Thiếu vai trò "bà đỡ"

(Baonghean) - Vì thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu thị trường đầu ra ổn định... nên các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế làm “bà đỡ” cho các làng nghề chưa mạnh tay để đầu tư phát triển làng nghề.

Toàn tỉnh hiện có 119 làng nghề được UBND tỉnh công nhận và khoảng 400 làng có nghề nằm rải rác ở nhiều địa phương nhưng chủ yếu tập trung tại các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Nhiều nhất là làng nghề mây, tre đan với 42 làng, 24 làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm, 14 làng nghề mộc dân dụng kỹ nghệ... Đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của các làng nghề chính là các tổ chức kinh tế với vai trò “bà đỡ”. Trong sự phát triển của làng nghề thì vai trò của các tổ chức kinh tế là rất quan trọng. Các tổ chức này không chỉ cung cấp nguyên liệu và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của các làng nghề mà còn đảm nhận trách nhiệm trong việc tìm kiếm thị trường, quảng bá, giới thiệu sản phẩm. Nhờ sự năng nổ, hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp này mà nhiều làng nghề đã đứng vững và ngày càng phát triển. 
Sản xuất tại Làng nghề mây tre đan Trúc Vọng (Quỳnh Thanh - Quỳnh Lưu).
Sản xuất tại Làng nghề mây tre đan Trúc Vọng (Quỳnh Thanh - Quỳnh Lưu).
Hoạt động sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh trong những năm qua đang có chiều hướng đi xuống. Nhiều làng nghề hoạt động cầm chừng, không mở rộng được quy mô sản xuất. Thậm chí, nhiều làng nghề như mây tre đan, dâu tằm tơ, giấy dó... đang đứng trước nguy cơ mai một, chết yểu do số lao động theo nghề giảm, sản phẩm sản xuất ra khó tiêu thụ. Như ở làng nghề Thiện Tiến xã Hồng Thành (Yên Thành) được công nhận làng nghề từ tháng 4/2012 nhưng sau 1 năm số hộ tham gia làng nghề đã giảm từ 76 hộ xuống còn khoảng 20 hộ. Cùng với sự đi xuống của các làng nghề thì những tổ chức kinh tế với vai trò “bà đỡ” đang gặp rất nhiều khó khăn để hoạt động. Hoạt động của các “bà đỡ” này đang có dấu hiệu yếu đi, nó kéo theo hệ lụy là các làng nghề sản xuất không ổn định, lao động bỏ nghề đi làm việc khác, chất lượng sản phẩm ngày càng giảm. Do không chủ động được nguồn nguyên liệu nên hoạt động của các doanh nghiệp này luôn ở trong tỉnh trạng thiếu ổn định. 
Công ty TNHH Đức Phong được đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất trong những doanh nghiệp làm “bà đỡ” cho làng nghề trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, công ty đang liên kết với 34 làng nghề sản xuất mây tre đan trên toàn tỉnh để sản xuất và xuất khẩu. Công ty cung cấp nguyên liệu cho người dân ở các làng nghề và tiến hành bao tiêu 100% sản phẩm sản xuất ra. Ngược lại, các làng nghề này phải đảm bảo những nguyên tắc về mẫu mã, chủng loại và chất lượng mà phía công ty đề ra. Rõ ràng, sự liên kết này trong những năm vừa qua đã mang lại hiệu quả, đặc biệt là tạo việc làm và thu nhập cho hàng ngàn lao động ở các địa phương. Mỗi năm, các làng nghề này sản xuất được khoảng 500-600 ngàn sản phẩm, trung bình mỗi lao động có thu nhập từ 1,5 – 2 triệu đồng/tháng. Thế nhưng, hoạt động của công ty trong thời gian gần đây gặp rất nhiều khó khăn. 
Ông Thái Đại Phong, giám đốc công ty cho biết: Hiện lao động tại các làng nghề đang giảm chóng mặt. Trung bình, mỗi làng nghề chỉ còn khoảng 30 - 40 lao động, có những làng nghề chỉ còn khoảng 10 lao động như ở xã Nghi Phong. Nguyên nhân ông Phong đưa ra là do nhiều nhà máy may, nhiều khu công nghiệp mọc lên đã “hút” hết lao động của làng nghề. Do thiếu lao động nên sản lượng của công ty không ổn định, những lao động có tay nghề giảm kéo theo chất lượng sản phẩm giảm. Trong thời gian gần đây, công ty gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu nên hoạt động sản xuất của công ty bị gián đoạn ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho các đối tác. Hơn nữa, do thiếu sự quan tâm của chính quyền địa phương nên hoạt động của các làng nghề khi gặp khó khăn không được giải quyết kịp thời dẫn đến hoạt động thiếu quy củ, bài bản.
Còn tại HTX thủ công mỹ nghệ xã Môn Sơn (Con Cuông) thì khó khăn nhất chính là thị trường tiêu thụ. HTX hiện có 60 lao động và hàng trăm lao động thời vụ. Mỗi tháng, HTX sản xuất được khoảng 500 sản phẩm nhưng chỉ bán được khoảng 60-70 sản phẩm. Đầu ra cho sản phẩm hiện nay vẫn dựa vào khách qua đường và thỉnh thoảng HTX dệt thổ cẩm Châu Tiến (Qùy Châu) đặt hàng khoảng vài chục sản phẩm mà thôi. Trung bình mỗi ngày, HTX chỉ bán được 2-3 sản phẩm nên thu nhập của chị em cũng rất thấp, chỉ chừng 500-600 ngàn đồng/tháng. Chị Hà Thị Hằng, Chủ nhiệm HTX cho biết: HTX được thành lập từ năm 2008 nhưng đến nay, vốn lưu động chỉ có 20 triệu đồng. Toàn HTX có 50 khung dệt nhưng lao động thì nhiều nên nhiều chị em không có khung, đành chia nhau để sản xuất. Nguồn vốn khó khăn, chị em muốn mở rộng sản xuất, đầu tư nhiều khung dệt mới cũng không có điều kiện, hoạt động của HTX chỉ cầm chừng mà chưa tạo ra được hiệu quả cao. 
Trên địa bàn tỉnh hiện có 17 tổ chức kinh tế là các doanh nghiệp, HTX đã được thành lập để đứng ra cung cấp nguyên liệu, bao tiêu sản phẩm, tổ chức giới thiệu, quảng bá sản phẩm để tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, trong 17 “bà đỡ” trên thì số hoạt động ổn định, hiệu quả không nhiều. Hầu hết, các tổ chức kinh tế này có nguồn vốn hoạt động quá nhỏ, hệ thống cơ sở vật chất, nhà xưởng chế biến hầu hết các doanh nghiệp còn áp dụng các công nghệ cũ, tỷ lệ cơ giới hóa chỉ chiếm trên 10%, số còn lại là sử dụng các trang, thiết bị thủ công bán cơ giới. Rất ít doanh nghiệp áp dụng các trang thiết bị tự động dẫn đến chất lượng thấp, không đồng nhất, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém. Nhìn chung, các doanh nghiệp chế biến có quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh yếu, thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn, khả năng tiếp cận với thị trường thấp. Nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng đòi hỏi ở trình độ cao đối với cả đội ngũ quản lý và lao động trực tiếp. 
Khó khăn lớn nhất của các tổ chức kinh tế làm “bà đỡ” cho các làng nghề chính là thị trường đầu ra. Trên địa bàn tỉnh đến nay chưa có một doanh nghiệp nào xuất khẩu trực tiếp mà phải thông qua một công ty trung gian, chủ yếu ở Hà Nội. Do đó, các doanh nghiệp này không chủ động được thị trường, hợp đồng ký kết dài hạn nên giá cả bị chi phối, mẫu mã thay đổi thường xuyên đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, thu nhập của người lao động. Trong khi đó, nhiều ngành nghề khác đang cho thu nhập cao hơn thì xảy ra hiện tượng lao động bỏ nghề đi làm ăn ngoài. Ông Trần Văn Huy, Trưởng phòng tư vấn chính sách (Liên minh HTX Nghệ An) cho biết: Các doanh nghiệp “bà đỡ” trên địa bàn tỉnh hiện nay hoạt động không ổn định, chủ yếu là làm ăn theo kiểu “chụp giật”. Vì thế, doanh nghiệp và lao động không tìm được tiếng nói chung dẫn đến nhiều lao động không mặn mà tham gia nghề, sản lượng của doanh nghiệp giảm sút.
Trong những năm vừa qua, tỉnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp “bà đỡ”, xây dựng các doanh nghiệp vệ tinh xung quanh và đẩy mạnh hoạt động ở các làng nghề. Cụ thể như Công ty TNHH Đức Phong, những chính sách lớn về vốn, đào tạo nghề, thiết bị sản xuất đã được ưu tiên để hỗ trợ. Cùng với đó, trong 4 tỷ đồng nguồn vốn khuyến công mỗi năm công ty đã dành khoảng 2 tỷ đồng để đào tạo nghề mây tre đan. Nhưng xem ra, những chính sách đó chưa đạt được hiệu quả cao. Ông Huy cho biết thêm: Vấn đề quan trọng chính là nội tại ở các doanh nghiệp này. Họ phải tự thấy được thực tế để vươn lên, chủ động nắm bắt thời cơ để phát triển”. 
Phát triển các doanh nghiệp “bà đỡ” chính là cơ sở để phát triển làng nghề. Vì vậy, trong thời gian tới, các cấp, ngành cần có những chính sách hỗ trợ đặc biệt về vốn, công nghệ, tìm kiếm thị trường để giúp đỡ các doanh nghiệp này. Bên cạnh đó, tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch nguồn nguyên liệu đi đôi với chính sách nuôi trồng, khai thác, bảo vệ... giúp các doanh nghiệp sản xuất ổn định. Bản thân các doanh nghiệp phải tạo được mối liên kết để tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng; quan tâm tìm kiếm thị trường và đảm bảo ổn định đầu ra cũng như nguồn nguyên liệu cho sản phẩm. Ngoài hỗ trợ của Nhà nước, các DN phải tự vận động bằng nội lực, tiềm năng của chính mình. Đó là những “bước đi” bền vững để đẩy mạnh phát triển các làng nghề, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.
Phạm Bằng

tin mới

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.