Mua danh ba vạn bán danh ba hào

(Baonghean.vn) - Vinalines đang tiến hành thủ tục thanh lý Ụ nổi 83M với giá “tậu” trước đây là 462 tỷ và giá bán khởi điểm dự kiến là 34,85 tỷ. Với một phép trừ giản đơn nhất thì chỉ cần một học sinh tiểu học cũng có thể tính ra ít nhất 427,15 tỷ đồng của nhân dân bị mất trắng! Tuy nhiên sự việc không dừng lại ở đó bởi các chuyên gia trong ngành, am hiểu về thị trường thì cho rằng 34,85 tỷ là giá cho Vinalines đang… nằm mơ!.

Ụ nổi  Vinaline
Ụ nổi 83M

Lý giải cho điều này người ta cho rằng, không ai dại dột đến mức bỏ một đống tiền đi rước cái của nợ vô dụng ấy về làm gì cả trong lúc “sứ mệnh thiêng liêng” của nó, giá trị đích thực của cái vật dụng bằng sắt có tuổi đời hơn 50 năm ấy chỉ gói gọn trong đúng hai chữ “sắt vụn”. Thậm chí ông Lê Hoàng Hiếu - Giám đốc Công Ty TNHH Các Thịnh Xanh, người chuyên thu mua các loại phế liệu với số lượng lớn, sau khi tính toán đã “đố Vinalines bán được trên 1 tỷ đồng”! Giá trị sổ sách của nó hiện đã lên tới 500 tỷ đồng, ấy mà “thương lái” chỉ đánh giá có 1 tỷ, vì “thép nguyên khối thế này chỉ 2000 đồng/1 kg”. Xót quá!

Câu chuyện về cái Ụ nổi 83M từ mấy năm trước bỗng nhiên nóng trở lại. Như chúng ta đã biết, Ụ nổi 83M được "khai sinh" bởi MHI tức Mitsubishi Heavy Industries. Vào năm 1965, MHI đã đóng cho Liên Xô chiếc ụ nổi 25.000 tấn tại Yokohama.  Báo cáo có dẫn chứng hồ sơ nguyên gốc của MHI cho biết 83M là số chế tạo của ụ nổi. Kích thước trong lòng ụ là: dài 171 mét x 30 mét đủ để nhận những con tàu dài 180 mét, rộng 28 mét với mớn nước 7 mét. Như quả chanh vắt kiệt nước, sau 40 năm hoạt động ụ nổi 83M này bị hưng hỏng nhiều và chính thức bị cục đăng kiểm Nga khai tử vào năm 2006. Khi nó đã chết, khi người ta vứt hẳn ra thì mình lại cử đoàn chuyên gia sang nghiên cứu theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa và trình phương án ngước về! Thậm chí từ ngày 2 đến ngày 5/8/2007, đoàn khảo sát với những thành phần cộm cán không thèm tiến hành làm việc với đại diện Nhà máy Nakhodka mà chỉ tiếp xúc, giao dịch với Giám đốc Công ty… môi giới!

Cơ quan điều tra xác định, trong thời gian từ đầu năm 2007 đến hết năm 2008, thông qua việc mua ụ nổi 83M với Công ty AP – Singapore,  Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm đã không thực hiện theo quy định của Nhà nước, làm trái các quy định của pháp luật về đầu tư, đấu thầu, điều kiện nhập khẩu tàu biển, quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại… Hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 366.930.032.432 đồng.

Việc vi phạm pháp luật đã được điều tra kết luận, kẻ có tội cũng đã ra trước vành móng ngựa, tuy nhiên hậu quả về kinh tế của nó thì vẫn sờ sờ ra đó. Bỏ một lượng tiền khổng lồ để rước về một đống sắn vụn không hơn không kém, hàng tháng mất cả trăm triệu đồng canh giữ trong lúc nó vừa bị xuống cấp thêm lại vừa gây ô nhiễm môi trường.

Vừa qua trao đổi với báo chí, ông Trần Tuấn Hải - Trưởng ban Chiến lược phát triển và Truyền thông, TCty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) - cho biết về việc thanh lý ụ nổi 83M, TCty đã báo cáo và nhận được sự chấp thuận của Bộ GTVT. Về trình tự thanh lý, Vinalines sẽ bán dưới hình thức đấu giá tài sản công khai và bán nguyên trạng. Hiện Vinalines đang làm các thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật và đã hoàn tất việc thuê thẩm định giá. Vinalines chốt giá khởi điểm 34,85 tỉ đồng và sẽ đấu giá dựa trên mức giá sàn này.Trước những thông tin cho rằng ụ nổi này hiện chỉ có trị giá khoảng 1 tỉ đồng và chi phí tháo dỡ có thể còn cao hơn giá bán, đại diện Vinalines khẳng định đang thương thảo để thuê một đơn vị tư vấn bán đấu giá và dự kiến sẽ tiến hành đấu giá vào giữa tháng 5/2016.

Rõ ràng khối sắt vụn mang danh ụ nổi này buộc phải “đi” trong thời gian không xa. Gần 10 năm trời, nó dường như trở thành biểu tượng của sự lãng phí trong việc sử dụng vốn của một số tập đoàn tổng công ty nhà nước. Chúng ta đã mất quá nhiều từ nó, mất tiền, mất cán bộ, mất lòng tin nhân dân và mất cả uy tín trong thương mại quốc tế. Có lẽ thứ duy nhất mà chúng ta nhận được từ vụ việc này là những bài học về sự buông lỏng quản lý. Cha ông có câu rằng, “Mua danh ba vạn, bán danh ba đồng” có lẽ đúng với trường hợp như "ông lớn" Vinalines.

                                                                           Nguyễn Khắc An

tin mới

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

Nghệ An trồng thử nghiệm giống sắn mới kháng bệnh khảm lá

(Baonghean.vn) - Trong những năm gần đây, bệnh khảm lá sắn bùng phát và lan ra diện rộng khiến năng suất, chất lượng sắn giảm sút, người dân thất thu và nhà máy thì “đói nguyên liệu”. Hiện giải pháp tìm giống sắn mới kháng bệnh thay thế đang được triển khai ở các địa phương trong tỉnh.

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.