Cải cách thủ tục hải quan: Chuyển mạnh sang quản lý rủi ro

(Baonghean) - Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Tổng cục Hải quan đã thực hiện quyết liệt, có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) hải quan. 

Chuẩn hóa, công bố công khai
Theo Tổng cục Hải quan, tình hình, kết quả triển khai công tác kiểm soát, đơn giản hóa TTHC thời gian qua cho thấy, do đã rà soát, phân loại, bảo đảm minh bạch, chuẩn hóa, công bố công khai, niêm yết TTHC nên ngành Hải quan đề nghị bãi bỏ 18 thủ tục, thay thế 2 TTHC. Đáng chú ý là các văn bản được xây dựng theo hướng đơn giản, minh bạch, không trùng lặp, và không yêu cầu doanh nghiệp (DN) nộp hồ sơ mà cơ quan nhà nước đã có, không nộp một số chứng từ ở khâu thông quan, chỉ lưu giữ để thực hiện kiểm tra sau thông quan... Hiện tại, ngành triển khai rà soát đối với 2 nhóm TTHC về xuất, nhập khẩu thủy sản; nhóm thủ tục hành chính xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn. Việc rà soát này là nhằm đơn giản hóa TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hải quan. Ngoài ra, ngành đã tổ chức tốt việc tuyên truyền, giới thiệu, cung cấp thông tin, cập nhật kịp thời cho người khai hải quan, người nộp thuế dưới nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt là tổ chức tốt, thường xuyên, có hiệu quả các hội nghị đối thoại giữa hải quan các cấp với cộng đồng DN - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Ngọc Anh cho biết.
Cán bộ Hải quan Vinh thực hiện thông quan một cửa quốc gia. 	Ảnh: Châu Lan
Cán bộ Hải quan Vinh thực hiện thông quan một cửa quốc gia. Ảnh: Châu Lan
Đối với việc triển khai thủ tục hải quan điện tử, ngành Hải quan đã áp dụng phương thức chủ yếu này để tiến hành thủ tục hải quan. Với việc vận hành ổn định chương trình VNACCS/VCIS, quá trình làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng của DN đã không bị gián đoạn. Hiện nay, tất cả các cơ quan hải quan trong phạm vi toàn quốc đều thực hiện Hệ thống VNACCS/VCIS, và hiện có hàng chục nghìn DN tham gia thực hiện thủ tục hải quan điện tử,  với  tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 129,94 tỷ USD; 3,18 triệu tờ khai. Bên cạnh đó, việc áp dụng cơ chế một cửa quốc gia đã bảo đảm đúng tiến độ, hiện đã triển khai mở rộng tại 5 cảng biển quốc tế ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu. Tổng cục Hải quan cũng đã phối hợp với các bộ liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai các công tác chuẩn bị cho thực hiện giai đoạn II, chính thức triển khai mở rộng cơ chế một cửa quốc gia đối với Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNN và Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ngoài ra, cơ chế một cửa ASEAN cũng được triển khai mạnh mẽ: Việt Nam đã tham gia cùng với cộng đồng ASEAN hoàn thành dự án cơ chế một cửa ASEAN rút gọn, đang trong quá trình đàm phán ký Nghị định thư về khung pháp lý một cửa ASEAN và chuẩn bị triển khai mở rộng dự án Cơ chế một cửa ASEAN vào năm 2015, tiến tới hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN vào đầu năm 2016 - Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Anh cho biết thêm.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ  
Theo lãnh đạo Tổng cục Hải quan, việc triển khai và hỗ trợ vận hành Hệ thống giám sát hải quan thông quan áp dụng mã vạch tại các chi cục cảng biển   đã giúp rút ngắn thời gian kiểm soát hàng hóa qua cổng giám sát hải quan, cải tiến công tác giám sát hải quan và tạo tiền đề kết nối với hệ thống các cơ quan kinh doanh vận tải, cảng. Với cổng thanh toán điện tử (E-payment), thông qua việc kết nối trao đổi thông tin giữa hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) Hải quan với Kho bạc và ngân hàng thương mại, đến nay, ngành Hải quan đã ký thỏa thuận hợp tác thu thuế xuất nhập khẩu (XNK) bằng phương thức điện tử với 22 ngân hàng với số thu chiếm hơn 63% số thu ngân sách của ngành. 
Với hệ thống tiếp nhận Manifest điện tử (E-manifest) đối với phương tiện vận tải đường biển, đã tạo thuận lợi và giảm được gánh nặng chuẩn bị số lượng hồ sơ giấy rất lớn đối với DN, đồng thời giúp giảm chi phí trong quá trình làm thủ tục hải quan. Đến nay về cơ bản đã triển khai hệ thống E-manifest trên toàn bộ các cảng biển lớn có lưu lượng hàng hóa đạt trên 95%. Ngoài ra, ngành đã nâng cấp và đưa vào vận hành các hệ thống ứng dụng CNTT khác trong các lĩnh vực hải quan như: hệ thống thông quan điện tử, hệ thống thông tin quản lý rủi ro, hệ thống kế toán thuế, hệ thống thông tin quản lý dữ liệu giá tính thuế, hệ thống xác thực chữ ký số, hệ thống thông tin quản lý miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế...
Đánh giá tác dụng của việc ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ hải quan, Thứ trưởng Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết, công tác này đã góp phần giảm thiểu giấy tờ do thực hiện thủ tục hải quan, đặc biệt là giảm việc tiếp xúc giữa hải quan và DN nhờ áp dụng chữ ký số, khai báo trên hệ thống, thông tin chứng từ kèm theo bộ hồ sơ hải quan được tích hợp trong tờ khai. Hệ thống cho phép tự động xác định thuế suất cho từng mã HS, tự tính thuế theo từng dòng hàng, khai thông tin trước và được sửa đổi thông tin nhiều lần... giúp minh bạch quá trình làm thủ tục hải quan, và hệ thống tự động  phản hồi kết quả cho DN, giúp cho DN phối hợp với cơ quan hải quan xử lý thông tin một cách nhanh chóng, thuận lợi. Ngoài ra, việc ứng dụng CNTT còn giúp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan, góp phần quản lý hải quan hiện đại, đồng thời còn là động lực để ngành Hải quan tiếp tục đẩy mạnh hình thành Chính phủ điện tử - Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nói.
Tăng cường kiểm tra sau thông quan
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, hiện tại, phương thức quản lý hải quan dựa trên quản lý rủi ro đã cùng với việc tăng cường kiểm tra sau thông quan, đẩy mạnh kiểm soát hải quan; tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.. đem lại nhiều kết quả tích cực. Ngành cũng đã chú trọng tăng cường trang thiết bị, máy móc kỹ thuật phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hải quan (lắp đặt 11 hệ thống máy soi container tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung, địa bàn trọng điểm; đưa vào sử dụng 97 máy soi hành lý, hàng hóa; 19 hệ thống camera giám sát, cùng các hệ thống, thiết bị kiểm tra an toàn phóng xạ..). Tại các ở cửa khẩu quan trọng (Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai,...), Trung tâm chỉ huy trực tuyến được vận hành, bảo đảm giám sát việc tuân thủ pháp luật của DN cũng như của công chức hải quan. Việc đẩy mạnh thực hiện kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức kết hợp với các giải pháp cải cách nghiệp vụ hải quan đã giúp giảm tiếp xúc giữa công chức hải quan và DN, và phối hợp nâng cao năng lực quản lý chuyên ngành với các bộ, ngành liên quan giải quyết tháo gỡ vướng mắc liên quan đến kiểm tra chuyên ngành để công tác kiểm tra thông quan đúng, nhanh hàng hóa XNK (Bộ Y tế, Bộ NN&PTNN, Bộ Công Thương,...).
Một số giải pháp và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác cải cách TTHC trong thời gian tới cho thấy, việc tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hồ sơ hải quan tiếp tục cần được đẩy mạnh. Thông qua các biện pháp: mở rộng đối tượng DN ưu tiên; thực hiện công bố mã số hàng hóa XNK VN thống nhất; thực hiện xác nhận trước mã số, trị giá hàng hóa XNK; đánh giá phân loại DN, thực hiện quản lý rủi ro đối với DN thay cho lô hàng.., đồng thời tiếp tục mở rộng triển khai cơ chế một cửa quốc gia và cơ chế một cửa ASEAN là những giải pháp cơn bản. Theo Bộ Tài chính, ngành sẽ mở rộng triển khai thủ tục đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại tất cả các cảng biển (bao gồm cảng biển nội địa)/cảng đường sông quốc tế cho toàn bộ các DN hoạt động trong lĩnh vực vận tải, logistics và thay thế các thủ tục thủ công bằng thủ tục thực hiện trên phương thức điện tử, hồ sơ điện tử. 
Ngoài ra, trong thời gian từ nay đến cuối năm, ngành sẽ chú trọng mở rộng triển khai các TTHC còn lại thuộc lĩnh vực đăng kiểm do Bộ Giao thông Vận tải quản lý và của các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Y tế. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc gia đến năm 2020 là 100%. Đồng thời, sẽ nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro (giảm số lượng hàng hóa kiểm tra thực tế xuống từ 10% - 7%, tăng hiệu quả kiểm tra, phát hiện vi phạm lên 1% trong năm 2016 (hiện nay là 0,4% - 0,8%). Bổ sung và nâng cao hiệu quả thực hiện kiểm tra hàng hóa bằng máy soi container; xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể về công tác cải cách TTHC (trước mắt và lâu dài) phù hợp với lộ trình thực hiện của Chính phủ và hiện đại hoá đến năm 2020.
Sông Hồng

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.