Đối thủ gạo Campuchia đe dọa Việt Nam

Có khách hàng ở 34 nước Âu, Á, Phi; chất lượng gạo đồng nhất..., gạo Campuchia đang có nhiều ưu điểm hơn gạo Việt.

Một số doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt Nam cho rằng Campuchia sẽ còn lâu mới có thể cạnh tranh xuất khẩu lại vì những yếu kém về công nghệ chế biến, hạ tầng giao thông và cảng biển, số lượng gạo xuất khẩu ít…

Tuy nhiên, ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết ngoài Myanmar, Campuchia đang nổi lên như là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với Việt Nam trong lĩnh vực xuất khẩu gạo.

Cạnh tranh toàn diện

Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), cảnh báo các DN xuất khẩu gạo Việt Nam chớ nên coi thường các nhà xuất khẩu gạo Campuchia. Nước này có các điều kiện về tự nhiên, nhân lực, vật lực để trở thành nước xuất khẩu gạo như Việt Nam. Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, Campuchia sản xuất 9,3 triệu tấn lúa, trừ đi lượng tiêu thụ nội địa thì có khoảng 3 triệu tấn gạo xay cho xuất khẩu. Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo, chính phủ Campuchia bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo.

Một nhà máy sản xuất, chế biến gạo chất lượng cao ở Campuchia.

Nguồn ảnh: www.agrifoodconsulting.com.

Nhận định thêm về đối thủ, ông Trương Thanh Phong (VFA) cho biết khách hàng mua gạo của Campuchia trong năm 2013 lên đến 34 nước, tỏa rộng cả ba khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu. Riêng với thị trường châu Âu, Campuchia được miễn thuế xuất khẩu do được xếp vào nhóm các quốc gia kém phát triển. Điều kiện này đã tiết kiệm cho các DN xuất khẩu gạo Campuchia khoảng 195 USD mỗi tấn gạo. Cho nên không chỉ DN Việt Nam mà các nước xuất khẩu gạo khác cũng khó cạnh tranh lại Campuchia tại thị trường cao cấp này.

Và với lượng xuất khẩu gạo tăng lên, nước này đang nhắm đến thị trường Đông Nam Á. Những động thái gần đây cho thấy Campuchia sẽ tham gia mạnh mẽ hơn theo hình thức cung cấp gạo theo cấp chính phủ, cạnh tranh với các hợp đồng tập trung của Việt Nam.

Cụ thể, nước này đang chuẩn bị chiến lược xuất khẩu gạo nhắm đến các thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Campuchia cho phép DN Trung Quốc có một số điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu gạo từ Campuchia. Campuchia cũng tiếp xúc với Philippines tìm giải pháp xuất khẩu một khối lượng gạo lớn sang đây với ít nhất 100.000 tấn gạo/năm. Indonesia cũng xúc tiến mua gạo khối lượng lớn của Campuchia. Chưa hết, hồi đầu tháng 7-2013, Campuchia ký hợp đồng xuất khẩu gạo với Brunei bán 3.000 tấn gạo thơm/năm.

“Điều đáng nói nữa là giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm của Campuchia có thời điểm đạt 480 USD/tấn, cao hơn 75 USD/tấn so với giá gạo cùng phẩm cấp của Việt Nam. Đó là nhờ chất lượng với tỉ lệ hạt gạo đồng nhất, loại nào ra loại đó, không phải như Việt Nam một bao gạo 5% tấm nhưng trộn đủ loại trong đó” - GS Võ Tòng Xuân nói thêm.

Cái còn thiếu là thương hiệu

Cũng theo ông Trí, điều cần nhất để tăng năng lực cạnh tranh đối với gạo Việt Nam xuất khẩu lúc này chính là thương hiệu. Muốn làm được điều đó phải có giống lúa quốc gia chất lượng, có thể lấy giống lúa đặc sản hoặc có tiếng ở địa phương như ST, Nàng Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên… để phát triển lên; dẹp nạn gạo trộn ở khâu thương lái, tạo chất lượng gạo đồng nhất.

GS Võ Tòng Xuân cho biết thêm trước đây gạo “chảy” từ Campuchia về miền Tây để chế biến và xuất khẩu ra thế giới nhưng hiện đã đi theo chiều ngược lại. Mỗi vụ thu hoạch, hàng trăm ngàn tấn gạo “chảy” qua biên giới vào Campuchia. Không khéo Việt Nam lại thành nước cung cấp gạo nguyên liệu cho Campuchia và các nước đối tác đầu tư Trung Quốc, Ấn Độ chế biến xuất khẩu. Theo thông tin từ Vinafood 2 thì Cofco, hãng kinh doanh lớn về lương thực và dầu ăn của Trung Quốc, đang có ý định đầu tư vào lĩnh vực chế biến và xuất khẩu gạo Campuchia. Amira, tập đoàn xuất khẩu lúa gạo của Ấn Độ, cũng đầu tư 40 triệu USD vào khu vực nông nghiệp ở Campuchia với dự kiến mở nhà máy xay xát lúa gạo, thuê 25.000 ha đất nông nghiệp.

“Mới đây, tại hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp quốc tế có tiếng ở Thái Lan, không hề có bóng dáng gian hàng gạo Việt Nam. Trong khi Campuchia có tới 20 DN gạo tham gia giới thiệu sản phẩm, thương hiệu riêng. Tại sao Campuchia làm được mà Việt Nam không làm được? Vẫn là câu trả lời cũ vì thiếu liên kết. DN Việt phải đồng lòng, phải nắm thị trường, khối lượng xuất, chất lượng, truy nguyên xuất xứ ra sao… DN chuẩn bị đầy các đủ thông tin đó rồi khoanh vùng, đầu tư vùng nguyên liệu theo kỹ thuật nông nghiệp cao. Từ đó, nông dân mới sản xuất đúng theo yêu cầu cho DN thu mua, chế biến, đăng ký thương hiệu và xuất khẩu” - GS Xuân nhấn mạnh.

Theo phapluat.thanhphohcm - P.H

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.

Hạt sở ở Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn đạt chất lượng cao. Ảnh: Văn Trường

Người dân Nghĩa Đàn mở lối thoát nghèo từ cây sở

(Baonghean.vn) -Những năm gần đây, người dân một số xã ở huyện Nghĩa Đàn tích cực khôi phục, mở rộng diện tích, nâng cao giá trị cho cây sở. Hướng đi này mang lại hiệu quả cao, mở lối thoát nghèo cho người dân các xã miền núi đất đai cằn cỗi. 

Giá vàng

Vàng tăng giảm trái chiều; Tỷ giá USD đi lên

(Baonghean.vn) - Vàng trong nước tăng giá mạnh, ngược lại trên thế giới đột ngột giảm sốc; Tỷ giá USD "phăm phăm" đi lên; Thị trường dầu thô thế giới vượt mốc 92 USD/thùng, là những thông tin thị trường được cập nhật trong sáng 13/4. 

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

Chia sẻ kiến thức khởi nghiệp 4.0 cho học sinh phổ thông Nghệ An

(Baonghean.vn) - Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” là một hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động triển khai đề án 1665 của Thủ tướng Chính phủ. Qua đó, tạo động lực, thúc đẩy tinh thần, khát vọng và chia sẻ cảm hứng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên.