Hưng Xuân: Khôi phục nghề ép dầu lạc

(Baonghean) – Sau một thời gian dài, nghề ép dầu lạc thủ công ở xã Hưng Xuân (Hưng Nguyên) dần mai một do dầu thực vật công nghiệp có giá thành rẻ hơn, mẫu mã bắt mắt... Nhưng nay, với xu hướng người tiêu dùng lựa chọn dầu lạc tinh chế, đảm bảo chất lượng và tốt cho sức khoẻ, làng nghề có từ hơn nửa thế kỷ này đã "nổi lửa" trở lại. 

Nghề ép dầu lạc xuất hiện ở Hưng Xuân từ năm 1950 do ông Trần Ngụ ở xóm 9 (từng là công nhân Nhà máy dầu của Vinh thời Pháp thuộc) truyền lại. Đến những năm 80, dầu lạc Hưng Xuân đã có mặt khắp huyện nhà và các huyện lân cận, sang cả địa bàn thành phố Vinh, chuyên cung cấp cho các địa lý bán lẻ, nhà hàng, quán ăn. Nhưng khi dầu thực vật công nghiệp xuất hiện với giá thành hạ, mẫu mã bắt mắt, hệ thống kinh doanh bài bản khiến dầu lạc chỉ còn sản xuất cầm chừng, phục vụ cho người dân trong xã là chủ yếu. Đến khoảng 3 năm trở lại, mặc dầu giá dầu lạc cao hơn gấp đôi giá các loại dầu thực vật có thương hiệu trên thị trường ( hiện có giá khoảng 450.000 đồng/can 5 lít) nhưng vẫn được nhiều bà nội trợ lựa chọn vì dầu lạc có chất lượng đảm bảo, tốt cho sức khỏe. 

Công đoạn xay lạc nhân  

Lạc đã hông chín được gói thành từng bánh rồi cho vào khuôn ép.

Thời gian ép gần 2 tiếng sẽ cho ra sản phẩm

Hiện toàn xã có hơn 30 hộ tham gia làm nghề, trong đó có 15 hộ làm chuyên nghiệp sản xuất quanh năm, chủ yếu tập trung ở xóm 9, 10. Hàng năm, đến tháng 5, tháng 6 ÂL (khi thu hoạch xong lạc vụ xuân) bà con 2 xóm lại tấp nập vào mùa ép dầu. Lạc sau khi xay nhỏ được cho vào nồi hông, đun lửa đều khoảng 40 phút, đảo ít nhất 2 lần khi thấy bã lạc ướt là đã chín; sau khi đó gói thành từng bánh nhỏ cho vào khuôn ép có gien xoay... Vào thời điểm chính vụ, nhiều hộ làm không hết việc vì có nhiều khách trong và ngoài huyện đến đặt hàng để làm quà mang đi xa. Theo cách tính toán của các hộ làm nghề, để làm ra một can dầu 5 lít tốn khoảng 11 kg lạc nhân, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 10.000 đồng; trung bình một hộ bán được từ 30-35 lít dầu/ngày cho thu nhập khoảng 80.000 đồng.
 
Ngoài ra các hộ còn nhận ép gia công, cứ mỗi hông 21kg lạc thu về 30.000 đồng. Nếu người dân ép dầu không có nhu cầu sử dụng khô lạc, họ sẽ mua lại với giá 8.000 đồng/kg để phục vụ chăn nuôi gia súc. Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nghề có lúc thịnh lúc suy nhưng nó đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cuộc sống của người dân nơi đây. Được biết từ năm 2008, nhằm khôi phục nghề, xã xây dựng đề án để được tỉnh công nhận lên làng nghề ép dầu lạc, tiến tới cải tiến công cụ, rút ngắn thời gian ép và nâng hiệu quả thu hồi dầu.
 
Theo kinh nghiệm của bà con xã Hưng Xuân, lạc được trồng trên vùng đất thịt thường cho nhiều dầu hơn. Và để dầu lạc khi nấu không có mùi hôi, nên để dầu nóng già rồi chế thêm hành hoặc tỏi; số lượng dùng cho một lần nấu thường ít hơn dầu thực vật công nghiệp vì dầu cạn sẽ nở ra và béo hơn khi đun nóng... 

Ngọc Anh

tin mới

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.