Vốn thực hiện Nghị định 67: Chuyện bên kia cầu Bến Thủy

(Baonghean) - Trong lần gặp Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nghệ An - ông Trần Hữu Tiến vào sáng 26/6/2015, chúng tôi được biết, cũng ngày hôm đó tại Công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy (Thị trấn Xuân An, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang diễn ra lễ ký kết hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh với 2 ngư dân xã Xuân Hội. Ông Tiến được mời tham dự lễ ký kết này, nhưng như ông nói: “Tâm trạng nào mà dự”!.  Có lẽ một phần vì vậy, khiến chúng tôi cất bước sang phía Nam cầu Bến Thủy... 
Ngân hàng không đặt vấn đề rủi ro
Ông Trần Quốc Rạng (58 tuổi, trú tại xóm Hội Long, Xuân Hội là 1 trong 2 ngư dân của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh ký kết hợp đồng tín dụng đóng mới tàu vỏ thép vào ngày 26/6/2015. Đến với nghề biển đã tròn 40 năm, từ năm 1997 ông Rạng đã là thuyền trưởng tàu cá, từng đi hết ngư trường Vịnh Bắc bộ, đến những nơi cách xa đất liền cả trăm hải lý và hiện là chủ của 2 chiếc tàu cá công suất 320 CV. Ông cho biết, đã tiếp nhận thông tin về Nghị định 67 từ những ngày đầu nghị định mới ra đời. Ông cũng được phổ biến chính sách này qua cán bộ nông nghiệp xã và các cuộc họp của chính quyền xã Xuân Hội với các ngư dân. Nghiên cứu kỹ các quy định của Nghị định 67, thấy rằng hội tụ đủ các tiêu chuẩn nên ông đã tự đề ra các phương án rồi đi đến quyết định sẽ vay vốn để đóng một chiếc tàu vỏ thép với công suất trên 800 CV. “Ngư trường hiện nay của chúng tôi mới ở tầm trung. Trong khi các bạn nghề ở các tỉnh phía Nam có tàu lớn vươn khơi xa làm ăn rất thuận lợi. Tôi cũng mong muốn mình làm được như vậy, nhưng để vươn xa hơn nữa, để đến được những khu vực đánh bắt hải sản ở Trường Sa, Hoàng Sa thì cần phải có tàu vỏ thép với những trang thiết bị máy móc, ngư cụ hiện đại, nên tôi đã bàn với gia đình đi đến quyết định này...” - ông Rạng tâm sự.
Cảng cá Xuân Hội, xã Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Cảng cá Xuân Hội, xã Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Cùng với nhiều ngư dân ở Xuân Hội, ông Rạng đã làm đơn gửi lên Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 cấp xã. Huyện Nghi Xuân được tỉnh Hà Tĩnh phân bổ chỉ tiêu đóng mới 7 chiếc tàu theo Nghị định 67. Sau khi tiếp nhận đơn của các ngư dân, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị định 67 cấp xã và huyện đã tổ chức sàng lọc và ông Rạng, đảm bảo đầy đủ các yếu tố nên nằm trong những đối tượng được lựa chọn. Hồ sơ được huyện gửi lên tỉnh, một thời gian ngắn sau đó, Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành quyết định xét duyệt. “Sau đó thì thấy ngân hàng đến tiếp cận chúng tôi. Tính ra, cho đến thời điểm tôi được cùng ông Kiều Đình Hòa, Giám đốc BIDV Hà Tĩnh ký kết hợp đồng tín dụng ngày 26/6 là khoảng gần 3 tháng. Thời gian như vậy cũng không phải là ngắn, nhưng có điều hoàn toàn không có vướng mắc từ phía ngân hàng. Trong thời gian đó, chúng tôi phải thực hiện nhiều những khâu trong quy trình thực hiện hồ sơ. Ví dụ như sửa thiết kế con tàu...” - ông Rạng nói. Khi Bộ NN&PTNT công bố 21 mẫu thiết kế của tàu vỏ thép, dưới con mắt của lão ngư Trần Văn Rạng thì có những điểm chưa thực sự phù hợp với nghề đánh bắt thủy sản. Vậy nên, ông đã cùng ngư dân Lê Văn Ất đi lại hơn 1 tháng trời từ Nghi Xuân - Hà Nội để thuê Công ty Cổ phần kỹ thuật đóng tàu Việt Nam (VISEC) điều chỉnh, hoàn thiện lại thiết kế tàu cá vỏ thép nghề rê với tổng kinh phí 110 triệu đồng. Mẫu thiết kế mới sau đó được Trung tâm Đăng kiểm Bộ NN&PTNT tổ chức kiểm tra, thẩm định. 
Ông Rạng nhận xét: “Ngân hàng BIDV chi nhánh Hà Tĩnh rất chặt chẽ về mặt hồ sơ, thủ tục. Họ cũng tiến hành thẩm định tư cách đối tượng vay vốn đóng mới tàu; tài sản đất đai, nhà cửa, tàu cá;... nhưng không yêu cầu tín chấp hay thế chấp những loại tài sản đó. Theo tôi hiểu, những việc họ làm chỉ là một lần thẩm định lại những thông tin đã nêu tại hồ sơ của chúng tôi. Về nguồn đối ứng, phía ngân hàng yêu cầu tôi chứng minh có khoản tiền đối ứng 5% như quy định, với tôi là 700 triệu đồng (tàu vỏ thép của ông Rạng có tổng kinh phí là 13 tỷ 800 triệu đồng; trong đó ngân hàng cho vay 13 tỷ 100 triệu đồng – PV). Tôi có khoản tiền gửi tương ứng tại Ngân hàng Công thương Bến Thủy (TP. Vinh), vì vậy chỉ cần phô-tô công chứng hóa đơn tiền gửi để kẹp vào hồ sơ là được công nhận hợp lệ. Sau này, mỗi khi BIDV Hà Tĩnh chuyển tiền cho cơ sở đóng tàu, tôi có trách nhiệm chuyển trả cho họ 5% số tiền đó. Giám đốc BIDV chi nhánh Hà Tĩnh, ông Kiều Đình Hòa trao đổi: “Chúng tôi đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết để bác hoàn thành việc đóng mới tàu trong thời gian sớm nhất, sớm được vươn khơi khai thác hải sản thực hiện phát triển kinh tế gia đình và góp phần trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, đồng thời trả nợ đúng thời hạn”. Tuyệt nhiên không hề đề cập đến chuyện rủi ro, là việc có thể xảy đến với ngư dân...”.
Đồng hành cùng người dân
Xem bộ hồ sơ vay vốn của ông Rạng thì hơn cả về "chất" và "lượng" nếu so với các bộ hồ sơ mà chúng tôi đã xem của ngư dân các huyện Quỳnh Lưu, TX. Hoàng Mai. Đơn cử, để chứng minh giá trị tàu vỏ thép công suất 822 CV có giá trị đóng mới 13 tỷ 800 triệu đồng, ngoài hồ sơ dự toán giá thành do Công ty cổ phần kỹ thuật đóng tàu Việt Nam lập; dự toán giá thành do Công ty TNHH MTV đóng tàu Bến Thủy lập; còn có bộ chứng thư thẩm định giá do Công ty cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam xác lập (đơn vị này chuyển đổi từ Trung tâm thẩm định giá của Bộ Tài chính). 
Đâu là kinh nghiệm để hoàn thiện được một bộ hồ sơ như vậy? Theo ông Rạng, để vay vốn đóng mới tàu vỏ thép với tổng tiền hàng chục tỷ đồng, cần phải thực hiện nghiêm các quy định được nêu tại Nghị định 67, và phải có hồ sơ vay vốn đảm bảo tính pháp lý. Như ông và các ngư dân Xuân Hội, vốn chỉ thạo nghề biển, nên khi thực hiện hồ sơ, cán bộ Ban Chỉ đạo các cấp và kể cả ngân hàng hỗ trợ rất nhiều. Không chỉ vậy, sau khi tỉnh ban hành quyết định xét duyệt, 3 ngân hàng BIDV, Vietcombank và Agribank đóng tại Hà Tĩnh cũng tự tìm về tiếp cận ông. Hỏi ra thì ông được biết, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh sau khi phê duyệt danh sách các đối tượng đủ điều kiện thực hiện đóng mới tàu theo Nghị định 67 đã đề nghị các ngân hàng tới tiếp cận từng đối tượng để thực hiện quy trình cho vay vốn. "Tôi thấy Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện rất quyết liệt. Có lẽ với tinh thần đó, các ngân hàng cũng tạo điều kiện hơn cho chúng tôi...".
Ông Võ Văn Huế - cán bộ nông nghiệp xã Xuân Hội cho biết, địa phương có nghề đánh bắt hải sản xa bờ phát triển nhất của Hà Tĩnh, với gần 50% sản lượng toàn tỉnh, trên 90 tàu cá công suất từ 15 CV đến 500 CV. Chính vì vậy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cho huyện Nghi Xuân đóng mới 7 tàu, thì riêng xã Xuân Hội được duyệt 6 tàu. Ông Huế trao đổi: “Những hộ ở Xuân Hội được xét duyệt đóng mới tàu cá đều được các Ban Chỉ đạo giúp đỡ hoàn thiện hồ sơ. Với quan điểm, thiếu gì bù nấy, vướng đâu gỡ đó, những cái vượt thẩm quyền xã thì huyện giải quyết; vượt thẩm quyền huyện thì tỉnh giải quyết. Quan điểm đó được đảm bảo thông suốt cả 3 cấp. Bên cạnh đó, các ngân hàng rất nhiệt tình, họ không ngồi chờ ngư dân hoàn thiện hồ sơ mà cùng tham gia hướng dẫn, bày vẽ tận tình. Có như vậy, 3 hộ dân ở xã Xuân Hội (gồm các ông Trần Quốc Rạng, Lê Văn Ất, Nguyễn Lưu Truyền cùng trú tại xóm Hội Long) mới được ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng và tổ chức làm lễ khởi công đóng mới tàu". Ông Huế cũng cho biết thêm: "Qua các phương tiện truyền thông, chúng tôi nghe nói việc thực hiện Nghị định 67 ở nhiều địa phương có gặp những khó khăn. Ở Hà Tĩnh trong những thời gian qua thì không như vậy. Tôi nghĩ, tỉnh Hà Tĩnh đang có sự đồng hành tốt cùng ngư dân và các ngân hàng...".
Đào Tuấn – Hà Giang

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.