Kịch bản nào sau kết quả bầu cử tổng thống Hàn Quốc?

Giữa lúc gia tăng căng thẳng giữa Triều Tiên với Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, Hàn Quốc lại tiến hành bầu cử tổng thống trước thời hạn.

Cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc đang diễn ra sớm hơn 7 tháng, sau khi cựu Tổng thống Park Geun-hye bị buộc tội dính líu vào bê bối tham nhũng. Vụ bê bối vẫn đang tiếp diễn, với việc một số tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc như Samsung và Lotte- đang bị điều tra.

Nhưng gạt bê bối sang một bên, mối quan tâm lớn hiện nay là ai có khả năng sẽ đắc cử tổng thống Hàn Quốc và chính sách của người đó sẽ như thế nào, đặc biệt trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên, Mỹ và Trung Quốc?

Moon Jae-in: Ứng cử viên số 1

Ông Moon Jae-in là ứng cử viên số một trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc lần này. Theo các cuộc thăm dò dư luận ngay trước khi tiến hành bỏ phiếu, ông Moon Jae-in có thể nhận được 40% số phiếu ủng hộ, bỏ xa đối thủ gần nhất 20 điểm phần trăm.

Kich ban nao sau ket qua bau cu tong thong Han Quoc?
Ông Moon Jae-in là ứng cử viên số một trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc lần này. Ảnh: CFP Photo 

Ông Moon Jae-in được coi là ứng cử viên "tự do" hay "tiến bộ".

Ahn Cheol-soo: Ông trùm công nghệ cao

Một ứng cử viên quan trọng khác là Ahn Cheol-soo, một doanh nhân và đứng thứ hai trong các cuộc thăm dò trước thềm bầu cử tổng thống Hàn Quốc.

Nhà phân tích ông Volodzko nói: "Ahn Cheol-soo, một ông trùm công nghệ cao, người đã phát triển một chương trình chống virus máy tính. Ông ấy là một ông trùm công nghệ chuyển sang làm chính trị. Nhưng ông đã bắt đầu giống một ứng cử viên truyền thống, khi phe bảo thủ dồn phiếu ủng hộ ông, với hy vọng tránh được chiến thắng của ông Moon Jae-in”.

Các cử tri bảo thủ ở Hàn Quốc đang dồn phiếu cho ông Ahn Cheol-soo, nhưng đối với người nước ngoài, chính sách của ông có vẻ như khá thiên về chủ nghĩa xã hội.

Kich ban nao sau ket qua bau cu tong thong Han Quoc?-Hinh-2
Chính sách của ông Ahn Cheol-soo có vẻ như khá thiên về chủ nghĩa xã hội. Ảnh: CFP 

Nhà phân tích Volodzko nhận định: “Ông Ahn Cheol-soo ủng hộ tăng thuế đánh vào lợi nhuận, chỉ trích các hiệp định thương mại tự do và ủng hộ phúc lợi công cộng. Về chính sách kinh tế, ông muốn giúp đỡ các doanh nghiệp mới thành lập và có kế hoạch đưa ra nhiều gói kích thích khác nhau để giúp các doanh nghiệp nhỏ”.

Theo ông Volodzko, việc các đảng bảo thủ tập trung xung quanh một ứng viên tổng thống muốn tăng thuế, đàm phán lại các hiệp định thương mại tự do và tăng phúc lợi như Ahn Cheol-soo xem ra có vẻ kỳ quặc, nhưng chủ yếu là do chống đối chính sách đối ngoại của ứng cử viên số 1 Moon Jae-in.

Ông Volodzko nói: "Tất cả mọi thứ khiến tôi tin rằng có lẽ ông Moon Jae-in sẽ tiến hành đối thoại với Bắc Triều Tiên và ít nhất cũng sẽ giúp giảm bớt căng thẳng. Ông ấy cũng có vẻ như là một trong những ứng cử viên có khả năng can dự tích cực với Trung Quốc".

Ý nghĩa đối với an ninh khu vực

Giảm căng thẳng trong khu vực có vẻ như là một ý tưởng tốt, vì tình trạng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện đang ở mức cao độ, có nguy cơ bùng nổ chiến tranh.

Nhưng theo chuyên gia an ninh châu Á Zack Cooper thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington DC, điều đó lại không phù hợp với kế hoạch hiện tại của chính quyền Donald Trump.

Chính quyền Donald Trump muốn gây áp lực cho đến khi Bắc Triều Tiên sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán và đàm phán theo các điều khoản mà Washington đề ra. Nhưng nếu ông Moon Jae-in sớm tiến hành đàm phán song phương với van lãnh đạo Triều Tiên, kế hoạch của chính quyền Trump có thể thất bại.

Trước thềm bầu cử tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Jae-in đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ lá chắn tên lửa đạn đạo THAAD mà Mỹ đang triển khai ở Hàn Quốc. Thậm chí, ông Moon Jea-in còn nói ông sẽ đình chỉ việc triển khai THAAD ở Hàn Quốc, nếu ông đắc cử tổng thống.

Nhưng theo quân đội Mỹ, hệ thống THAAD đã được đưa vào hoạt động ở Hàn Quốc.

Ông Cooper cho biết đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên, khi Mỹ đưa hệ thống THAAD vào hoạt động chỉ vài ngày trước khi tiến hành bầu cử tổng thống Hàn Quốc. Ông nhận định: "Tôi nghĩ rằng đây là kế hoạch được tính toán rất kỹ lưỡng giữa Mỹ và chính phủ Hàn Quốc trước đây”.

Hai nhà phân tích Cooper và Volodzko đều cho rằng ông Moon Jae-in khó có thể đảo ngược hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD, một khi nó đã đi vào hoạt động ở Hàn Quốc.

Theo Kienthuc.net.vn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.