Niên vụ ép 2014 - 2015: Nhà máy thiếu mía nguyên liệu

(Baonghean) - Vụ ép mía năm 2014 - 2015 được đánh giá là vụ sản xuất nhiều khó khăn, giá đường kính liên tục giảm kéo theo giá mía rẻ khiến bà con ngại đầu tư. Các vùng nguyên liệu mía giảm sút năng suất và diện tích đã dẫn đến tình trạng thiếu nguyên liệu.
Chuẩn bị cho vụ ép năm nay, Công ty CP mía đường Sông Con (Tân Kỳ) đã đầu tư trên 20 tỷ đồng tu sửa, bảo dưỡng máy móc, lắp mới các thiết bị như thêm nồi hơi, lắp mới máy ly tâm, nâng cấp lò hơi, xử lý vệ sinh môi trường; đầu tư hàng tỷ đồng để duy tu, bão dường đường nguyên liệu trên 20 km ở các xã Giai Xuân, Tân Hương, Nghĩa Dũng ... Vụ ép 2014 - 2015, công ty mua mía của nông dân với giá 800.000 đồng/tấn; 10 ngày đầu tiên của vụ ép, công ty hỗ trợ 10.000 đồng/tấn mía. Hiện công ty ổn định diện tích 8.100 ha mía nguyên liệu. Để nâng sản lượng mía, ngay sau khi kết thúc vụ ép 2013 - 2014, Công ty chủ động tuyển chọn các loại giống tốt đưa vào sản xuất đại trà, cơ cấu mía giống chủ yếu là Roc10, Roc 22, Viên Lâm 6... Tuy nhiên, năm nay năng suất kém, chỉ đạt 56 tấn/ha, giảm 2 tạ/ha. Sản lượng niên vụ này chỉ đạt 430.000 tấn mía/năm, giảm 40.000 tấn mía so với niên vụ trước. 
Thu hoạch mía nguyên liệu ở huyện Tân Kỳ.
Thu hoạch mía nguyên liệu ở huyện Tân Kỳ.
Ông Nguyễn Duy Kết - Chủ tịch UBND xã Giai Xuân (Tân Kỳ) cho biết: Xã có diện tích mía nhiều nhất huyện, với 1.150 ha. Niên vụ 2013 - 2014, năng suất mía đạt 62 tấn/ha, nay chỉ đạt 57 tấn/ha. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mía kém năng suất là do giá mía rẻ nên nhiều bà con ngại đầu tư. Niên vụ trước giá 900.000 đồng/tấn mía, niên vụ này giá mía loại 1 chỉ đạt 800.000 đồng/tấn, loại 2 là 770.000 đồng/tấn là quá rẻ, trong khi giá vật tư, chăm sóc cho mía đắt đỏ. Đầu tư 1 ha mía khoảng trên 40 triệu đồng bao gồm giống, phân bón, công cày đất, chăm sóc... Chưa kể là đường giao thông nguyên liệu còn khó khăn, người dân phải mất thêm chi phí vận chuyển mía “tăng bo” ra đường lớn. 
Nếu như Công ty mía đường Sông Con gặp khó khăn do năng suất mía thấp, sản lượng mía thiếu hụt nhưng vẫn giữ được diện tích vùng nguyên liệu thì Công ty CP mía đường Sông Lam đang đối mặt với thách thức diện tích sụt giảm vì bà con chuyển đổi sang cây trồng khác. Tại Anh Sơn, các địa phương giảm diện tích mía khá nhiều là Thành Sơn từ 88 ha xuống 41,5 ha, Bình Sơn từ 281 ha giảm còn 223 ha, Cẩm Sơn 8,4 ha còn 4,7 ha... Đối với 2 xã Châu Khê, Thạch Ngàn (Con Cuông) có 340 ha nay giảm còn 320 ha. 
Ông Hoàng Văn Hùng - Phó Giám đốc công ty cho biết: Chưa bao giờ nhà máy lại thiếu mía nguyên liệu như niên vụ này. Nếu như niên vụ 2012 - 2013 nhà máy ổn định 1.810 ha mía, thu mua 100.000 tấn mía thì năm nay vùng nguyên liệu chỉ đạt hơn 1.400 ha, tương đương 65.000 tấn mía (giảm hơn 400 ha mía so với niên vụ trước). Theo tính toán, nếu như mọi năm nhà máy hoạt động từ 4,5 - 5 tháng/năm thì vụ ép năm nay chỉ được từ 2,5 - 3 tháng sản xuất. 
Chị Nguyễn Thị Mến ở xóm 4, xã Hoa Sơn (Anh Sơn) cho biết: Năm 2013 gia đình tôi trồng 17 sào mía, do giá mía thấp, nên năm nay gia đình đã phá 10 sào mía chuyển đổi sang trồng ngô và đậu cho giá trị kinh tế cao hơn. 1 sào mía chỉ thu được trên 2 triệu đồng/năm, trong khi cũng diện tích đó nếu trồng 3 vụ (2 vụ ngô 1 vụ đậu) thu 3,9 triệu đồng/sào, lại có thu nhập rải đều trong năm. Được biết, xóm 4 có 167 hộ, trong năm 2013 vẫn còn trên 36 ha mía thì nay chỉ còn 17 ha mía. Thời điểm này xóm 4 đang cải tạo đất trồng 4 ha ớt cay. Xã Hoa Sơn lâu nay ổn định trên 154 ha mía, nay chỉ còn khoảng 100 ha mía. Hầu hết diện tích sử dụng giống mía giống cũ (ROC 10) đã 10 năm nay cho năng suất thấp kém, nên bà con chuyển đổi sang trồng cây màu khác. Hiện nay, quỹ đất của xã còn khá nhiều (khoảng 60 ha), ngoài 20 ha quy hoạch trồng chè, số còn lại theo nguyện vọng của bà con để trồng cây màu khác. 
Ngoài lý do năng suất thấp, thu nhập từ cây mía kém so với cây trồng khác, theo phản ánh của bà con thì Nhà máy đường chưa thực sự phối hợp đồng bộ với người trồng mía, chính sách thu mua mía chưa rõ ràng, giá cả không ổn định. Chị Nguyễn Thị Thường ở xóm 3, xã Khai Sơn - Anh Sơn phàn nàn: “Việc cung cấp các giống mía chất lượng cao còn hạn chế. Cũng vì thế mà gia đình tôi có 5 sào đất nhưng chỉ dám trồng 3 sào mía, còn lại 2 sào trồng ngô và đậu, dưa hấu...”.
Nhà máy thiếu mía nguyên liệu đồng nghĩa với việc công nhân giảm thu nhập, thậm chí là không có việc làm. Tại Công ty CP mía đường sông Lam, năm 2013 mức lương công nhân bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng. Dự tính năm nay càng khó khăn hơn. Vì vậy, bước vào vụ ép 2014 - 2015, Công ty mía đường sông Lam cam kết sẽ thu mua mía tại chân ruộng. Kể từ tháng 11/2014, công ty cũng không tính lãi suất đối với các hộ vay giống, phân bón từ trước, mà còn hỗ trợ mỗi ha 3 tấn vôi để đầu tư cho mía. 
Toàn tỉnh hiện có 3 nhà máy đường với vùng nguyên liệu mía trên 26.000 ha, năng suất mía bình quân ước đạt từ 54 - 55 tấn/ha, giảm từ 1 - 1,5 tấn/ha so với niên vụ trước. Ông Trương Minh Châu - Trưởng phòng trồng trọt Sở NN&PTNT cho biết thêm: “Nguyên nhân giảm năng suất là do bệnh chồi cỏ đang hoành hành, riêng niên vụ này có khoảng trên 8.000 ha đang nhiễm bệnh chồi cỏ. Chưa kể một số diện tích do bị hạn hạn thiếu nước, trong khi đó chưa có công trình thủy lợi cho cây mía. Năng suất mía thấp kém còn do nguyên nhân diện tích mía trên địa bàn tỉnh đang sử dụng giống mía cũ”. Theo ông Châu, để nâng cao sản lượng mía đáp ứng cho vụ ép các năm sau, các nhà máy đường cần quan tâm hơn nữa tới vùng nguyên liệu. Chủ động bố trí kinh phí hỗ trợ du nhập và nhân giống mới; hướng dẫn người trồng mía tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất, thâm canh nâng cao năng suất để cây mía có “đủ sức” cạnh tranh với những cây trồng khác ngay cả khi giá đường xuống thấp.
Giá mía thương phẩm thấp, cộng với điều kiện sản xuất bất lợi, sâu bệnh, hạn hán,… đang tác động không nhỏ đến tâm lý người trồng mía. Điều này lý giải vì sao không ít hộ dân đã chuyển đổi mía sang cây trồng khác dẫn đến nguồn nguyên liệu giảm sút. Vấn đề cốt lõi hiện nay là các nhà máy đường cần phải xem xét điều chỉnh giá thu mua, có chính sách hợp lý để người dân có điều kiện tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích bằng cây mía, như thế mới mong ổn định được vùng nguyên liệu.
Bài, ảnh: Văn Trường

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.