TPP và vấn đề phát triển nông nghiệp của Nghệ An

(Baonghean) - Đàm phán TPP là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm trong thời gian gần đây, nhất là trọng dịp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ vào đầu tháng 7 này.
Như đã biết, TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp định đối tác kinh tể chiến lược xuyên Thái Bình Dương, được hình thành từ năm 2005 bởi các nước sáng lập là: Singapore, New Zealand, Brunei và Chile, với ý tưởng là thành lập một hiệp định thương mại tự do giữa 4 nước này trong khuôn khổ của các diễn đàn hợp tác APEC. Cuối năm 2008, Mỹ chính thức tham gia Hiệp định TPP và điều này đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ không chỉ vì Mỹ là một thị trường rộng lớn mà còn bởi các yêu cầu, tiêu chuẩn mới, cao hơn rất nhiều được đưa ra cho các nước tham gia TPP. Sau Mỹ đã có thêm Australia và Peru tham gia TPP. Tại Hội nghị thượng đỉnh các nước TPP bên lề hội nghị cấp cao APEC cuối năm 2010, Việt Nam và Malaysia đã chính thức là thành viên của TPP (2 nước nhận thư mời từ năm 2009). Kể từ đó đến nay Việt Nam rất tích cực tham gia các phiên đàm phán chính thức nhằm thỏa mãn 22 nhóm đàm phán trong TPP. Việc đàm phán 22 nhóm lĩnh vực trong TPP là khó khăn, phức tạp hơn nhiều so với khi chúng ta đàm phán gia nhập WTO. Nhưng do đã nhanh chóng rút được kinh nghiệm nên trong gần 5 năm qua kết quả đàm phán của Việt Nam khá tốt: Ở nhiều nhóm lĩnh vực chúng ta đã hoàn tất xong "lời văn" và đối với các nhóm còn lại thì khoảng cách được thu hẹp lại rất nhỏ. Phía Mỹ cũng rất quyết tâm trong việc đàm phán để có thể hoàn tất vào cuối năm 2015.
Năng suất lúa trong tỉnh hàng năm đều tăng - Trong ảnh: Thu hoạch lúa ở Hưng Nguyên. 	Ảnh: Phan Văn Toàn
Năng suất lúa trong tỉnh hàng năm đều tăng - Trong ảnh: Thu hoạch lúa ở Hưng Nguyên. Ảnh: Phan Văn Toàn
Tham gia TPP sẽ đem lại cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng chắc chắn chúng ta phải đương đầu với nhiều thách thức, trở ngại, thậm chí trong một số tình huống có vượt qua được thách thức thì chúng ta mới nắm bắt được cơ hội. Về mặt lý thuyết sẽ xuất hiện các thuận lợi: Thứ nhất, với yêu cầu các nước phải dỡ bỏ hàng rào thuế quan (thuế hàng hóa nhập khẩu phải đưa về con số "0") thì sẽ xuất hiện cơ hội để rất nhiều mặt hàng của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn như Mỹ, Úc, Chile, nhất là các sản phẩm của ngành dệt may, giày dép, một số nông sản đặc trưng... Việc thị trường xuất khẩu được mở rộng sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất của chúng ta cải thiện năng lực, nâng cao sức cạnh tranh, hạn chế những rủi ro, bị động xuất phát từ thực trạng chỉ tập trung vào một vài thị trường truyền thống trong thời gian qua. Thứ hai, với sự tự do rất lớn của không gian kinh tế mà TPP đem lại, sẽ tạo ra một sức hút lớn đối với các nhà đầu tư, có nghĩa Việt Nam sẽ có cơ hội để thu hút các nguồn luồng vốn đầu tư mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và ngược lại cũng là cơ hội để các doanh nhân người Việt thâm nhập, mở rộng công việc kinh doanh, làm ăn của mình ở các nước. Thứ ba, do nhu cầu hàng hóa dịch vụ đa dạng nên mở ra cơ hội lớn hơn cho các hoạt động đấu thầu, nhất là trong lĩnh vực mua sắm, chi tiêu công. Thứ tư, các doanh nghiệp, nhà sản xuất có cơ hội mở rộng hợp tác để tăng năng lực sản xuất, nâng cao chất lượng hàng hóa, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thu hoạch ngô ở xã Diễn Thịnh (Diễn Châu). 	Ảnh: C. Yên
Thu hoạch ngô ở xã Diễn Thịnh (Diễn Châu). Ảnh: C. Yên
Bên cạnh những thuận lợi nói trên, cũng không ít các thách thức, bất lợi sẽ xuất hiện. Đó là: tính cạnh tranh sẽ cao hơn, khốc liệt hơn do hàng hóa giá rẻ, chất lượng tốt, mẫu mã đẹp sẽ tràn vào thị trường nước ta; các nước sẽ dựng lên các hàng rào phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, trong khi đó nông sản của Việt Nam lại chính là nhóm hàng hóa dễ bị tổn thương nhất do trình độ sản xuất của ta còn thấp và khả năng kiểm soát về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng hàng hóa nhập khẩu còn nhiều hạn chế. Nhà nước sẽ không thể hỗ trợ cho doanh nghiệp như kiểu hiện nay đang thực hiện, vì như thế là vi phạm luật cạnh tranh; một số mặt hàng sẽ không xuất khẩu được vì không đảm bảo nguyên tắc "nội khối" (tức là trong trường hợp các mặt hàng có xuất xứ hoặc sử dụng nguyên liệu từ một nước không tham gia TPP)...
Là một địa phương có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước, dân số đông, phần lớn sống ở nông thôn và còn dựa nhiều vào sản xuất nông nghiệp, Nghệ An chắc chắn phải quan tâm nhiều đến tác động của TPP đối với các mục tiêu phát triển nông nghiệp của mình trong những năm tới. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của Nghệ An đạt được những tiến bộ: năng suất cây có hạt, nhất là lúa, ngô tăng cao, tổng sản lượng hàng năm đều vượt ngưỡng 1 triệu tấn; cơ cấu nội ngành chuyển dịch theo hướng tích cực bằng sự gia tăng đáng kể các sản phẩm từ chăn nuôi; giá trị thu được trên 1 đơn vị diện tích sử dụng ngày càng cao; nông sản phẩm phong phú, đa dạng và trở thành hàng hóa để tiêu thụ trên thị trường ngày càng nhiều... Tuy vậy, nhìn chung sản xuất nông nghiệp của Nghệ An chưa thể gọi là đạt trình độ tiên tiến bởi thu nhập đem lại cho người dân từ lĩnh vực này còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn; năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp chưa cao, chưa có thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh còn nhiều hạn chế, thị trường tiêu thụ chưa ổn định, xuất khẩu ra thị trường ngoài nước còn yếu...
Để đón nhận, phát huy những cơ hội, thuận lợi mà TPP đem lại, đồng thời hạn chế, khắc phục những thách thức, bất lợi của nó, tránh việc bị thua ngay trên sân nhà, chúng ta cần có những thay đổi mạnh mẽ trong định hướng và quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, thủy, hải sản) theo hướng khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tự nhiên, vị trí địa - kinh tế của tỉnh và chuẩn bị tâm thế kỹ lưỡng cho doanh nghiệp, người sản xuất, nhà quản lý... Thiết nghĩ, cần quan tâm một số vấn đề sau:
- Khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ; tập trung vốn, mở rộng quy mô, năng lực sản xuất, mở rộng thị trường, không nên chỉ tập trung vào một số ít đối tác, vì như vậy sẽ bị động, lệ thuộc, rủi ro cao trong điều kiện kinh tế thế giới có nhiều biến động. Nghiên cứu kỹ và đầu tư thỏa đáng cho việc nắm bắt nhu cầu tiêu dùng, nhất là đối với các thị trường lớn như Mỹ, Úc, Malaysia...
- Sớm xây dựng và khẳng định thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là đảm bảo các yêu cầu an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Trước mắt cần tìm kiếm, lựa chọn thị trường để cung cấp hàng hóa có tính thường xuyên, không phụ thuộc nhiều vào mùa vụ. Thị trường các đối tác trong TPP rất "khó tính", đối thủ cạnh tranh lại nhiều; vì vậy, các doanh nghiệp, người sản xuất phải lấy chữ tín làm đầu, đặt lợi ích của mình trong mối liên hệ chặt chẽ với lợi ích cộng đồng, tránh kiểu kinh doanh "chụp giựt", "ăn xổi", tham lợi ích nhỏ trước mắt mà không thấy tác hại lớn lâu dài.
- Tỉnh cần có đầu mối khâu nối thông tin nhằm giúp doanh nghiệp có định hướng đúng trong sản xuất, kinh doanh, bảo đảm thị trường đầu ra cho sản phẩm, hàng hóa; đồng thời dỡ bỏ những cơ chế không phù hợp làm bó tay, ràng buộc tính năng động, linh hoạt của doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu. Ban hành các cơ chế, chính sách và tạo điều kiện để nhà đầu tư, doanh nghiệp, nông dân kết hợp tốt với nhau. Đây là một giải pháp góp phần tập trung nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất, tái cơ cấu nội ngành, tạo điều kiện áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn.
- Đổi mới mạnh mẽ tư duy về sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho bà con, sản xuất không phải chỉ đủ ăn mà còn để làm giàu, nâng cao đời sống một cách bền vững. Khắc phục triệt để tư tưởng trông chờ vào các cơ chế hỗ trợ của Nhà nước, bởi lẽ nếu việc này tiếp diễn thì các sản phẩm, hàng hóa của chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ các vụ kiện về cạnh tranh không bình đẳng “về bán phá giá”...
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho doanh nghiệp, người sản xuất, cho bà con nông dân... về luật pháp quốc tế, về các nguyên tắc "luật chơi" và các thỏa thuận, cam kết của Nhà nước ta với các đối tác (tổ chức quốc tế, quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp nước ngoài...) trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, hợp tác kinh tế. Không gian kinh tế trong thời gian tới sẽ vô cùng rộng mở, tính cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt, không loại trừ những tình huống sử dụng "đòn bẩn" trong kinh doanh; vì vậy, yêu cầu về việc tuân thủ luật pháp quốc tế, tuân thủ các cam kết, thỏa thuận song phương, đa phương và việc sử dụng, phát huy tốt nhất các công cụ này cho chính mình là điều chúng ta phải luôn ghi nhớ để đảm bảo cho một cuộc chơi sòng phẳng, đạt kết quả tốt nhất.
Nguyễn Phúc Nam Đàn

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.