Để phát triển thị trường trái phiếu hiệu quả

(Baonghean) - Với mục tiêu cụ thể là tổng dư nợ thị trường trái phiếu (TP) đạt 38% GDP trong năm 2020, trong đó dư nợ thị trường TPCP đạt 22% GDP, thị trường trái phiếu (TTTP) được Chính phủ bảo lãnh đạt 8% GDP, TTTP địa phương đạt 1% GDP và TTTP doanh nghiệp đạt 7% GDP, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trên TTTP là rất quan trọng. Tuy nhiên, sau 2 năm hoạt động hiệu quả, năm 2015, thị trường huy động vốn quan trọng này cần phải có thêm nhiều biện pháp để  đạt được mục tiêu đề ra.
Nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ khoảng 2% trái phiếu  
Theo Ủy ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), hoạt động TTTP 8 tháng qua cho thấy, về tổ chức phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch khá ổn định. Trong đó, TPCP, TP được Chính phủ bảo lãnh, TP chính quyền địa phương thì việc đăng ký, lưu ký được thực hiện tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, việc tổ chức đấu thầu, niêm yết và giao dịch được thực hiện qua HNX. Đối với TP doanh nghiệp thì chủ yếu phát hành theo hình thức riêng lẻ. Về hệ thống thành viên đấu thầu TPCP, từ năm 2012 đã hình thành hệ thống thành viên đấu thầu TPCP với quyền lợi, nghĩa vụ cơ bản, và hiện nay hệ thống này gồm có 24 thành viên với 18 ngân hàng thương mại và 6 công ty chứng khoán. Về cơ cấu nhà đầu tư, trên thị trường hiện nay gồm các ngân hàng thương mại (nắm giữ 80% tổng khối lượng TP phát hành trên thị trường), các nhà đầu tư có tổ chức (như các công ty bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tiền gửi, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán). Nhà đầu tư nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam chỉ nắm giữ khoảng 1 - 2% khối lượng TP phát hành - Chủ tịch UBCKNN Vũ Bằng cho biết.
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An được xây dựng một phần từ nguồn trái phiếu Chính phủ.		 	Ảnh: Nguyên Khoa
Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An được xây dựng một phần từ nguồn trái phiếu Chính phủ. Ảnh: Nguyên Khoa
Tính đến ngày 23/9/2015, KBNN huy động được 127.158,7 tỷ đồng để bù đắp bội chi NSNN và đầu tư phát triển, trong đó, kỳ hạn 5 năm là 63.811,3 tỷ đồng, kỳ hạn 10 năm là 32.948,0 tỷ đồng, kỳ hạn 15 năm là 26.169,4 tỷ đồng, kỳ hạn 20 năm là 4.230 tỷ đồng. Ngoài ra, KBNN còn phát hành 21.130 tỷ đồng huy động vốn bù đắp thiếu hụt tạm thời NSNN kỳ hạn 13 tuần và 26 tuần. Về giao dịch thứ cấp, khối lượng giao dịch bình quân trong 8 tháng đầu năm 2015 là 4.102 tỷ đồng/phiên. Nhìn chung, kết quả phát hành TPCP còn thấp so với yêu cầu đặt ra.
Một trong những nguyên nhân của thực tế trên là do còn thiếu một số điều kiện để công tác phát hành TPCP tại thị trường trong nước đạt được hiệu quả cao.  Theo Phó vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng và các tổ chức tài chính (Bộ Tài chính) Phan Thị Thu Hiền, để phù hợp với sự phát triển thị trường và thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể huy động vốn trên TTTP, trong năm 2015, Bộ Tài chính đã ban hành thế hệ 2 của các thông tư hướng dẫn về phát hành TPCP, TP được Chính phủ bảo lãnh và TP chính quyền địa phương. Có thể nói khung pháp lý cho thị trường này đã được hoàn thiện đầy đủ từ luật (như: Luật Quản lý nợ công, Luật NSNN) và các văn bản hướng dẫn. Trong đó, đáng chú ý là các quy định về thành viên đấu thầu của thị trường đã được cải tiến kịp thời, đáp ứng yêu cầu thực tế của TTTP - Phó vụ trưởng Phan Thị Thu Hiền nhận xét.
Tuy nhiên, từ trong thực tế hoạt động của thị trường, cũng đã phát sinh những vấn đề mới cần được cải tiến để hỗ trợ phát triển thị trường. Như: nâng cao thêm một bước về quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên đấu thầu; cho phép phát hành sản phẩm mới là trái phiếu không thanh toán lãi định kỳ; hoàn thiện quy trình bảo lãnh và đấu thầu phát hành TPCP từ thời gian thông báo, thanh toán, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch trái phiếu để rút ngắn thời gian đưa TPCP vào đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch; cải thiện lịch biểu đấu thầu và ngày đáo hạn TPCP để thuận tiện cho nhà đầu tư…
Hoàn thiện khung pháp lý
Để khắc phục các vướng mắc của TTTP, đối với TPCP, Bộ đã ban hành quy định cải tiến việc nâng cao một bước về quyền lợi và nghĩa vụ của thành viên đấu thầu; cho phép phát hành sản phẩm mới là TP không thanh toán lãi định kỳ; hoàn thiện quy trình bảo lãnh và đấu thầu phát hành TPCP (thời gian thông báo, thanh toán, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch) để rút ngắn thời gian đưa TP vào đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch; cải thiện lịch biểu đấu thầu và ngày đáo hạn TPCP để thuận tiện cho nhà đầu tư trong việc tham gia đấu thầu và hỗ trợ công tác quản lý ngân quỹ của KBNN; quy định chi tiết về phương thức bán lẻ TP.
Đối với TP được Chính phủ bảo lãnh, Bộ đã ban hành các quy định cải tiến như: chi tiết hơn về hồ sơ cấp bảo lãnh phát hành; hoàn chỉnh quy định về đăng ký lưu ký niêm yết; quy định rõ nội dung, thời hạn và cách thức công bố thông tin của các chủ thể phát hành nhằm tăng tính công khai minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư khi tham gia. Đối với TP chính quyền địa phương, Bộ quy định chi tiết hơn về hồ sơ và đề án phát hành; về phương thức mua lại, hoán đổi; về chế độ công bố thông tin trước và sau khi phát hành. Tất cả các quy định mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương huy động vốn thông qua phát hành TP, đồng thời tăng cường tính công khai minh bạch của chính quyền địa phương để thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư.
Đối với TP doanh nghiệp (DN), trong năm 2014, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm nhằm thúc đẩy sự phát triển của TTTP doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quy hoạch phát triển dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Điều chắc chắn là trong quan điểm, mục đích của mình, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển TTTP một cách bền vững, thanh khoản cao, và từng bước tiếp cận với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế để trở thành một kênh huy động vốn quan trọng, an toàn, hiệu quả cho nền kinh tế. - Phó vụ trưởng Phan Thị Thu Hiền cho biết.
Theo Chủ tịch Vũ Bằng, các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu thời gian tới bao gồm nhiều giải pháp cơ bản. Trước hết, đó là việc tiếp tục triển khai các giải pháp phát triển thị trường theo đúng lộ trình phát triển TTTP Việt Nam đến năm 2020, trong đó tập trung vào hoàn thiện khung khổ pháp lý phù hợp với sự phát triển của thị trường và thông lệ quốc tế. Đối với TPCP, Bộ sẽ tiếp tục nghiên cứu ban hành các sản phẩm mới để đa dạng hoá sản phẩm trên thị trường; nghiên cứu cơ chế hỗ trợ thanh khoản để thành lập hệ thống nhà tạo lập thị trường từ hệ thống thành viên đấu thầu TPCP. Đồng thời, sẽ tiếp tục nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Nghị định Quỹ hưu trí tự nguyện để thúc đẩy nhu cầu đầu tư dài hạn trên thị trường.
Giảm phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại
Đối với các giải pháp thị trường, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với NHNN trong việc điều hành thị trường tài khoá và thị trường tiền tệ, bảo đảm lãi suất phát hành TP và lãi suất tiền tệ được ổn định, ít biến động lớn. Thứ hai là phát triển hệ thống nhà đầu tư, khuyến khích phát triển hệ thống nhà đầu tư dài hạn trên thị trường (như Quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm..) sẽ giúp giảm dần sự phụ thuộc vào hệ thống các ngân hàng thương mại. Bộ sẽ tiếp tục xây dựng lộ trình thu hút nhà đầu tư nước ngoài với các giải pháp căn bản như: ổn định nền kinh tế vĩ mô; xây dựng và phát triển các sản phẩm TP phái sinh như hợp đồng, kỳ hạn,... để phòng ngừa rủi ro trên TTTP; tăng cường tính công khai minh bạch trên thị trường thông qua xây dựng trang thông tin điện tử chuyên biệt cho TTTP gồm đầy đủ dữ liệu thông tin về thị trường. 
Thêm vào đó, cần phải phát triển hệ thống nhà tạo lập thị trường trên cơ sở hệ thống thành viên đấu thầu TPCP với nhiều giải pháp; phát triển hệ thống công nghệ thông tin bảo đảm hoạt động phát hành và giao dịch TP diễn ra thông suốt; rút ngắn thời gian từ khâu phát hành đến niêm yết, tạo thanh khoản trên thị trường. Ngoài ra, thị trường cũng đang rất cần phải tiếp tục xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu của TTTP doanh nghiệp để tăng cường tính công khai minh bạch, thúc đẩy sự phát triển của thị trường quan trọng này - Chủ tịch Vũ Bằng khẳng định.
Sông Hồng

tin mới

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

Bước chuyển mình ở vùng đất khó Thanh Tùng

(Baonghean.vn)- Những ngày tháng 4 lịch sử, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương vui mừng chào đón sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày thành lập xã. Sự kiện này càng có ý nghĩa hơn khi dịp này, xã Thanh Tùng được đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.