Từ nay đến cuối năm, EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện

Thời gian gần đây, dư luận đang đặt ra nhiều câu hỏi liên quan đến tác động điều chỉnh tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của một số Tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Điều này cũng gây áp lực đến việc điều chỉnh giá điện trong thời gian gần. Ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN đã trao đổi với phóng viên TTXVN xung quanh vấn đề này.

Ảnh minh họa. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Ảnh minh họa. (Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)

 - Xin ông cho biết việc điều chỉnh tỷ giá trong thời gian qua của Ngân hàng Nhà nước đã tác động thế nào đến tình hình sản xuất kinh doanh của EVN?

Ông Đinh Quang Tri: Vừa qua Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá, các đơn vị có liên quan đến kinh doanh ngoại tệ, hoặc vay vốn ngoại tệ đều chịu ảnh hưởng. Cụ thể có doanh nghiệp thì ảnh hưởng theo chiều hướng tốt lên và thuận lợi hơn như doanh nghiệp xuất khẩu. Ngược lại, các đơn vị nhập khẩu thì chi phí sẽ tăng lên. 
Những doanh nghiệp như EVN vay vốn bằng ngoại tệ chiếm phần lớn thì đương nhiên chênh lệch tỷ giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành và chi phí đầu tư. Cụ thể như các dự án nguồn điện thì chủ yếu vay vốn nước ngoài và chiếm đến 85% giá trị công trình. Bình quân mỗi năm EVN phải đầu tư từ 5-6 tỷ USD và khoản vay nước ngoài chiếm từ 70-80%.
Tính sơ bộ, từ đầu năm đến nay, phần chênh lệch tỷ giá của các khoản vay đến hạn phải trả là khoảng 240 tỷ đồng. Trong khi đó, tác động trực tiếp đến chi phí của EVN đó là giá khí hiện nay đang tính bằng đồng đô la Mỹ, vì vậy khi tỷ giá tăng lên thì chi phí mua điện của các nhà máy chạy khí sẽ tăng lên.
Ước tính chi phí tăng lên trong năm 2015 do chênh lêch tỷ giá dẫn đến việc giá mua điện của các nhà máy chạy khí tăng khoảng 1.800 tỷ đồng. Như vậy tổng cộng các khoản phải hạch toán ngay vào giá thành sản xuất điện trong năm 2015 này là khoảng 2.000 tỷ đồng.
Một điểm ảnh hưởng nữa là các khoản vay chưa đến hạn trả. EVN vay của các tổ chức tín dụng lớn với số lượng lớn, từ nhiều nguồn khác nhau, vay cả bằng đồng đôla Mỹ, đồng yen Nhật và đồng Euro; trong đó tỷ trọng lớn nhất là đồng đôla Mỹ. Chênh lệch tỷ giá do các khoản vay dài hạn của EVN tăng thêm do điều chỉnh tỷ giá vừa qua theo chúng tôi tính toán đến cuối năm 2015 là khoảng 10.000 tỷ đồng.
Đối với khoản chênh lệch tỷ giá 10.000 tỷ này không phải hạch toán ngay vào trong giá thành.
Theo Thông tư 179, các công trình đầu tư, sau khi quyết toán các khoản chênh lệch tỷ giá được trích, phân bổ dần trong vòng 5 năm chứ không phải đưa hết ngay vào giá thành. Đối với những khoản vay hình thành tài sản đã đưa vào sử dụng, EVN sẽ phải tính toán để báo cáo Chính phủ cho phép phân bổ dần chi phí này trong nhiều năm, tương tự chênh lệch tỷ giá như năm 2011. 
EVN đã xin phép Chính phủ cho phân bổ dần vào chi phí điện để đến năm 2015 sẽ phân bổ hết. Nếu đến ngày 31/12/2011, khoản chênh lệch tỷ giá này là 26.600 tỷ đồng, bằng nhiều biện pháp khác nhau như trích lợi nhuận, các biện pháp giảm giá thành, đến nay EVN đã giải quyết còn khoảng 4.800 tỷ đồng.
Trong thời gian tới, trước hết đối với khoản 2.000 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá năm 2015 mà phải đưa ngay vào chi phí sản xuất, EVN sẽ chỉ đạo các tổng công ty trực thuộc tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách tăng sản lượng các nhà máy điện, đặc biệt là các nhà máy thủy điện có giá thành thấp. Đồng thời yêu cầu các nhà máy phát tăng sản lượng, huy động tối đa công suất để tăng lợi nhuận bù vào.
Đối với khoản chênh lệch tỷ giá 10.000 tỷ đồng, có khoản trả trong vòng 20 năm, hoặc có những khoản vay ODA trả trong vòng 30 năm, 10 năm ân hạn thì EVN sẽ xin phép Chính phủ phân bổ dần chứ không đưa ngay vào giá thành điện.
Do vậy, tôi cho rằng không phải vì điều chỉnh tỷ giá mà EVN xin điều chỉnh giá điện. Trước hết doanh nghiệp sẽ tìm mọi biện pháp tối ưu hóa chi phí, tăng lợi nhuận từ các nhà máy có giá thành sản xuất thấp để đưa được khoản chênh lệch tỷ giá 2.000 tỷ đồng năm 2015 vào mà không bị lỗ. 
Trong năm 2015, việc xử lý tài chính của EVN sẽ không có vấn đề gì lớn, vẫn bảo đảm sản xuất kinh doanh được.
- Đối với đề xuất của TKV về việc hạch toán lại các chi phí tăng lên, EVN có ý kiến gì thưa ông?
Ông Đinh Quang Tri: Trong Thông tư 56 của Bộ Công Thương quy định khi đàm phán các hợp đồng mua bán điện với cả các nhà máy bên ngoài EVN và các nhà máy hạch toán độc lập nhưng thuộc EVN, đều theo nguyên tắc: Đối với các khoản vay ngoại tệ thì trong giá điện sẽ có công thức điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên cho đến nay thì Bộ Công Thương chưa cho phép điều chỉnh tỷ giá đối với bất kỳ doanh nghiệp, kể cả trong hay ngoài EVN. 
Vì vậy EVN sẽ phải chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Công Thương, nhưng tôi cho rằng cũng không điều chỉnh lên được mà trước tiên phải phấn đấu bù đắp chi phí bằng các hoạt động hiệu quả.
Trong trường hợp bất khả kháng, không thể xử lý được thì phải báo cáo Bộ Công Thương, Bộ Tài chính có biện pháp xử lý, cũng tương tự như EVN đã kiến nghị là không hạch toán vào chi phí ngay mà cho phép phân bổ dần, lấy lợi nhuận từ những năm sau bù vào, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không bị ảnh hưởng vì những khoản nợ này chưa đến hạn trả.
Vì có những khoản vay của EVN tới 30 năm mới phải trả. Nếu phân bổ ngay một lúc thì doanh nghiệp sẽ lỗ, còn phân bổ dần dần trong vòng 5 năm hoặc 7 năm thì doanh nghiệp vẫn chịu đựng được. Đối với các khoản chênh lệch tỷ giá chưa đến hạn trả nợ thì chưa thể gọi là lỗ ngay được.
- Vậy trước thực tế này, dư luận đang đặt câu hỏi cho EVN có đề xuất điều chỉnh giá điện trong thời gian tới hay không?
Ông Đinh Quang Tri: Vừa qua có một số báo chí đưa tin EVN đang muốn tăng giá điện. Tôi xin khẳng định là từ nay đến cuối năm, EVN không đề xuất điều chỉnh giá điện. EVN sẽ chỉ đạo các đơn vị bằng mọi biện pháp khắc phục.
Hiện nay các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế cũng đang gặp khó khăn, nếu EVN xin điều chỉnh giá điện thì các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn nữa. EVN có trách nhiệm phải giữ ổn định giá điện từ nay đến cuối năm. Sang năm, EVN vẫn phải tính toán tiếp để giữ mức ổn định càng lâu càng tốt./.
Theo Vietnam+

tin mới

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…

Dây điện chằng chịt

Dây điện chằng chịt tại vựa rau lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Huyện Quỳnh Lưu được xem là thủ phủ rau màu của tỉnh Nghệ An. Mặc dù vậy, hiện nay, việc canh tác rau nơi đây vẫn tồn tại nhiều bất cập. Một trong số đó là hệ thống điện phục vụ sản xuất rau mất an toàn, đấu nối chằng chịt, tiềm ẩn nguy hiểm trong mùa nắng nóng, mưa bão.

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị cốt lõi

(Baonghean.vn) - Trong khuôn khổ “Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam” (từ ngày 15-21/4/2024), Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức Diễn đàn quốc tế Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024 với chủ đề “Nâng tầm những giá trị cốt lõi”. 

Giá vàng

Vàng trong nước giảm nhẹ; Tỷ giá Yen Nhật bật tăng

(Baonghean.vn) - Giá vàng trong nước giảm nhẹ, vàng thế giới tăng dữ dội; Tỷ giá Yen Nhật bất ngờ bật tăng; Xăng dầu tiếp đà tăng giá; Cà phê giảm nhẹ, vẫn đang ở mức trên 122.000 đồng/kg, là những thông tin thị trường cập nhật trong sáng 20/4.