Thu phí đường bộ : "MỀM NẮN RẮN BUÔNG"?

(Baonghean.vn) - Cuối cùng thì Bộ giao thông vận tải cũng phát đi thông điệp rằng, sẽ kiến nghị với Chính phủ để xem xét sửa đổi Nghị Định Số 18/2012/NĐ-CP theo hướng bãi bỏ quy định thu phí bảo trì đường bộ với phương tiện mô tô, xe máy.
 Quả thực, đây không phải là một thông tin quá bất ngờ khi mà trước đó đã xuất hiện dày đặc những cuộc tranh luận liên tục ở nhiều diễn đàn, thậm chí đã có thời điểm nó làm nóng cả trong Nghị trường Quốc hội. Người ủng hộ thu, kẻ thì bảo bỏ, ai cũng có cái lý, mà cái lý nào nghe cũng “bùi tai” cả. Giờ thì Bộ giao thông, cơ quan chủ trì soạn thảo ra cái Nghị định ấy đã đánh tiếng “thôi”. Vậy thôi hay là vẫn?. Thông tin “ nóng” thế mà các “tín đồ xe máy” không hồ hởi là mấy. 
Mà người ta không quá mặn mà với thông tin kia suy cho cùng cũng có cái lý của nó. Thực trạng mấy năm qua đã phản ánh rằng, những người nghiêm chỉnh tuân thủ quy định thì với một vài  trăm tiền phí mỗi năm cũng chả phải là vấn đề quá bận lòng. Còn với những “vua xù” thì thu hay không thu, bãi bỏ hay không bãi bỏ cũng thế cả thôi, có bao giờ họ nộp đâu cơ chứ! 
Trở lại với câu chuyện thu phí, còn nhớ cách đây vài ba năm, khi Bộ giao thông trình văn bản dự thảo thì dư luận lúc đó cũng đã được một phen “nảy đom đóm” bởi những lý giải không cùng chiều của “bên thu” và “bên nộp”. Việc ra đời Nghị Định 18 được coi như là một nỗ lực trong chuỗi các biện pháp nhằm góp phần giản thiểu tai nạn giao thông vốn dĩ đang quá báo động. Mặt khác, trước khó khăn về nguồn tài chính bảo trì đường bộ thì đây cũng là một giải pháp không quá tệ. Ngoài ra, việc thu phí bảo trì đường bộ sẽ có tác động nhất định đến việc giáo dục ý thức trách nhiệm công dân trong việc tham gia chung tay giải quyết các vấn nạn xã hội. Chả phải ngẫu nhiên mà câu nói “Nộp phí giao thông cũng là yêu nước” dạo ấy được người ta bình luận nhiều như vậy. 
Chớ vội lạc quan sớm, bởi với hạ tầng giao thông như Việt nam, với mức sống và thu nhâp như Việt Nam thì có lẽ xe máy vẫn còn dài dài. Không ai lại phủ nhận xe máy, nó thực sự là công cụ hữu ích để người dân thay đổi nhận thức, văn hóa, thói quen tiêu dùng, thói quen sinh hoạt, thói quen lao động trong suốt mấy thập kỷ qua. Theo tìm hiểu của chúng tôi thì hiện tại chúng ta đã có khoảng 40 triệu  xe máy. Con số này thực chất đã bỏ xa quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ . Không ngoa khi nói Việt Nam là cường quốc xe máy!. Và xe máy cũng tham gia vào quá trình xuống cấp đường sá chứ,nhất là ở nông thôn. Xe máy chiếm 85% phương tiện giao thông đường bộ, đồng thời chiếm 70% số vụ tai nạn. Có lẽ thế nên việc sử dụng biện pháp thu phí như là một công cụ bổ trợ cho nỗ lực giảm tải loại phương tiện giao thông cá nhân “lắm tài nhiều tật” này âu cũng là bất đắc dĩ nhưng cần thông cảm. 
Tuy nhiên, điều đáng buồn, đáng thất vọng của chủ trương này chính là hiệu quả triển khai nó. Mặc dù Nghị Định 18 quy định chi tiết là vậy, trách nhiệm cũng rõ ràng là vậy nhưng rồi khi nó đi vào cuộc sống lại là quá ư trầy trật. Cũng tuyên truyền rầm rộ, cũng phổ biến sâu rộng, cũng thành lập ban này bệ nọ hẳn hoi, cũng trích tỷ lệ phần trăm, cũng quy định mạch lạc về mục đích sử dụng… ấy nhưng mà, cái mấu chốt nhất của vấn đề là người dân hồ hởi nộp tiền phí thì lại… trời ơi đất hỡi. Nhà nộp nhà không, người nộp người không, và cuối cùng thì số tiền thu được có lúc không đủ cho trang trải của cái việc đi thu, thậm chí có nơi phải bỏ thêm ngân sách để thực hiện (Hà Nội). Như chúng ta đã biết, việc thu phí được ủy quyền về cho xã, xã thì giao cho xóm, xóm thì giao cho dân qua… loa truyền thanh. Thế rồi kết quả cứ lốm đa lốm đốm, có nơi làm chu đáo nhưng cũng có nơi triển khai chiếu lệ. Cuối cùng chung một trạng thái là “đầu voi đuôi chuột”. Lý do đưa ra cũng thật ‘hồn nhiên”, đơn giản thôi chỉ là vì… dân họ không chịu nộp! Phạt ư, phạt làm sao cho xuể?
Kể cũng buồn cho một văn bản thuộc hàng tiếng tăm thế kia mà chả chịu đi vào cuộc sống. Một chủ trương nóng bỏng thế kia mà chưa chi vài năm đã nguội. Nguyên nhân là đâu? Dân không chịu nộp hay chúng ta chưa làm cho dân chịu nộp? Có hay không tình trạng dễ làm khó bỏ? 
Nhưng ngày gần đây, một số đô thị lớn đã ban hành Nghị quyết “thu không đồng” với loại phí này. Nếu sự thực đúng như vậy thì quả là một tiền lệ khó khăn cho số đông. Thiết nghĩ, Nghị định 18 không nên là một quy phạm tùy nghi để ai muốn thì thực hiện, ai không muốn thì thôi.  Làm sao người dân có thể an lòng mang tiền đi đóng nộp khi mà những địa phương khác (nơi đời sống cao hơn, mật độ xe máy cũng lớn hơn) lại được miễn. Với các đơn vị dồi dào nguồn thu thì chả nói làm gì, chứ với những địa phương “nhặt bạc cắc” thì bãi bỏ khoản thu này cũng là một hụt hẫng đáng kể. “Nhà giàu” miễn mà “nhà nghèo” lại truy thu thì rõ là “làm khó” nhau rồi!
Chuyện này chắc còn phải chờ quyết định cuối cùng của Chính Phủ. Tuy nhiên, dẫu sao nó cũng đã là một bài học – bài học về tính thực tiễn của chủ trương. Để luật đi được vào cuộc sống thì trước hết cuộc sống phải được vào luật. Bài học thứ hai là bài học về quá trình triển khai, đã làm là phải làm mạnh, làm bằng hết, làm quyết liệt ngay từ ngày đầu chứ để đến khi “nhờn thuốc” rồi thì khó lắm. Dế thì làm khó thì bỏ, cứ “mềm nắn rắn buông” thì chi bằng “thu không đồng” cho nó khỏe! Mà dân người ta thắc mắc đâu có sai, chạy xe không có đăng ký, phạt! Chạy xe không bằng lái, phạt! Chạy xe không có bảo hiểm dân sự, phạt! Chạy xe không gương, không đội mũ, phạt! Ấy thế mà chạy xe không phí đường bộ thì cứ… vô tư. Chế tài xử lý cá nhân nằm ở đâu? Chính vì sự đánh đồng người chấp hành cũng như người không chấp hành đã dẫn đến tình trạng phản ứng dây chuyền như vừa rồi.
Dân bao giờ cũng thế, người ta cần sự công bằng. Chưa biết mai đây Chính Phủ sẽ quyết theo hướng nào. Bỏ thu vì mục đích khoan thư sức dân thì hoan nghênh lắm, nhưng bỏ vì nó khó triển khai thì quả là đáng tiếc. Chắc có lẽ không ai muốn nhắc lại, cũng không ai muốn nghĩ đến câu ngạn ngữ “mềm nắn rắn buông” trong trường hợp này.
Nguyễn Khắc An.

tin mới

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

Nghệ An kiểm tra thực tế công tác chỉ đạo chống khai thác hải sản trái phép tại Quỳnh Lưu và Hoàng Mai

(Baonghean.vn) -Thực hiện Kế hoạch mở đợt kiểm tra cao điểm về hoạt động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (gọi tắt là IUU), chiều 28/3, đoàn công tác Ban chỉ đạo IUU của tỉnh tiến hành kiểm tra tại địa bàn Quỳnh Lưu và TX. Hoàng Mai.

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.