúc nào hôn nhân và tình yêu cũng phải song hành? Liệu có phải hôn nhân là nấm mồ chôn vùi tình yêu? Thực tế cho thấy ở người Mông, đôi khi có một sự tồn tại độc lập giữa khái niệm hôn nhân và tình yêu...
(Baonghean.vn) - “Nhất quế Quỳ, nhì quế Thanh”, từ ngàn năm trước, cùng với ngà voi, sừng tê giác, ngọc trai, trầm hương,... quế Quỳ là một sản vật được cung tiến, xuất khẩu sang Trung Quốc và nhiều nước. Vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với đặc sản này cần được quan tâm.
(Baonghean.vn) - Với truyền thống Lộc Đa, Đức Thịnh – nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của phủ Hưng Nguyên, là nơi khởi đầu cho cuộc biểu tình Xô viết 1930-1931, mảnh đất mà mỗi địa danh đều thắm đỏ niềm tự hào cách mạng: Đền Trìa, nhà thờ họ Hoàng, nhà thờ họ Uông…
(Baonghean.vn) - Xã Thạch Ngàn là nơi đón 80 hộ đồng bào Đan Lai về sinh sống tại các bản Thạch Sơn, Bá Hạ, đời sống hết sức khó khăn. Vài năm nay huyện Con Cuông đang đẩy mạnh Chương trình Ngân hàng bò giúp đỡ hộ nghèo, ở xã Thạch Ngàn có 10 hộ tham gia...
(Baonghean.vn) - Giữa vùng rốn lũ xã Thanh Xuân (Thanh Chương) - nơi hàng năm thường bị ngập lụt vẫn tồn tại một ngôi đình cổ có vẻ đẹp điêu khắc độc đáo, đó là đình làng Phú Lập.
(Baonghean.vn) - Bản Tặng Phăn, xã biên giới Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn là nơi sinh sống của 106 hộ dân đồng bào Thái. Đời sống của bà con nơi đây no ấm hơn, bản làng ngày càng tươi mới, những ngôi nhà sàn truyền thống được xây dựng theo kiểu cách mới...
(Baonghean.vn) - Gừng là một trong những loại cây trồng chủ lực ở Na Ngoi (Kỳ Sơn). Trong mùa thu hoạch gừng, lao động trên địa bàn chủ yếu đi làm ăn xa, nhiều hộ đồng bào Mông đã thuê người Thái, Khơ Mú ở các địa bàn lân cận để "bế" (thồ - PV) gừng từ nương rẫy, vận chuyển về bãi tập kết.
(Baonghean.vn) - Nằm trong số những nghệ nhân thuộc lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của tỉnh được Nhà nước vinh danh, Nghệ nhân Nhân dân Võ Thị Hồng Vân và Nghệ nhân Ưu tú Hoàng Thị Cẩm Vân luôn đau đáu, trăn trở với việc gìn giữ, phát huy giá trị của dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.
(Baonghean.vn) - Phà Chiếng là bản biên giới thuộc xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn. Nơi đây đường đi hiểm trở, điều kiện sống của đồng bào gặp vô vàn khó khăn. Bù lại, thiên nhiên đã ban tặng cho bản Phà Chiếng cảnh sắc nên thơ, hữu tình, không khí mát lành, đặc biệt là có mây phủ quanh năm.
(Baonghean.vn) - Với điều kiện địa lý, thiên nhiên hùng vĩ và kỳ thú, đất Anh Sơn sớm đi vào thi phú của tiền nhân với những áng văn trác tuyệt; đây cũng là vùng “địa linh” dày dặn truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, góp một dấu son vào pho sử vàng đấu tranh dựng nước và giữ nước.
(Baonghean.vn) - Với Phương Thủy, danh hiệu Quán quân "Tuyệt đỉnh song ca 2023" như một giấc mơ, nhưng là giấc mơ xứng đáng cho hành trình dài đầy nỗ lực của nữ ca sĩ xứ Nghệ.
(Baonghean.vn) - Trong không gian bát ngát hương sen quê Bác của một ngày tháng Năm, bất chợt tôi nghe thấy ngân lên trong gió thoảng một giai điệu vừa quen mà vừa lạ: “Con ngước mắt lên thêm bồi hồi xúc động/Thấy Bác mỉm cười, vẫn dáng đứng quê hương"…
(Baonghean.vn) - Tối 14/5, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hội đồng hương Nghệ An tại Hà Nội tổ chức chương trình đêm nhạc tri ân 5 nhạc sĩ tài hoa của Nghệ An với tên gọi "Mạch nguồn ví, giặm".
(Baonghean.vn) - Mỗi dịp tháng 5 về, những hồ sen ở quê Bác, xã Kim Liên (Nam Đàn) lại nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Hoa sen không chỉ làm đẹp cảnh quan mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.
(Baonghean.vn) - Minh An không đến với sáo bằng sự tình cờ mà đó là sự lựa chọn của chính em từ thuở thiếu thời, là con đường bền bỉ, nhẫn nại dù gặp không ít gian khó. Em dành cho cây sáo nhỏ bé ấy cả tuổi xuân tươi đẹp nhất của mình, và ngược lại, sáo cũng hồi đáp em một sự nghiệp đáng tự hào.
(Baonghean.vn) - Hơn 40 năm qua, Lễ hội Làng Sen được tổ chức hàng năm là sự kiện văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của Nhân dân, là dịp để người dân cả nước nói chung, Nghệ An nói riêng bày tỏ lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với Bác Hồ kính yêu.
(Baonghean.vn) - Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
(Baonghean.vn) - Những ngày qua, hàng chục trang báo và cả mạng xã hội phản ánh, chia sẻ khá nhiều về việc Hội đồng hương Nghệ An sẽ tổ chức đêm nhạc Mạch nguồn ví, giặm, vinh danh 5 nhạc sĩ tiêu biểu của quê hương.
(Baonghean.vn) - Ca sỹ Huyền Trang, người từng đoạt giải Nhất dòng nhạc dân gian cuộc thi Sao Mai 2013 vừa chính thức công bố MV mang tên "Nghĩ về Bác".
(Baonghean.vn) - Những năm gần đây, các sản phẩm dệt bằng tay được các bà, các chị ở bản Xiềng bảo tồn, gìn giữ, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa đặc trưng của đồng bào Thái nơi miền Tây xứ Nghệ.
(Baonghean.vn) - Chợ Ú (xã Đại Sơn, Đô Lương) không chỉ được biết đến là chợ trâu bò lớn nhất Đông Nam Á, mà còn là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc của vùng quê xứ Nghệ.
(Baonghean.vn) - Với những lợi thế sẵn có, Phố ẩm thực đêm thành cổ Vinh hứa hẹn sẽ trở thành một điểm nhấn của thành phố, thu hút người dân và du khách đến tham quan và trải nghiệm.