Mạng lưới thú y cơ sở: Vừa thiếu lại vừa yếu

(Baonghean) - Những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc và gia cầm trong những năm vừa qua cho thấy, vai trò và trách nhiệm của mạng lưới thú y cơ sở ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, do chưa được quan tâm và có những chính sách phù hợp nên mạng lưới này còn nhiều tồn tại.
 
Hiện nay, toàn tỉnh có 479 xã thì cơ bản đã có bố trí cán bộ thú y đóng địa bàn. Tại các huyện miền núi, mỗi trạm thú y huyện được bố trí 3 cán bộ, mỗi xã 1 cán bộ. Với địa hình phức tạp, cộng với việc gia súc, gia cầm của dân chủ yếu được nuôi theo hình thức thả rông nên lực lượng cán bộ thú y rất khó để quản lý. Còn tại các huyện đồng bằng, mặc dù địa bàn hẹp song số lượng gia súc, gia cầm lại tương đối lớn. Trung bình, 1 cán bộ thú y phải quản lý khoảng 20 ngàn con gia súc, gia cầm. Từ đây, việc giám sát, nắm tình hình dịch bệnh tại các xã gặp nhiều khó khăn, việc báo cáo tình hình bệnh dịch từ xã lên huyện đôi lúc chưa kịp thời; các đợt tổ chức tiêm phòng, tiêu trùng khử độc, thời gian thường bị kéo dài do không có đủ nguồn nhân lực cần thiết.
 
Anh Trịnh Đức Kiên, cán bộ thú y xã Hưng Lợi (Hưng Nguyên) chia sẻ: “Mỗi đợt tiêm phòng hay phun độc khử trùng phải đi thuê người làm. Nhưng càng ngày thuê càng khó vì yếu tố độc hại nên nhiều người không muốn làm. Hơn nữa, một người mà quản lý hết được tổng đàn gia súc, gia cầm của 9 xóm, số lượng lên đến hàng ngàn con là điều không thể”.
 
Bên cạnh lực lượng cán bộ thú y mỏng, đáng quan tâm là lực lượng ấy lại yếu về năng lực chuyên môn. Theo ông Trần Minh Hạnh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh cho biết thì trong số lực lượng thú y cấp xã mới chỉ có khoảng 80% là được đào tạo qua trình độ sơ cấp và trung cấp. Đặc biệt, trình độ chuyên môn của Trưởng thú y các xã miền núi phần lớn chỉ có chứng chỉ ngắn hạn về thú y cơ sở nhưng chưa tốt nghiệp THPT. Đây là một khó khăn lớn cho ngành thú y khi có dịch xảy ra.
 
Có thể nói rằng, nguyên nhân khiến cho lực lượng cán bộ thú y cấp xã không mặn mà với công việc được giao chính là do phụ cấp quá thấp. Hiện nay, cán bộ thú y cấp xã trên địa bàn tỉnh đang hưởng mức phụ cấp hệ số 0,5 so với mức lương tối thiểu.
 
Do mức phụ cấp quá ít nên nhiều cán bộ thú y cơ sở đã lợi dụng khi gia súc, gia cầm của người dân bị bệnh để thu tiền dịch vụ quá cao, lợi dụng dịch bệnh để hành nghề thu lợi bất chính, sử dụng thuốc thú y không đúng quy định, dùng nhiều thủ đoạn chèn ép chủ vật nuôi ... Nguy hiểm hơn là họ có thể vi phạm quy định của Nhà nước về công tác thú y như phát hiện nhưng không khai báo dịch bệnh, kể cả các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, cúm gia cầm, khai khống số lượng để “ăn” tiền của Nhà nước... Sự tùy tiện trong hành nghề dịch vụ thú y chính là một trong những nguyên nhân làm cho dịch bệnh phát tán, lây lan và khó dập tắt kịp thời.
 
Bên cạnh mức phụ cấp ít, thì hiện nay, các thiết bị, vật tư phục vụ cho tiêm phòng đang còn thiếu. Theo ông Ngô Đức Quỳnh, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Hưng Nguyên, cho biết: “Mỗi khi có đợt tiêm phòng thì cán bộ thú y xã lại gặp rất nhiều khó khăn khi nhận thuốc về. Tuy nhiên, do chế độ bảo quản không phù hợp nên chất lượng thuốc đã giảm đi rất nhiều, khi tiêm cho gia súc, gia cầm thì hiệu quả không cao. Một số cán bộ thú y chưa được cấp phát đầy đủ về kim tiêm, quần áo bảo hộ, bình phun thuốc…”.
 
Để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm, cần điều chỉnh lại chế độ, chính sách cho mạng lưới thú y cơ sở, đồng thời kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Thú y.  Khi mạng lưới “chân rết” tại cơ sở hoạt động đồng đều, được chuẩn hóa, các cơ quan chuyên môn có trách nhiệm hơn với công tác thú y, dịch bệnh sẽ được phát hiện nhanh hơn và có biện pháp xử lý kịp thời. Do đó, việc quy hoạch, xã hội hóa mạng lưới thú y cơ sở là rất cần thiết và phù hợp với chủ trương của Nhà nước về phát triển chăn nuôi và nhu cầu phát triển sản xuất của nhân dân trên địa bàn. Đây cũng là cơ sở để các địa phương sớm có quy hoạch chăn nuôi hợp lý cũng như việc quản lý đàn gia súc, gia cầm tốt.

Phạm Bằng

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.