Người dân vùng lũ mong được đầu tư thêm nhà máy nước sạch

(Baonghean) - Sau lũ, nước sạch đang là vấn đề bức thiết  của người dân thị xã Hoàng Mai và huyện Quỳnh Lưu. Công suất của các nhà máy nước sạch chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hàng ngày người dân vẫn phải sử dụng nước giếng nhiễm phèn, nhiễm mặn để sinh hoạt.

Dù lũ đã qua nửa tháng nhưng khó khăn về nguồn nước sạch khiến cuộc sống, sinh hoạt của nhiều người dân Thị xã Hoàng Mai bị đảo lộn. Gia đình chị Lê Thị Hoa, phường Quỳnh Thiện hơn 2 tuần nay phải đi mua nước về sử dụng. Tuy nhiên, không phải nước máy mà là nước giếng khơi của các hộ dân ở phường Mai Hùng. Chị Hoa cho biết: Trước lũ gia đình tôi sử dụng nước giếng và 1 bể nước mưa để ăn uống. Nhưng nước lũ đã làm ngập hết, nay nước vàng quánh không thể ăn uống được. Sau lũ, Trạm Y tế phường có phát Cloramin B để xử lý nước nhưng nhà tôi chỉ dám dùng vào việc tắm giặt, còn nước để ăn uống thì phải mua, mỗi xe 5 khối giá 120 ngàn đồng. Từ bữa lũ đến giờ, 5 nhân khẩu trong nhà ăn uống hết hơn 4 khối nước rồi. 

Có mặt tại Trường Mầm non phường Quỳnh Thiện đúng lúc xe nước đang bán cho trường, cô Phạm Thị Lương- Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Đây là xe nước thứ 3 kể từ khi nước rút đến nay. Trường có bể nước nhưng nằm dưới đất nên nước rất bẩn không sử dụng được. Sau khi xử lý, nước có mùi nồng nặc rất khó chịu nên chúng tôi chỉ dùng để rửa. Để đảm bảo nước hợp vệ sinh cho các cháu học sinh, chúng tôi quyết định mua nước sạch ở nơi khác về. Hiện toàn trường có hơn 500 học sinh ở các lứa tuổi, nhu cầu sử dụng nước sạch khá lớn.
Nguồn nước tại Trường Mầm non phường Quỳnh Thiện vẫn có màu đục, bẩn.
Nguồn nước tại Trường Mầm non phường Quỳnh Thiện vẫn có màu đục, bẩn.
Sau đợt lũ vừa qua, tất cả các giếng, bể nước mưa của người dân ở các xã, phường trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai đều ngập, bùn chảy vào trong bể nước, giếng nước nên người dân không sử dụng được. Phường Quỳnh Thiện có 10 khối, trong đó có 5 khối dọc theo đường QL1A không có giếng nước. Người dân hàng ngày phải đi mua nước giếng tại các phường Mai Hùng và xã Quỳnh Lộc để sử dụng. Ông Phan Đức Điểm - Phó Chủ tịch UBND phường cho biết:  Sau lũ, nguồn nước bị nhiễm phèn và nhiễm mặn nặng, mặc dù đã được xử lý bằng thuốc nhưng chỉ là biện pháp tình thế, còn về lâu dài chưa thể giải quyết được. Vì thế, mong muốn của người dân là sớm xây dựng nhà máy nước sạch để người dân được sử dụng, đảm bảo vệ sinh và sức khỏe.
Mặc dù công tác xử lý môi trường, nguồn nước được tập trung triển khai đồng loạt tại các địa phương bị ngập ngay khi nước vừa rút, tuy nhiên, do địa bàn bị ngập rộng, môi trường bị ô nhiễm nặng nên công tác xử lý rất khó khăn. Trước tình hình môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng và nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ngành Y tế Nghệ An đã kịp thời cung cấp cho Thị xã Hoàng Mai 160kg Cloramin B, 350kg Clorua vôi và 10kg phèn chua. Phường Quỳnh Thiện được cấp 7,5kg Cloramin B để xử lý nước giếng và nước mưa trong bể cho người dân sử dụng. Tuy nhiên, theo chị Nguyễn Thị Đức, cán bộ trạm y tế của phường thì chừng đó thuốc vẫn chưa đủ và còn khoảng 20% số hộ đang thiếu thuốc để xử lý nước.
Hiện nay, trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai mới chỉ duy nhất có 1 nhà máy nước sạch tại phường Quỳnh Xuân. Nhà máy được khởi công xây dựng từ năm 2005, sau 3 lần nâng cấp, công suất của nhà máy hiện tại 75 m3/giờ. Theo thiết kế, nhà máy chỉ đáp ứng nhu cầu cho khoảng 650 hộ nhưng đến nay đã có hơn 2.000 hộ dân với tỷ lệ 82% ở phường Quỳnh Xuân sử dụng. Trong đợt mưa lũ vừa qua, một số đường ống dẫn nước bị xói lở, hư hỏng. Để đảm bảo nguồn nước cho người dân đầy đủ, ngay sau đó, cán bộ nhà máy đã tiến hành sửa chữa, khắc phục. Đến nay, người dân đã có nước sạch sử dụng. Ông Vũ Văn Từ, Phó Chủ tịch UBND phường Quỳnh Xuân cho biết: Xã đã có đề xuất được mở rộng hồ chứa nước nhưng chưa được UBND tỉnh phê duyệt. Vào mùa đông, chúng tôi đang lo thiếu nước vì nhà máy nước “ăn” nước từ hồ Vực Mấu. Nhưng vào mùa đông thì hồ Vực Mấu không xả nước vì người dân không sản xuất nông nghiệp. 
Trong nhiều năm trở lại đây, phần lớn người dân trên địa bàn Thị xã Hoàng Mai phải sử dụng nguồn nước ngầm và nước mưa phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đối với người dân ở phường Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện do gần Nhà máy Xi măng Hoàng Mai nên họ không dám dùng nước mưa. Ông Phạm Văn Hào - Phó phòng Tài nguyên - Môi trường thị xã cho biết: Thị xã Hoàng Mai mới được thành lập nên khó khăn lớn nhất lúc này là nguồn nước sạch cho người dân sử dụng. Vì thế, nhiệm vụ xây dựng nhà máy nước sạch là việc quan trọng mà thị xã cố gắng thực hiện trong năm 2013. Hiện nay, dự án xây dựng nhà máy nước sạch có công suất khoảng 32.000m3/giờ đang lập hồ sơ. Tuy nhiên, địa điểm xây dựng nhà máy tại phường Mai Hùng là đất 2 lúa nên thị xã đang làm hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến. 
Còn tại huyện Quỳnh Lưu, dù đã có nhiều nhà máy nước sạch nhưng người dân tại nhiều xã vẫn đang phải sử dụng nước mưa, nước giếng. Trong đợt mưa lũ vừa qua, tuy không gây ảnh hưởng, thiệt hại cho các nhà máy nước sạch nhưng do công suất thấp nên không đáp ứng dủ nhu cầu của người dân. Ông Hồ Xuân Xuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh cho biết: Phần lớn người dân hiện nay vẫn chưa có nước sạch đảm bảo vệ sinh để sử dụng. Hiện nay, công suất của nhà máy mới chỉ đạt khoảng hơn 30m3/giờ, chỉ đủ cung cấp cho khoảng hơn 500 hộ. Trong khi toàn xã có gần 2.000 hộ dân nên không đáp ứng đủ. 
Nhiều xã ven biển khác như Quỳnh Thuận, Quỳnh Long, Sơn Hải, Quỳnh Nghĩa, Tiến thủy... đều phụ thuộc vào nước mưa và nguồn nước ngầm để sử dụng.  Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu còn có Nhà máy nước Cầu Giát với công suất 3.000m3/ngày đêm phục vụ thường xuyên cho 3 địa phương gồm Thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Hồng, Quỳnh Bá và một số xã vùng phụ cận. Huyện Quỳnh Lưu đang có kế hoạch nâng công suất nhà máy lên 10.000 m3/ngày đêm nhưng do nguồn vốn khó khăn nên kế hoạch chưa thực hiện được. Trong khi đó, tỷ lệ thất thoát lớn do công tác quản lý, vận hành hệ thống đầu nối cấp nước còn lúng túng, thiếu chuyên nghiệp. Vì vậy, vấn đề cấp bách hiện  nay là nâng cấp và mở rộng các nhà máy nước sạch tại Cầu Giát, Quỳnh Thanh, Quỳnh Yên cần được các cấp, các ngành quan tâm.
Phạm Bằng

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.