Nâng chất lượng nước sạch vùng phụ cận Vinh

(Baonghean) - Mặc dù gần nhà máy nước nhưng nhiều hộ dân ở huyện Hưng Nguyên và một số xã ven thành phố Vinh cũng vậy. Mùa hè đến, người dân đều mong Công ty cấp nước có những giải pháp đảm bảo chất lượng và nguồn cung về nước đáp ứng yêu cầu.
Nhiều hộ dân, tập thể chưa được dùng nước sạch 
Ông Lê Thanh Hưng ở xóm 4A, xã Hưng Đạo (Hưng Nguyên) cho biết: Hiện nay gia đình ông và nhiều người dân Hưng Đạo vẫn chưa được dùng nước máy. Nguồn nước sinh hoạt hàng ngày của hàng ngàn hộ dân nơi đây vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào nước giếng khoan, một số hộ có điều kiện thì đầu tư xây dựng bể lấy nước mưa. Nhưng lượng nước mưa dự trữ của mỗi gia đình cũng không được nhiều, nên người dân chủ yếu  dành để đun nước uống và nấu cơm, canh. Các sinh hoạt từ tắm rửa, giặt giũ đều sử dụng nước giếng khoan.
Tuy nhiên, nước giếng khoan bơm lên thường có màu vàng đục, quần áo sáng màu chỉ giặt vài lần là bị ố. “Các con tôi phải đưa áo quần lên xã Nam Giang (Nam Đàn) để giặt nhờ nước máy của nhà ông bà ngoại. Nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo, nên người dân chúng tôi rất nóng lòng mong sớm có nước máy để dùng chứ nước mưa bây giờ không khí ô nhiễm cũng sợ lắm” - ông Hưng nói thêm.
Nước giếng khoan của gia đình ông Võ Đức Linh ở khối 5, thị trấn Hưng Nguyên có váng màu vàng, phải lọc qua bể cát sỏi mới dùng để tắm rửa được. Ảnh: P.V
Nước giếng khoan của gia đình ông Võ Đức Linh ở khối 5, thị trấn Hưng Nguyên có váng màu vàng, phải lọc qua bể cát sỏi mới dùng để tắm rửa được. Ảnh: P.V
Chỉ cách Nhà máy nước Hưng Nguyên khoảng 1 km nhưng gia đình  ông Võ Huy Hạnh ở khối 5, thị trấn Hưng Nguyên  vẫn phải sử dụng nước mưa và nước giếng vì chưa có nước máy. Tháng 5 này, gia đình ông  phải xách can nhựa đi xin nước máy về dùng, bể cạn, nước  giếng khoan chỉ dùng để rửa. Hiện nay, thị trấn Hưng Nguyên còn hơn 200 hộ vẫn phải sử dụng nước giếng khoan và nước mưa vì chưa có nước máy như hộ ông Hạnh.
Ông Võ Đức Linh - Khối trưởng khối 5, thị trấn Hưng Nguyên cho biết: “Người dân ở đây chủ yếu sử dụng nước giếng khoan và nước mưa. Cách đây 20 năm, thị trấn có đề án bắt nước sạch nhưng thời điểm đó điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn. Cả xóm hơn 100 hộ thì chỉ có 20 - 30 hộ đăng ký, nên nhà máy không kéo đường ống về. Thời gian gần đây, thấy Nhà máy nước Hưng Nguyên thông báo đã kéo đường ống cấp 1 về đến xóm, sắp tới sẽ bắc đường ống cấp 3 - 4, dân chúng tôi phấn khởi đăng ký và cam kết sẵn sàng tham gia ngày công đào lấp đường ống. Nhu cầu nước sạch bây giờ bức thiết lắm nên nhân dân sẵn sàng đầu tư”, ông Linh cho biết.
Trường Trung cấp nghề Việt Anh (thành phố Vinh) hiện đang đào tạo cả sinh viên lẫn bậc học mầm non với hơn 200 cháu học các lớp từ nhà trẻ đến mầm non 5 tuổi. Hàng ngày, các cháu mầm non ăn uống sinh hoạt tại trường, nhu cầu nước sạch tiêu thụ khá lớn. Thêm vào đó, trường còn có bể bơi diện tích 400m2, với dung tích chứa 400m3 nước. Hàng ngày tiêu thụ khối lượng nước khá lớn nên bình quân mỗi tháng Trường Trung cấp nghề Việt Anh phải chi trả từ 12 - 18 triệu đồng tiền nước sạch, tùy vào từng mùa. “Nước ở trường, chúng tôi sử dụng chủ yếu phục vụ các cháu trường mẫu giáo và bể bơi nên chúng tôi luôn quan tâm đến chất lượng nước. Mong rằng chất lượng nước ổn định để các cháu sinh hoạt và tắm được đảm bảo”, thầy Phan Huy Hoàng - Hiệu trưởng Trường trung cấp nghề Việt Anh trao đổi.
Cần tăng cường giải pháp cung cấp nước
Công ty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An hiện quản lý 13 nhà máy, hệ thống cấp nước trên địa bàn tỉnh với tổng công suất 94.600 m3/ngày. Nhờ đầu tư hệ thống cấp nước hiện đại, công suất lớn, đơn vị đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụng nước sạch của khách hàng. Hiện nay, Công ty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An có 100.294 khách hàng sử dụng nước sạch, trong đó khách hàng thành phố Vinh và vùng phụ cận chiếm số lượng lớn.
Thành phố Vinh và vùng phụ cận hiện có các nhà máy cấp nước: Nhà máy nước Hưng Vĩnh công suất 60.000 m3/ngày đêm phục vụ cấp nước cho khu vực nội thành của thành phố Vinh. Nhà máy nước Cầu Bạch công suất thiết kế 20.000 m3/ngày đêm (công suất khai thác 18.000 m3/ngày đêm) phục vụ cấp nước cho thành phố Vinh và vùng phụ cận. Nguồn nước thô lấy từ sông Đào thông qua Trạm bơm Cầu Bạch. Đối với huyện Hưng Nguyên có Nhà máy nước Hưng Nguyên, công suất 600 m3/ngày đêm phục vụ cấp nước cho thị trấn Hưng Nguyên và vùng phụ cận. 
Hệ thống xử lý nước ở Nhà máy nước Cầu Bạch. Anh C.L
Hệ thống xử lý nước ở Nhà máy nước Cầu Bạch. Anh C.L
Xí nghiệp Cấp nước vùng phụ cận thành phố Vinh được thành lập từ tháng 4/2014 sau khi dự án ODA Phần Lan hoàn thành và đưa vào khai thác, cấp nước cho khu vực phụ cận từ xã Nam Giang, Kim Liên (huyện Nam Đàn) đến nhiều xã của huyện Nghi Lộc và xã Hưng Tây (huyện Hưng Nguyên), đồng thời cung cấp một phần nước sạch cho khu vực thành phố Vinh. Từ đó đến nay, xí nghiệp đã phát triển và đấu nối phục vụ cung cấp nước sạch cho hơn 13.600 hộ khách hàng.
Đối với huyện Hưng Nguyên, được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1997, trước đây công suất nhà máy nước của Trung tâm cấp nước sạch Hưng Nguyên chỉ đạt 600 m3/ngày đêm, phục vụ nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho khoảng 3.000 hộ dân thuộc thị trấn Hưng Nguyên và xã Hưng Chính (TP.Vinh), hiện không đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đến năm 2013,  hệ thống đầu mối nhà máy nước công suất 5.000 m3/ngày đêm hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng mãi đến tháng 4 năm 2016 mới hoàn thành, bàn giao hệ thống đường ống cấp 1.
Ông Trần Văn Thắng - Giám đốc Trung tâm cấp nước Hưng Nguyên cho biết:  “Hiện tại mạng cấp 1 đã về tận xóm. Hiện nay 50% số xóm của xã Hưng Mỹ đang tiếp tục đầu tư lắp đặt mạng cấp 3 - 4. Do nguồn kinh phí còn khó khăn nên hiện nay đang phải thực hiện xã hội hóa, vận động người dân tham gia công lao động đào lấp đường ống và đầu tư chi phí mua cụm đồng hồ và hệ thống đường ống sau đồng hồ, với mức bình quân từ 1,5 - 1,6 triệu đồng/hộ. Với công suất hiện tại, nhà máy nước của Trung tâm cấp nước sạch Hưng Nguyên đủ khả năng để cung cấp nước cho 7.000 - 10.000 hộ. Hiện tại mới chỉ có 3.000 hộ sử dụng nước sạch của nhà máy. Bình quân mỗi ngày đêm mới chỉ tiêu thụ hết 1.000m3 nước, bằng 1/5 công suất nhà máy. 
Vận hành dây chuyền sản xuất ở Nhà máy nước Nam Giang (Nam Đàn). Ảnh: Hoàng vĩnh
Vận hành dây chuyền sản xuất ở Nhà máy nước Nam Giang (Nam Đàn). Ảnh: Hoàng vĩnh
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Công ty TNHH MTV Cấp nước Nghệ An cho biết: Để đảm bảo tốt hơn nhu cầu của khách hàng vùng Vinh và phụ cận, chúng tôi đã có các giải pháp: Lấy 100% nguồn nước thô sông Lam từ Công ty CP Cấp nước sông Lam, đảm bảo an toàn, ổn định về xử lý.
Thường xuyên kiểm tra, duy tu, bảo dưỡng máy móc, thiết bị để đảm bảo cấp nước liên tục; phân vùng, tách mạng, triển khai đầu tư mạng đường ống cấp 2, cấp 3 và đẩy nhanh đấu nối khách hàng từ xã Nam Giang, Kim Liên (huyện Nam Đàn) cho đến xóm 8, xóm 9, xã Nghi Xá (huyện Nghi Lộc). Công ty thường xuyên duy trì áp lực trên  mạng, cấp nước ổn định 24/24h, đảm bảo chất lượng nước phục vụ cho khu vực phụ cận và khu vực thành phố Vinh.
Thời tiết năm 2016 được dự báo sẽ diễn biến phức tạp, hạn hán nặng do biến đổi khí hậu. Trước tình hình đó, công ty đã chủ động quản lý và vận hành hệ thống linh hoạt, khoa học để đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục. Công ty cũng mong khách hàng sử dụng nước hợp lý và hợp tác tốt với đơn vị để công ty ngày càng thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.
Nhóm phóng viên

tin mới

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

Khoai mài, chuối sáp miền Nam 'bén duyên' trên đất Anh Sơn

(Baonghean.vn) - Từ sự năng động của lãnh đạo UBND, Hội Phụ nữ xã Thành Sơn (Anh Sơn) xây dựng mô hình chuyển đổi cây trồng, đưa giống cây củ mài và chuối sáp từ miền Nam về trồng tại xã Thành Sơn. Qua 1 năm thử nghiệm, mô hình mang lại thu nhập cao, người dân phấn khởi tiếp tục sản xuất.

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

Nghệ An sẽ có khoảng 4.200 ha lúa thiếu nước trong sản xuất vụ hè thu - mùa

(Baonghean.vn) - Theo tính toán dựa trên dự báo thời tiết và nguồn nước hiện tại, vụ hè thu - mùa 2024, Nghệ An có trên 4.200 ha lúa có nguy cơ hạn hán, thiếu nước tưới. Chủ động giải pháp chống hạn là nội dung ngành Nông nghiệp và các địa phương cần tập trung thực hiện ngay từ đầu vụ sản xuất.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thuỷ lợi

(Baonghean.vn) - Ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực thu hút các nguồn vốn đầu tư vào hệ thống thuỷ lợi, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp hiện đại, thích ứng biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

Mực nháy

Du khách chen chân mua đặc sản mực nháy tại phố biển Cửa Lò

(Baonghean.vn) - Mực nháy là đặc sản nức tiếng tại phố biển Cửa Lò mà bất cứ du khách nào khi trở về cũng đều muốn thưởng thức. Vào mỗi đêm, ánh đèn của tiểu thương hoà lẫn vào ánh đèn đô thị khiến khu chợ mực nháy sáng bừng, tiếng nói cười râm ran cả một vùng...

Xuân Hoàng

Du lịch Tân Kỳ cần cú hích từ giao thông

(Baonghean.vn) - Huyện Tân Kỳ có tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng và sinh thái, danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, hiện nay một số tuyến đường giao thông chính trên địa bàn xuống cấp, hoặc có điểm du lịch như cây sanh nghìn tuổi ở xã Giai Xuân chưa được đầu tư làm đường nên dần bị lãng quên.