Kiev kiên quyết duy trì việc vận chuyển dầu và khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine

Mỹ Nga (Theo Ria Novosti)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Chính quyền Kiev và Tập đoàn Năng lượng nhà nước Ukraine Naftogaz nhất quyết duy trì việc vận chuyển dầu và khí đốt của Nga, quá cảnh qua lãnh thổ Ukraine, bao gồm cả mục đích thu lợi nhuận từ việc này. 
Kiev kiên quyết duy trì việc vận chuyển dầu và khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine ảnh 1

Trạm phân phối khí đốt của Nga tại Ukraine. Ảnh: Ria Novosti

Tờ Washington Post cho hay, Naftogaz và các nhà lãnh đạo chính trị cấp cao nhấn mạnh rằng, Ukraine không thể và không nên đóng cửa các đường ống dẫn khí của Nga quá cảnh qua đây, vừa để thu phí trung chuyển, vừa "vì một số quốc gia ủng hộ Ukraine ở châu Âu vẫn phụ thuộc vào khí đốt của Nga". Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Naftogaz vẫn thực hiện mảng kinh doanh về trung chuyển khí đốt Nga sang châu Âu.

Washington Post cũng lưu ý, dù Ukraine kêu gọi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga, và cắt đứt gần như tất cả các mối quan hệ kinh tế với Moskva, nên việc không từ bỏ vị trí trung chuyển khí đốt của Nga có "kỳ quái đến đâu, Ukraine vẫn khẳng định rằng, trên thực tế họ không có lựa chọn nào khác". Do đó, Kiev tích cực vận động hành lang để giữ nguồn thu từ trung chuyển dầu và khí đốt.

Theo ấn phẩm, Kiev khẳng định rằng các thỏa thuận hiện tại được xem là mang lại đòn bẩy nhất định cho Moskva.

Vào tháng 4 vừa qua, người đứng đầu Văn phòng tổng thống Andrei Yermak, cựu Đại sứ Mỹ tại Nga Michael McFaul, đã công bố một bản kế hoạch hành động, vạch ra các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga. Tuy nhiên, điều đặc biệt, bản kế hoạch này lại kêu gọi duy trì quá trình vận chuyển các nguồn năng lượng của Nga qua lãnh thổ Ukraine.

Đồng thời, bao gồm các lời kêu gọi đình chỉ hoạt động của "tất cả các tuyến đường ống dẫn khí còn lại do Nga kiểm soát", cũng như "ngừng việc cung cấp khí đốt trực tiếp của Nga cho châu Âu, ngoại trừ việc quá cảnh qua Ukraine".

Tin mới

Lê Văn Phi được di lý từ Lào về giao cho Công an Việt Nam để điều tra một số hành vi bắt giữ người trái pháp luật. Ảnh: HSVA.

Trùm giang hồ khét tiếng Phi ‘đen’ là ai?

(Baonghean.vn) - Sinh ra từ một làng quê xứ Nghệ, Lê Văn Phi, hay còn được biết đến với biệt danh Phi “đen” sớm nổi danh, có số má ở các tỉnh phía Nam. Phi “đen” sớm nằm trong tầm ngắm của các trinh sát bởi được xác định là người đứng đầu một số vụ việc gây mất an ninh trật tự.
Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/6

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng; Nghệ An lần đầu tiên tổ chức Hội thi Ban Giám sát đầu tư cộng đồng; Thí sinh Nghệ An bước vào môn thi đầu tiên của Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10… là những thông tin nổi bật.
Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất phối hợp nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh thống nhất tiếp tục phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác cải cách hành chính; quán triệt và tham mưu chương trình hành động Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An.
Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

Đại biểu đoàn Nghệ An đề nghị luật hóa cụ thể vấn đề tuần hoàn nước để đảm bảo an ninh nguồn nước

(Baonghean.vn) - Chiều 5/6, tiếp tục chương trình làm việc, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đoàn ĐBQH Nghệ An thảo luận tại Tổ 3 cùng đoàn ĐBQH các tỉnh: Bắc Kạn và Bạc Liêu.
Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

Khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện

(Baonghean.vn) - Tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch số 403 quy định các hình thức giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, một trong những hạn chế được chỉ ra là tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lựa chiều trong giám sát, phản biện.