Kinh tế năm 2018: “Đừng ngủ quên trên vòng nguyệt quế”

Năm 2018 ghi nhận GDP của toàn nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của chúng ta vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực.
Công nhân sản xuất máy
Công nhân sản xuất.
Năm 2018 ghi nhận GDP của toàn nền kinh tế tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, tuy nhiên thu nhập bình quân đầu người của chúng ta vẫn thấp hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. 

Chưa thực sự bứt phá

Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018 của Tổng cục Thống kê, kinh tế của Việt Nam ghi nhận những tín hiệu đáng mừng. Trong đó, nổi bật nhất là GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, mức tăng cao nhất trong 10 năm nay.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%.

Năm 2018 cũng ghi nhận lạm phát được kiểm soát dưới 4%, đạt chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra.

“Như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nói “chúng ta không nên say sưa với thành tích, không được ngủ trên vòng nguyệt quế" - PGS. TS Ngô Trí Long nói
“Như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nói “chúng ta không nên say sưa với thành tích, không được ngủ trên vòng nguyệt quế"  - PGS. TS Ngô Trí Long nói
Theo PGS. TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, đây là một thành công của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh chúng ta có nhiều thách thức khó khăn. Kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng tốt, đạt được kỳ vọng mà Quốc hội và Chính phủ đề ra. Tuy nhiên, theo chuyên gia này, kinh tế Việt Nam năm 2018 vẫn còn nhiều hạn chế, dù tăng trưởng cao nhưng chưa thực chất.

“Như lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã nói “chúng ta không nên say sưa với thành tích, không được ngủ trên vòng nguyệt quế”, kinh tế của chúng ta năm qua vẫn còn nhiều điểm chưa đạt được. Tại sao tuy kỳ tích như vậy nhưng Việt Nam vẫn tụt hậu. Thu nhập bình quân vẫn thấp, 2.587USD/người, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Đó là điều chúng ta phải suy ngẫm”, chuyên gia Ngô Trí Long nói.

Nhìn thẳng vào những điểm chưa làm được của chúng ta trong năm 2018, chuyên gia Cấn Văn Lực cũng chỉ ra 3 hạn chế còn tồn tại.

Thứ nhất, tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế còn chậm, đặc biệt là cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, cơ cấu ngân sách nhà nước chậm, hiệu quả đầu tư công của Việt Nam chưa được cải tiến, trong đó câu chuyện giải ngân vốn đầu tư công còn nhiều vướng mắc nổi cộm. Chúng ta đã tìm ra điểm nghẽn nhưng chưa thể sửa ngay được và rất có thể vấn đề này sẽ còn tiếp tục tồn tại trong năm 2019.

Thứ hai, năm 2018, với sự quan tâm của Chính phủ, môi trường kinh doanh đã được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, việc ở dưới tiến hành không nghiêm túc khiến cho việc cải thiện môi trường kinh doanh vẫn chưa tốt. Chính vì vậy vẫn còn hiện tượng cắt giảm các điều kiện kinh doanh chưa thực chất.

Thứ ba, năm 2018, Việt Nam đã hội nhập kinh tế quốc tế thành công với nhiều thỏa thuận quốc tế được ký kết, song doanh nghiệp lại chưa tận dụng được nhiều cơ hội về hội nhập để phát triển.

Thách thức 2019

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực.
Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực.
Năm 2019, Chính phủ đưa ra chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,6 – 6,8%. Chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng, chỉ tiêu này là phù hợp nhưng sẽ đặt ra thách thức.

Theo đó, kinh tế toàn cầu tăng trưởng sẽ tăng trưởng chậm lại trong năm tới. Năm nay, GDP toàn cầu tăng ở mức 2,9% thì năm tới chỉ đạt 2,5%. Nếu chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng thì con số này sẽ còn thấp hơn. Điều này sẽ tác động đến kinh tế của chúng ta trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới và khu vực.

Về chỉ tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4%, chúng ta phải rất quyết tâm mới có thể kiểm soát được, bởi có nhiều áp lực tăng lạm phát trong năm tới. Chuyên gia này phân tích, trong năm 2019, giá cả thế giới tiếp tục tăng nhẹ, đồng đôla Mỹ có thể tăng và tỉ giá còn nhiều áp lực, ngoài ra, trong nước, lộ trình tăng cũng đang được xem xét trong một số lĩnh vực.

Để kiểm soát được lạm phát, ông Lực cho rằng chúng ta phải thực hiện 3 điều sau:

Một là, chính sách tiền tệ của Việt Nam cần bám sát theo dõi diễn biến, tài chính tiền tệ và địa chính trị trên thế giới, để có kịch bản ứng phó phù hợp.

Hai là, phối hợp tốt chính sách tiền tệ và tài khóa

Ba là, điều hành chính sách linh hoạt, đặc biệt là chính sách tỉ giá

tin mới

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

(Baonghean.vn) - Có 19 cử tri nêu ý kiến đề xuất, kiến nghị đến Quốc hội và các cấp, các ngành về 34 vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, mua bán người; công tác cán bộ nữ, hỗ trợ phụ nữ đào tạo nghề, giải quyết việc làm...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh dự phiên sinh hoạt thường kỳ tháng 5/2024 của Chi bộ phòng Chính trị, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh; Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Các trường ở Nghệ An đồng loạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10… là những thông tin nổi bật ngày 6/5.

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình đặc biệt “Dưới lá cờ Quyết thắng” tại 5 điểm cầu: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

(Baonghean.vn) - Các địa phương triển khai lấy ý kiến về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; Giá vàng miếng lập kỷ lục; Hơn 100 ha lúa bị đổ rạp… là những thông tin nổi bật ngày 5/5.

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

(Baonghean.vn) - Huyện Thanh Chương tổ chức 84 khu vực bỏ phiếu tại 16 xã, thị trấn thực hiện sáp nhập, với tổng gần 56.000 cử tri được chốt danh sách cử tri lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

(Baonghean.vn)- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4; 100% cử tri tham gia bỏ phiếu về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 tại huyện Nam Đàn; Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An… Đây là một số nội dung đăng trên baonghean.vn ngày 4/5.

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

Chính phủ thống nhất trình dự thảo Nghị quyết bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Nghệ An

(Baonghean.vn) -Chính phủ ban hành Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 2/5/2024 thống nhất thông qua dự thảo Nghị quyết và dự thảo Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 3/5

(Baonghean.vn) - Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VneID; Công bố tuyển sinh nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 Kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024-2025; Tìm kiếm 2 thuyền viên mất tích trên biển do chìm tàu; Đàn lợn hàng chục con bị điện giật chết trong đêm…

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến trên tài khoản định danh điện tử VNeID

(Baonghean.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang yêu cầu, từ ngày 1/7/2024 việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến phải chạy trên tài khoản VNeID nên các bộ, ngành, địa phương phải quyết tâm, tăng cường công tác tuyên truyền để làm sao người dân hiểu rõ lợi ích để thực hiện.

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn sẽ điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết: Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

Thông tin nổi bật tại Nghệ An ngày 2/5

(Baonghean.vn) - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức phiên họp thường kỳ; Lưu ý đối với thí sinh khi đăng ký dự Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024; Điều tra vụ ruộng lúa chết cháy nghi bị phá hoại ở Thanh Chương... là những nội dung chính trong ngày.

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

Những dấu ấn trong thực hiện chính sách dân tộc ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhiều năm qua, Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã tham mưu, cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách dân tộc vào thực tiễn, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, xây dựng đời sống văn hóa trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Công điện của Thủ tướng chỉ đạo quyết liệt triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

Những ngày tới nắng nóng sẽ tiếp tục xảy ra tại nhiều địa phương, nguy cơ cao xảy ra cháy rừng. Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tiếp tục chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 1/5

(Baonghean.vn) - Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Nghệ An ước đạt doanh thu 1.700 tỷ đồng từ du lịch; Các lực lượng túc trực hiện trường ngăn đám cháy tái rừng tại các huyện Nam Đàn, Thanh Chương bùng phát… là những tin tức nổi bật trong ngày.

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn cho người lao động - ‘vốn quý’ của doanh nghiệp

Bảo đảm an toàn lao động, tạo lập môi trường an ninh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân và người lao động là những mục tiêu quan trọng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng. Doanh nghiệp cần trân trọng, quan tâm đầu tư, chia sẻ thành quả với người lao động, nuôi dưỡng nguồn “vốn quý” này.