Lao động Việt Nam trước tác động của TPP

(Baonghean) - Sự tham gia các hiệp định FTA, nhất là TPP sẽ tác động mạnh tới tất cả các hoạt động kinh tế, các doanh nghiệp và người lao động (LĐ) Việt Nam. Trong đó, bên cạnh cơ hội mới về việc làm, lao động Việt Nam sẽ đứng trước thách thức lớn...

Thực tế lao động Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, đến 1/10/2015, lực lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên của cả nước ước tính là 54,3 triệu người, trong đó, nam 28,1 triệu người, chiếm 51,77% và nữ 26,2 triệu người, chiếm 48,2%; khu vực thành thị là 16,9 triệu người, chiếm 31%; khu vực nông thôn là 37,5 triệu người, chiếm 68,9%.
Công nhân làm việc tại Nhà máy may Namsung Vina - Cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ (Diễn Châu). 	Ảnh: Hữu Nghĩa
Công nhân làm việc tại Nhà máy may Namsung Vina - Cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ (Diễn Châu). Ảnh: Hữu Nghĩa
Với khoảng 20% đã qua đào tạo, LLLĐ trong độ tuổi  lao động (LĐ) tại thời điểm trên là 47,8 triệu người, nam chiếm 549% và nữ chiếm 46%; khu vực thành thị chiếm 32,2%; khu vực nông thôn chiếm 67,81%. LĐ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong 9 tháng năm 2015 ước tính là 52,7 triệu người, trong đó ngành nông - lâm nghiệp và thủy sản là 23,35 triệu người, chiếm 44%; ngành công nghiệp và xây dựng là 11,8 triệu người, chiếm 22,5%; ngành dịch vụ là 17,52 triệu người, tăng 590 nghìn người, chiếm 33%. 
Trong 9 tháng đầu năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của LĐ trong độ tuổi ước tính là 2,36%, trong đó khu vực thành thị là 3,42% và khu vực nông thôn là 1,86%. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) ước tính là 6,74%, trong đó, khu vực thành thị là 11,5% và  khu vực nông thôn là 5%. 
Mặc dù nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng, có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động lớn và tỷ lệ thất nghiệp thấp, nhưng lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp (việc làm tự do, không có bảo hiểm xã hội) lại khá cao. Ước tính quý III/2015, tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp của cả nước chiếm 56,4% tổng số lao động có việc làm khu vực phi hộ nông nghiệp, trong đó tỷ lệ lao động có việc làm phi chính thức phi hộ nông nghiệp khu vực thành thị là 47,1%; khu vực nông thôn là 64,5%. 
Thu nhập của người lao động nước ta nhìn chung còn thấp; lương tối thiểu mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu tối thiểu và khoảng 80% lao động Việt Nam không có tích lũy hoặc chỉ có mức tích lũy dưới 2 triệu đồng/người/tháng. Tính chung 9 tháng năm 2015, cả nước có 227,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 938,7 nghìn lượt nhân khẩu thiếu đói, giảm 27,3%. 
TPP - cơ hội và thách thức của lao động Việt Nam
Việc các nước thành viên các FTA, nhất là TPP, phải thực thi các nguyên tắc và quyền cơ bản tại nơi làm việc, cũng như thực hiện quyền của người LĐ, các tổ chức xã hội dân sự, tiêu chuẩn  LĐ, tự do hiệp hội - công đoàn, đặc biệt là về những điều kiện tối thiểu: an toàn vệ sinh LĐ, tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi,... theo tuyên bố năm 1998 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO - mà Việt Nam là thành viên), sẽ giúp nâng cao điều kiện làm việc, tái sản xuất sức LĐ và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực. Người LĐ sẽ có cơ hội cải thiện các quyền lợi hợp pháp của mình cả về thu nhập tối thiểu, môi trường làm việc và môi trường sống, cũng như về hiệp hội và công đoàn, kể cả tìm kiếm cơ hội việc làm mới trong nước hoặc ở các nước thành viên TPP.
Giờ thực hành của sinh viên Khoa Điện tử Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh. 	 	Ảnh: Phan Toàn
Giờ thực hành của sinh viên Khoa Điện tử Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh. Ảnh: Phan Toàn
Thách thức đối với LĐ Việt Nam cũng không nhỏ, nhất là về nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tay nghề cao và vốn văn hóa việc làm trong môi trường quốc tế cao; tinh thần liên kết và cạnh tranh gắn với các nhóm LĐ đặc thù (trong đó có LĐ trong khu vực phi chính thức) và lợi ích xã hội khác nhau. Bên cạnh đó, áp lực cạnh tranh cao có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp do tình trạng giảm bớt nhân công, nhất là LĐ phổ thông để tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất LĐ nhờ đổi mới kỹ thuật và quản trị, cũng như do doanh nghiệp kém sức cạnh tranh, buộc phá sản.
Những tranh chấp giữa người LĐ với các chủ sử dụng LĐ khu vực tư nhân và nước ngoài cũng có thể tăng gắn với hệ quả phá sản, tái cơ cấu kinh tế hoặc vi phạm điều kiện hợp đồng LĐ và điều kiện LĐ. Tuân thủ để tránh bị điều tra, bị kiện và bị phạt, cũng như  áp lực cạnh tranh nhằm nâng cao các yêu cầu tối thiểu về an toàn LĐ, tiền lương, giờ làm việc, vệ sinh LĐ, cấm LĐ cưỡng bức, cấm LĐ trẻ em, cùng cơ chế giám sát và chế tài đặt ra trong các FTA, nhất là TPP,… sẽ tạo ra không ít thách thức về chi phí cho doanh nghiệp và  chi phí phát triển văn hóa doanh nghiệp, nhất là khi tham gia vào các chuỗi cung ứng xuất khẩu khu vực và quốc tế. 
Xu thế chuyển dịch LĐ giữa các nước thành viên vừa tạo cơ hội tìm kiếm việc làm mới, vừa gia tăng áp lực cho ngành Giáo dục - Đào tạo và tự nâng cao trình độ để tìm kiếm và giữ cơ hội việc làm của người LĐ, nhất là LĐ trẻ. Phát triển thị trường LĐ có tổ chức, chất lượng cao đang và sẽ ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc và công cụ đắc lực để hỗ trợ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng, lực lượng LĐ Việt Nam nói chung trong bối cảnh đó.
Đào tạo nghề ở trường Cao đẳng nghề Việt Hàn
Đào tạo nghề ở trường Cao đẳng nghề Việt Hàn
Tuy nhiên, trên hết vẫn là kỳ vọng lớn lao rằng tham gia và thực thi TPP sẽ giúp Việt Nam và các thành viên thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ những công việc được trả lương cao hơn, cải thiện sức sáng tạo, năng suất, sức cạnh tranh, tăng mức sống, giảm đói nghèo, cải thiện tính minh bạch trong điều hành, bảo vệ môi trường và người LĐ, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, thúc đẩy đổi mới và có lợi cho người dân trên khắp khu vực châu Á  - Thái Bình Dương.
Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong
Theo thống kê, Nghệ An hiện có 6 trường đại học, 6 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp chuyên nghiệp, 61 cơ sở đào tạo nghề. Mỗi năm đào tạo khoảng 19.000 - 20.000 sinh viên, trong đó số sinh viên ra trường chưa có việc làm hiện khoảng 20.000 người. Về đào tạo nghề tiểu thủ công nghiệp, bình quân mỗi năm Nghệ An đào tạo trên 8.312 người/năm, trong đó trình độ trung cấp nghề 1.347 người, trình độ sơ cấp nghề 56.833 người. Có 50.797/58.180 người được đào tạo có việc làm sau học nghề. 
Sẽ có những vấn đề đặt ra đối với lao động Nghệ An khi hội nhập TPP bởi lao động Nghệ An vẫn còn những hạn chế, nhất là khả năng về ngoại ngữ và nhu cầu về đào tạo lao động kỹ thuật có trình độ cao.

tin mới

Tỷ lệ che phủ rừng Nghệ An đạt 58,33%. Ảnh: tư liệu

Tỷ lệ che phủ rừng của Nghệ An đạt gần 60%

(Baonghean.vn) -Năm 2023, ngành lâm nghiệp Nghệ An gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp chỉ đạo, bám sát chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, ngành lâm nghiệp đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

Nghệ An: Kết quả giải ngân đầu tư công quý I/2024 cao hơn cùng kỳ

(Baonghean.vn) - Tỷ lệ giải ngân đầu tư công quý I/2024 của Nghệ An cao hơn so với cùng kỳ, đạt trên 12%. Để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, Tổ công tác của UBND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc trực tiếp với chủ đầu tư các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp để đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

Kho Bạc Nhà nước Nghệ An tập trung giải ngân vốn đầu tư công

(Baonghean.vn) - Năm 2024 là năm bản lề, có ý nghĩa quan trọng để hoàn thành các mục tiêu của năm 2025 và các kế hoạch trung hạn đã được đề ra, nên ngay từ đầu năm 2024, Lãnh đạo Kho bạc Nhà nước Nghệ An đã tích cực triển khai các phương án nhằm nâng cao tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư.

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

Nhà sáng lập Ecopark chính thức ra mắt trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những con phố có các thương hiệu giáo dục trong nước, quốc tế, hệ thống trường học, thư viện,… cùng công viên chủ đề lần đầu tiên tại Nghệ An rộng 15.000m2, The Campus được nhà sáng lập Ecopark phát triển để trở thành trung tâm giáo dục, giải trí, sáng tạo lớn nhất Nghệ An.

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

Giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại

(Baonghean.vn) -Theo thống kê, chỉ trong 1 tuần (18/3-24/3), giá vàng trong nước đã giảm đến trên 1 triệu đồng/lượng. Đóng cửa phiên giao dịch trong tuần, hôm nay (24/3), giá vàng tăng nhẹ, cùng với nhiều yếu tố đã đẩy giao dịch vàng ở Nghệ An sôi động trở lại.