Đảm bảo chi trả Dịch vụ môi trường rừng đạt hiệu quả

(Baonghean) - Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng là mô hình hoạt động mới, có tính đặc thù, vừa mang tính chất của một cơ quan tài chính, vừa có nhiệm vụ của một cơ quan chuyên môn lâm nghiệp, môi trường. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan, qua 3 năm triển khai Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định, việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Đàm phán và ký hợp đồng ủy thác với các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là hoạt động quan trọng của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An. Đến nay, 3 cơ quan điều hành nghiệp vụ quỹ đã ký được 14 hợp đồng ủy thác chi trả tiền DVMTR, trong đó có 9 hợp đồng uỷ thác với các cơ sở sản xuất thuỷ điện và 5 hợp đồng với các cơ sở sản xuất cung ứng nước sạch. Hiện tại, quỹ đang trong quá trình đàm phán để ký thêm hợp đồng ủy thác với Nhà máy nước Nghệ An.
Kiểm tra rừng trồng tại Khe Tròn (Thanh Chương).  		Ảnh: VĂn đoàn
Kiểm tra rừng trồng tại Khe Tròn (Thanh Chương). Ảnh: VĂn đoàn
Nhờ tích cực đàm phán và triển khai các hợp đồng ủy thác, trong điều kiện khó khăn nhưng quỹ vẫn ổn định và mở rộng được nguồn thu. Đến nay, tổng số tiền ủy thác thu được từ các nguồn đã đạt hơn 125 tỷ đồng, thuộc nhóm các quỹ có mức thu cao trong cả nước, bổ sung nguồn vốn không nhỏ cho công tác bảo vệ phát triển rừng, đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng. Thực hiện Nghị định số 05/2008/NĐ-CP và Quyết định 3186/QĐ-UBND ngày 21/8/2012 của UBND tỉnh, Quỹ đã triển khai nhiều biện pháp để thu tiền hỗ trợ tái trồng rừng từ các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp. Đến nay, nguồn thu đã đạt 2,2 tỷ đồng. Phần lớn nguồn thu này đã được phân bổ cho các đơn vị để trồng lại rừng theo tinh thần Nghị quyết của Quốc hội về việc trồng bù diện tích rừng bị chuyển đổi sang mục đích khác.
Vườn ươm giống của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương. 	Ảnh: V.Đ
Vườn ươm giống của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thanh Chương. Ảnh: V.Đ
Đơn vị thực hiện tiến độ rà soát lưu vực thủy điện đến nay đạt 100% kế hoạch, cơ bản hoàn thành rà soát phạm vi, ranh giới lưu vực của các nhà máy thủy điện đã đi vào hoạt động; kết quả rà soát đã được UBND tỉnh phê duyệt làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo. Ngoài ra, đối với các lưu vực Thủy điện Nậm Pông, Chi Khê đang được cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ chuẩn bị hồ sơ, thủ tục cần thiết để triển khai rà soát vào đầu năm 2015. Đến thời điểm này, tổng diện tích rừng trên các lưu vực thủy điện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt hồ sơ thiết kế, giao khoán bảo vệ rừng là 98.000 ha trên tổng số 315.000 ha rừng trong các lưu vực đã được phê duyệt qua kết quả rà soát (mới đạt 32%). Tiến độ lập hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng của chủ rừng và các đơn vị liên quan chậm là một trong những nguyên nhân chính làm chậm tiến độ giải ngân. Để giúp chủ rừng và các đơn vị liên quan đẩy nhanh hoạt động này, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tiến hành khảo sát lập phương án tổng hợp nhu cầu khối lượng, kinh phí và đề xuất giải pháp thực hiện trình UBND tỉnh phê duyệt để chỉ đạo triển khai thực hiện.
Đồng thời, Quỹ đã chủ động phối hợp với các cơ quan tuyên truyền triển khai nhiều nội dung về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng; chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên báo chí, internet, truyền hình, tập huấn, hội nghị... Thông qua các hoạt động truyền thông, nhận thức về bảo vệ rừng và chính sách chi trả DVMTR của các đối tượng đã được nâng lên, nhưng vẫn chưa đồng đều, do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa cả về số lượng và chất lượng tuyên truyền trong thời gian tới. Đến nay, cơ quan điều hành nghiệp vụ Quỹ đã giải ngân luỹ kế tiền DVMTR và hỗ trợ các dự án từ nguồn thu theo Nghị định số 05/2008/NĐ-CP hơn 45 tỷ đồng cho các chủ rừng, tương ứng với số lượt diện tích rừng được khoán bảo vệ hơn 200 nghìn ha, diện tích hỗ trợ tái tạo rừng quy đổi hơn 500 ha. Qua đó, tỷ lệ giải ngân được nâng lên. Tính riêng năm 2014, đã giải ngân đạt trên 80% so với số thu vào của năm, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gấp 3 lần.
Bên cạnh sự nỗ lực hoạt động để đạt được những kết quả như trên, Quỹ còn gặp những khó khăn: Do đặc thù Quỹ BVPTR được thành lập sau thời điểm có một số nguồn truy thu từ trước đó, mặt khác do phần lớn diện tích rừng trong các lưu vực thủy điện chưa được giao khoán và lập hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng tại thời điểm đã có nguồn thu DVMTR, nên dẫn đến lượng tồn ngân lớn trong 3 năm qua. Vì vậy, mặc dù tốc độ chi trả DVMTR gần đây đã tăng nhanh đáng kể, nhưng tỷ lệ giải ngân tổng thể vẫn thấp. 
Phần lớn diện tích lưu vực (khoảng 70%) đã được rà soát ranh giới, nhưng chưa có danh sách và thiết kế bảo vệ rừng cho các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn có cung ứng DVMTR để làm cơ sở giải ngân tiền DVMTR. Năm qua, các ban quản lý rừng và các hạt kiểm lâm đã được giao thực hiện nội dung này, nhưng do khối lượng công việc lớn và thiếu kinh phí thực hiện, tiến độ triển khai rất chậm. Trước thực trạng đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã khảo sát tổng hợp nhu cầu khối lượng công việc, vốn và dự kiến nguồn kinh phí trình phê duyệt để thực hiện. Theo đó, Quỹ dự kiến sẽ tiết kiệm nguồn chi quản lý để hỗ trợ đẩy nhanh thực hiện hạng mục này. Việc thực hiện trách nhiệm kê khai và nộp tiền ủy thác từ một số cơ sở sản xuất thủy điện cũng còn chậm trễ, chưa kịp thời theo tiến độ quy định. Đến nay, số dư nợ lũy kế tiền DVMTR đã lên tới cả chục tỷ đồng. Vừa qua, Chính phủ và các bộ liên quan đã có ý kiến chỉ đạo khá quyết liệt về vấn đề này. Quỹ sẽ tiếp tục đôn đốc, nhắc nhở và tham mưu thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra, xử lý các đơn vị cố tình chây ỳ việc nộp tiền DVMTR.
Năm 2015, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng phấn đấu tiếp tục mở rộng nguồn thu, tham mưu Sở NN&PTNT phối hợp với chính quyền các huyện nhằm chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ rà soát và phê duyệt hồ sơ thiết kế bảo vệ rừng; đồng thời, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tăng cả số lượng và chất lượng giải ngân.
Anh Tuấn

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.