Thực hiện hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

(Baonghean.vn) - Chiều 3/9/2014, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đồng chí Đinh Viết Hồng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội  nghị.
Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, sau 3 năm thực hiện, tổng kinh phí thu được từ các cơ sở dịch vụ môi trường rừng đạt trên 100 tỉ đồng (tính đến tháng 7/2014). Kết quả giải ngân tính đến này là 28.666.762.000 đồng. Trong đó, chi nguồn thu 2 năm 2012, 2013 là 22.255.384.000 đồng; chi tạm ứng nguồn năm 2014 của lưu vực thủy điện Hủa Na và Cửa Đạt là 6.411.378.000 đồng. Thông qua việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đã có những tác động tích cực tới các cấp ngành, địa phương và người dân, góp phần đẩy mạnh công tác bảo vệ, phát triển rừng. Tình trạng phá rừng, lấn chiến đất rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm đáng kể. Năm 2011, toàn tỉnh xẩy ra 1.366 vụ vi phạm trong quản lý bảo vệ rừng, năm 2012 còn 1313 vụ, năm 2013 giảm còn 1141 vụ...
Toàn cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Toàn cảnh hội nghị 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Viết Hồng phát biểu chỉ đạo hội nghị
Bên cạnh đó, nhiều khó khăn, bất cập đã được nêu rõ. Đó là về công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện; công tác phối hợp giữa các sở, ban ngành, các địa phương có liên quan; vướng mắc trong cơ chế chính sách, đơn giá;.... Đặc biệt là cho đến nay vẫn chưa xác định, thống kê xong danh sách các chủ rừng, diện tích rừng trong các lưu vực thủy điện để cấp thẩm quyền phê duyệt; nhất là phần diện tích do UBND xã, hộ gia đình, cá nhân, công đồng thôn bản quản lý (diện tích đã có hồ sơ phê duyệt mới chỉ đạt gần 90.000 ha/315.000 ha). Đây là nguyên nhân chính của việc thực hiện giải ngân chậm.
Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, ông Nguyễn Khắc Lâm đọc báo cáo 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Giám đốc Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, ông Nguyễn Khắc Lâm đọc báo cáo 3 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Hội nghị cũng giành thời gian để đại diện các huyện, chủ rừng; đại diện đơn vị cung ứng và sử dụng dịch vụ môi trường rừng; đại diện tổ nhóm tham gia bảo vệ  rừng phát biểu ý kiến. Các ý kiến tập trung nêu lên những vấn đề thực tế phát sinh từ cơ sở và một số kiến nghị, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét giải quyết. 
Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tổ chức có thành tích trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các đơn vị có thành tích thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích 
Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Đinh Viết Hồng ghi nhận những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những tồn tại hạn chế trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để công tác này được thực hiện tốt hơn trong thời gian tiếp theo, đồng chí Đinh Viết Hồng yêu cầu các cơ quan liên quan cần phải đẩy mạnh công tác truyên truyền, đặc biệt tập trung tuyên truyền trong nhân dân, để nhân dân tham gia bảo vệ rừng tốt hơn; Tổ chức thu đúng, thu đủ và chi kịp thời, đảm bảo đúng theo quy định; Sở NN&PTNT cần tập trung chỉ đạo, huy động nhân lực rà soát ranh giới, diện tích rừng trong lưu vực các thủy điện, hoàn chỉnh hồ sơ giao khoán để UBND tỉnh phê duyệt, tiến tới thực hiện tốt công tác chi trả. Bên cạnh đó, phối hợp tốt với các sở, ban, ngành liên quan để giải quyết các vướng mắc; Tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; Làm rõ những khó khăn vướng mắc từ cơ chế chính sách để tỉnh báo cáo chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương xem xét điều chỉnh...
Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
                                                                                                                Nhật Lân

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.